Main » 2009»Tháng Bảy»3 » Vì sao Việt Nam chưa muốn quốc tế hoá việc chống tham nhũng?
5:57 AM
Vì sao Việt Nam chưa muốn quốc tế hoá việc chống tham nhũng?
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-07-02
Hôm
30 tháng 6, nhiều cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ loan báo, một doanh
nhân Mỹ đã nhìn nhận hối lộ các viên chức chính quyền tại Việt Nam.
Photo: RFA
Giao diện Tiếng Việt trang web của hãng Nexus Technology, trụ sở chính tại tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ.
Ông Jopseph
Lukas, người thay mặt hãng Nexus Technology, có trụ sở đặt
tại tiểu bang New Jersey, giám sát việc thảo luận
và thực hiện các hợp đồng
cung cấp những thiết bị
vẽ bản đồ dưới
nước, phụ tùng trực thăng, phụ tùng của các hệ
thống viễn thông... cho Việt Nam, vừa nhìn nhận đã hối lộ
các viên chức chính quyền tại Việt
Nam.
Ông Jopseph Lucas bị
xem là đã vi phạm một đạo luật
được ban hành nhằm chống các hành vi tham nhũng ở nước
ngoài. Theo đạo luật này, dù hành vi đưa hối lộ
được thực hiện bên ngoài biên giới
Hoa Kỳ và kẻ nhận hối lộ
không phải là các viên chức Hoa Kỳ, người đưa hối
lộ vẫn có thể bị
phạt đến 10 năm tù.
Hiện
có một số văn kiện pháp lý nhằm
quốc tế hoá các nỗ lực chống
tham nhũng nhưng những văn kiện này lại chưa
có hiệu lực thi hành ở Việt Nam.
Cũng do vậy,
Việt Nam vẫn “án binh bất động” trước
những vụ đưa và nhận
hối lộ có liên quan giữa các viên chức của mình với
một số doanh nhân, công ty, tập đoàn của nước ngoài.
Vì sao đã xác định
tham nhũng là quốc nạn nhưng Việt
Nam không phê chuẩn các
thỏa ước quốc tế
về chống tham nhũng mà mình đã ký kết?
Hối
lộ quan chức VN
Trong vài năm gần
đây, đã có khá nhiều
doanh nhân, tập đoàn,
công ty nước ngoài bị chính quyền của họ
khởi tố, truy tố, rồi bị
kết án vì đưa hối lộ
cho các viên chức Việt Nam như ông Jopseph Lucas.
Vụ gần nhất liên quan đến
Securency – một doanh
nghiệp có 50% vốn thuộc quyền
sở hữu của Qũy Dự
trữ Liên bang Úc, chuyên
in tiền polymer. Hồi cuối tháng 6, Cục
Cảnh sát Liên bang Úc
loan báo bắt đầu mở rộng
điều tra vụ Securency đưa hối lộ
để có thể thắng các hợp
đồng in tiền polymer ở một số
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bước đầu, người ta xác định,
sau khi thắng hợp đồng in tiền
polymer cho Việt Nam hồi 2002, Securency đã trả cho BankTek – một công ty do ông Lê Đức Minh điều hành, khoản phí “phiên dịch” lên tới 10 triệu USD.
Ông Lê Đức
Minh là ai mà được
Securency chọn để “phiên dịch” với khoản
phí cao đến mức khó tin như vậy? Theo báo chí Úc, ông Lê Đức Minh là con trai ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam vào thời điểm Securency được
chọn để in tiền polymer.
Trước
vụ Securency, hồi đầu tháng 8 năm ngoái, bốn doanh nhân giữ
vai trò điều hành tập đoàn Pacific Consultans
International (gọi tắt là PCI) của Nhật đã bị
khởi tố và tạm giam, sau đó bị
kết án vì đưa hối lộ
cho các viên chức Việt Nam để được
chọn làm nhà thầu thực hiện
một số dự án tư
vấn một số công trình giao thông quan trọng tại TP.HCM.
Xa hơn
nữa, năm 2006, một số người
điều hành tập đoàn Siemens của Đức cũng đã bị
khởi tố vì đưa hối
lộ khoảng ba triệu Euro cho các viên chức Việt Nam để
được chọn làm nhà cung cấp thiết bị
viễn thông cho Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Im lặng…
Việt
Nam phản ứng như thế
nào trước các vụ đưa hối
lộ đã kể? Thái độ mà người ta thường
thấy từ phía Việt Nam là im lặng, kể cả
khi cơ quan điều tra của những
quốc gia khác đã xác định được đối
tượng đưa hối lộ
và yêu cầu Việt Nam “hỗ trợ tư
pháp quốc tế về hình sự”
nhằm xác định và trừng phạt kẻ
đã nhận hối lộ.
Sự im
lặng của Việt Nam không khó hiểu
bằng việc Việt Nam chần
chừ chưa phê chuẩn các thỏa ước quốc
tế liên quan đến nỗ lực
chống tham nhũng trên
toàn cầu.
Vào tháng 12 năm 2003, tại
Merida, Mexico, đại diện chính quyền Việt Nam đã ký kết
thỏa thuận tham gia Công ước Chống tham nhũng của
Liên Hiệp Quốc (gọi tắt
là UNCAC).
Tuy nhiên, đến
nay, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn
công ước quốc tế này.
Hồi
trung tuần tháng tám, ông
Dương Trung Quốc, một đại
biểu quốc hội, trả
lời đài chúng tôi về hiệu lực
của các thỏa ước chống
tham nhũng có tính chất
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết:
“Tôi nghĩ rằng,
về
nguyên tắc mà nói, chưa thông qua Quốc
hội
thì chưa
có hiệu
lực,
nhất
là công ước quốc tế. Cũng như
việc
vào WTO thôi, có thể ký cuối năm trước
nhưng
mà sau đó Quốc hội phải thông qua.”
Thỉnh
thoảng, chính quyền Việt Nam lại
giải thích rằng, sở dĩ Việt
Nam chưa phê chuẩn các thỏa ước đã kể
là vì “cần thời gian để sửa đổi
các văn bản pháp quy cho
phù hợp với luật pháp quốc
tế”.
Trước
tình trạng tham nhũng ở Việt Nam càng ngày càng trầm trọng,
cộng đồng quốc tế
đã nhiều lần thúc giục Việt Nam phê chuẩn
công ước này, kể cả giúp đỡ
về nhân lực và tài chính nhằm đẩy nhanh tiến
trình phê chuẩn.
Chính phủ Việt Nam cần
nỗ
lực
hơn
nữa
để
chống
lại
nạn
tham nhũng. Tham nhũng ảnh hưởng đến
người
nghèo, sự phát triển kinh tế
xã hội
và cũng ảnh hưởng tới tất
cả
tiến
bộ
về
kinh tế-xã
hội
của
Việt
Nam.
Bà Charlotte Laursen, Phó Đại sứ Đan Mạch
tại VN
Lý do chần
chừ?
Vào tháng 8 năm 2006, chính phủ
Đan Mạch đã tài trợ để Việt
Nam tổ chức một hội
thảo nhằm thúc đẩy việc phê chuẩn
UNCAC. Tại hội thảo này, bà Charlotte Laursen, Phó Đại sứ Đan Mạch
tại Việt Nam, khẳng định:
“Việc
Việt
Nam phê chuẩn Công ước chống tham nhũng của
Liên Hiệp
Quốc
sẽ
tạo
ra một
thông điệp đối với cộng
đồng
quốc
tế,
thể
hiện
cam kết
mạnh
mẽ
của
chính phủ Việt Nam trong việc
chống
lại
nạn
tham nhũng trên mọi lĩnh vực”.
Bà Charlotte Laursen khuyên: “Chính phủ Việt Nam cần
nỗ
lực
hơn
nữa
để
chống
lại
nạn
tham nhũng. Tham nhũng ảnh hưởng đến
người
nghèo, sự phát triển kinh tế
xã hội
và cũng ảnh hưởng tới tất
cả
tiến
bộ
về
kinh tế-xã
hội
của
Việt
Nam. Chống
tham nhũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt
Nam, làm cho khu vực kinh tế
công trở
nên hiệu
quả
hơn
và nâng cao khả năng cạnh tranh của
Việt
Nam”.
Thế nhưng sau hội thảo kể
trên, Việt Nam vẫn không phê chuẩn UNCAC. Theo dõi thái độ của Việt
Nam đối với các nỗ lực
chống tham nhũng quốc tế, người
ta thấy Việt Nam chỉ chủ động
đề cập đến việc
phê chuẩn UNCAC vào những thời điểm
nhạy cảm.
Chẳng
hạn hồi tháng 2 năm 2008, sau khi
Liên Hiệp Quốc tổ chức
một hội nghị chống
tham nhũng ở Indonesia,
ông Mai Quốc Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tuyên bố sẽ trình Chính phủ
xem xét UNCAC trong qúy 1 năm 2008.
Hoặc
cuối năm ngoái, sau khi
chuyện tập đoàn PCI của Nhật đưa
hối lộ cho viên chức Việt Nam trở
thành một scandal và
chính phủ Nhật dọa cắt
viện trợ.
Đến
nay, UNCAC vẫn chưa có hiệu lực
tại Việt Nam vì nó vẫn chưa được
phê chuẩn dù rằng Việt Nam là quốc
gia xếp thứ 23 trong số 140 quốc gia đã ký kết,hứa
tham gia UNCAC.
Về nguyên tắc,
Việt
Nam đã hội nhập vào nền
kinh tế
thế
giới
và tích cực tham gia vào Liên Hiệp Quốc
thì việc
phê chuẩn
các công ước như vậy sớm
muộncũng sẽ diễn ra.
TS Lê Đăng Doanh
Năm ngoái, sau vụ
PCI, trả lời đài chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định về
việc Việt Nam chưa phê chuẩn các công ước chống tham nhũng:
“Tôi không được
biết
về
chi tiết
nhưng
tôi nghĩ có thể sẽ có một số
dè dặt
từ
một
phía, của
một
số
người
nào đó về mức độ cam kết
đó. Nhưng
tôi nghĩ rằng, về nguyên tắc,
Việt
Nam đã hội nhập vào nền
kinh tế
thế
giới
và tích cực tham gia vào Liên Hiệp Quốc
thì việc
phê chuẩn
các công ước như vậy sớm
muộncũng sẽ diễn ra.”
Nội
dung của UNCAC bao gồm những gì khiến
Việt Nam dè dặt? Công ước Chống tham nhũng của
Liên Hiệp Quốc xác định mục
tiêu chính là “Phát triển
các thể chế quốc gia nhằm
ngăn chặn những hành vi tham nhũng và tiến hành xét xử những người
vi phạm. Hợp tác với các chính phủ
thành viên tham gia công ước
để trao trả những tài sản
bị lấy cắp. Trợ
giúp lẫn nhau về cả kỹ
thuật và tài chính để chống nạn
tham nhũng. Giảm thiểu tác động của
các hành vi tham nhũng và tăng cường
tính thống nhất trong hoạt động chống
tham nhũng. Bảo vệ người tố
cáo tham nhũng”.