Bị Bắc kinh sỏ mũi, bị trí thức VN khinh rẻ Nhóm cầm đầu CSVN lúng túng, mâu thuẫn và nổi giận!
Âu Dương Thệ
Trong thời gian gần đây Bắc kinh (BK) đã đưa thêm nhiều tầu hải quân tăng cường
tuần hành ở biển Đông, công khai cấm tầu ngoại quốc vào khu vực mà họ tự nhận
là hải phận của Trung quốc, săn đuổi và nhận chìm các thuyền đánh cá cũng như
bắt giữ nhiều ngư nhân VN hoạt động ở gần quần đảo Hoàng sa, áp lực và đe dọa
các hãng dầu Mĩ và Anh đầu tư khai thác dầu hỏa trong các khu vực thuộc thềm
lục địa VN. Rõ ràng đây là những hành động xâm lược có tính toán, vi phạm trắng
trợn chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên của VN, chà đạp các Công pháp quốc tế về
biển, hãm hại các ngư dân VN. Danh dự của cả một dân tộc đã bị chà đạp!
Trong những nước dân chủ và độc lập, chính quyền được nhân dân tín nhiệm và
biết giữ thể diện quốc gia thì chắc chắn- đối với chính sách bá quyền xâm phạm
chủ quyền, tài nguyên và đe dọa sinh mạng của nhân dân VN của chế độ BK như
trên đây- thì cấp cao nhất của VN đã phải công khai lên tiếng phản đối và báo
động với dư luận trong nước và quốc tế.
Nhưng tại sao những người đứng đầu chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN, từ
Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng tới Nguyễn Phú Trọng chưa một
lần nào công khai kết án BK? Trái lại, khi đứng trước các người cầm đầu Công
sản Trung quốc, tứ trụ triều đình XHCN ở VN vẫn ca tụng „bốn tốt“ và „16 chữ
vàng“ theo chiến thuất ru ngủ, diều hâu và con gà sống của BK. Chẳng những thế,
tại sao họ còn thỏa thuận với Bắc kinh mở rộng „hợp tác chiến lược toàn
diện“ không chỉ trong tư tưởng, chính trị, ngoại giao mà còn cả trong quốc
phòng, an ninh, kinh tế và nhân sự tổ chức?
Thái độ hống hách được đằng chân lân đằng đầu của BK còn thế hiện rất rõ trong
việc ép những người đứng đầu CSVN phải để cho họ khai thác bauxit ở Tây nguyên
gây thiệt hại lớn về môi trường, kinh tế và xã hội, đồng thời tạo nguy hiểm rất
lớn về an ninh quốc phòng của VN. Mặc dầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng
lãnh khác và hàng ngàn các nhà khoa học và văn học VN công khai phản đối. Chẳng
những thế, hiện nay hàng chục ngàn công nhân VN bị thất nghiệp thì hàng chục
ngàn công nhân Trung quốc lại đang làm việc ở VN. Tại sao lại có thể xẩy
ra những việc bất bình thường như vậy được?
Bối
rối và tức giận trước việc tướng Giáp ba lần gởi thư đòi phải ngưng dự án để
BK khai thác bauxit ở Tây nguyên và mấy ngàn nhà khoa học và nhân sĩ kí
tên ủng hộ „Kiến nghị“
Từ khi sự việc để cho Bắc kinh khai thác các quặng bauxit ở Tây nguyên
trở thành công khai, Chỉ nội trong vòng năm tháng đầu 2009 Tướng Võ Nguyên Giáp
đã viết ba thư gởi cho TT Nguyễn Tấn Dũng (5.1.09), cho các nhà khoa học trong
cuộc Hội thảo về bauxit ở Tây nguyên (9.4) và cho nhóm cầm đầu chế độ (20.5)
nói rất rõ sự quan ngại của ông và cũng cảnh cáo rõ ràng rằng, nếu để Bắc kinh
khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên thì không chỉ gây thiệt hại lớn về các lãnh
vực môi trường, kinh tế và xã hội.[1] Không những thế, dưới con mắt của một nhà
chiến lược, công thần cuối cùng còn sống của chế độ còn nhấn mạnh là, việc để
cho Bắc kinh đặt chân ở Tây nguyên sẽ gây nguy hại rất lớn về an ninh quốc
phòng cho Việt Nam. Cuối thư ngày 5.1 tướng Giáp đã yêu cầu thẳng Nguyễn Tấn
Dũng „dừng triển khai các dự án bauxit ở Tây nguyên“:
„Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ
trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị
Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và
báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn
cứ cho mọi quyết định. „ [2]
Tuy nhiên, ba tháng sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn không trả lời, nên tướng Giáp vào
đầu tháng 4 đã gởi một thư trực tiếp tới Hội thảo về bauxit Tây nguyên do PTT
Hoàng Trung Hải chủ tọa. Lần này Tướng Giáp đã phải lập lại lời cảnh cáo về các
„hậu quả cực kì nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc
phòng.” [3]
“Vì đứng
về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác
sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc
phòng.”
Nhưng nhóm cầm đầu Bộ chính trị (BCT) đã vẫn phớt lờ những lời giải thích chí
tình và khuyến cáo rõ ràng của một cựu đại thần và nhà chiến lược. Họ ngang
ngược ra quyết định gọi là “Kết luận của BCT” tiếp tục cho Bắc
kinh khai thác bauxit ở Tây nguyên.[4] Cho nên buộc lòng tướng Giáp lại phải
viết thư ngày 20.5 gởi trực tiếp cho BCT cảnh cáo đanh thép một lần nữa là, cần
tránh “quyết định sai lầm, gây nên tai hại lớn cho đất nước”.
Không những thế, hiểu rõ thái độ trí trá đang tìm cách đánh lạc dư luận của
những người đang có quyền lực trong BCT đã bị BK sỏ mũi, chỉ gọi việc khai thác
bauxit mới chỉ là…”thí điểm”. Tướng Giáp đã phản đối ngay cả
quyết định này của BCT:
“Tôi đề
nghị, dừng các dự án khai thác bauxit ở Tây nguyên, kể cả khai thác thí điểm”[5]
Việc Tướng Giáp phải viết liên tiếp ba thư trong vụ để BK khai thac Tây nguyên
là một chuyện làm chưa từng có của một vị tướng gần trăm tuổi. Như vậy tất phải
có động lực gì mạnh mẽ và các thông tin sắc bén đã khiến một công thần cuối
cùng còn sống của chế độ mới phải lên tiếng!
Thái độ thẳng thắn, dứt khoát và ngôn ngữ đanh thép của Tướng Giáp không động
lòng những người cầm đầu CSVN, vì họ đã nguội lạnh và vô cảm…Nhưng tấm lòng của
của vị tướng gần 100 tuổi vẫn còn lo toan cho đất nước đã đánh thức nhiều tướng
lãnh, sĩ quan và bộ đội Quân đội Nhân dân và được sự cảm phục của nhiều người
trí thức, chuyên viên, khoa học, báo chí, văn nghệ sĩ và đặc biệt là những
người trẻ tuổi. Hai Tướng về hưu Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vinh đã công
khai hiệp đồng với Tướng Giáp. Trong khi ấy, nhiều nhân sĩ, trí thức và chuyên
viên đã cụm đầu với nhau hoàn thành bản lập trường tỏ rõ thái độ chống lại
quyết định sai lầm và gây tai hại nghiệm trọng cho VN. Lập trường rõ ràng này
đã được tổng kết trong “Kiến nghị” gởi nhóm cầm đầu chế độ ngày
12.4
“- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009,
song thực ra nó đã được "ký tắt" với người Trung Quốc từ nhiều năm về
trước mà không hề xin ý kiến nhân dân”[6]
Bản “Kiến nghị” còn vạch rõ ý đồ và lòng dạ của những người đứng đầu BK
vẫn được nhóm cầm đầu CSVN ca tụng:
- Người Trung quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai
thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam
hôm nay và nhiều đời mai sau – những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở
châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này,
và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích”[7]
Cuối cùng bản “Kiến nghị” đã phê bình ý đồ một nhóm người đang thao túng
quyền lực, bán rẻ quyền lợi của đất nước để bảo vệ lợi ích riêng tư:
“Đất
nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người
nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng
vậy.”[8]
Điều đáng chú ý ở đây là, mặc dầu dưới sự theo dõi và kìm kẹp của chế độ công
an trị, nhưng ngay đợt đầu đã có nhiều nhà khoa học, văn học trong và ngoài
nước kí tên công khai. Điều càng làm cho những người cầm đầu CSVN chột dạ nữa
là, chỉ nội trong vài tuần số người kí tên đồng ý với “Kiến nghị” đã lên
tới trên 2000 người. Một con số kỉ lục chưa từng có ở trong một chế độ có tiếng
là hà khắc tàn bạo trên thế giới! Trong số những người kí tên có nhiều chuyên
viên hàng đầu đang tại chức hoặc đã về hưu ở VN trong nhiều ngành khoa học, văn
học, báo chí, doanh nhân và sinh viên… Nếu những lời cảnh cáo đanh thép của
Tướng Giáp trong ba thư liên tiếp là cái tát tai cho nhóm cầm đầu, thì bản “Kiến
nghị” của mấy ngàn nhân sĩ, chuyên viên… là những cái gai chọc vào mắt nhóm
cầm đầu chỉ biết thần phục BK. Do đó họ hết sức tức giận, lo ngại và phải tìm
cách đối phó sớm. Vì hiện nay họ đang họp Hội nghị Trung ương 10 để chuẩn bị tổ
chức Đại hội 11 vào đầu 2001.[9] Thời gian không còn xa, nếu không ra tay
kịp thời thì sự chống đối của của các tướng lãnh và các nhà khoa học, nhân sĩ
có thể biến thành một phong trào quần chúng rộng lớn trở tay không kịp!
Hai
hội nghị cấp cao của Công an và Quân đội được
tổ chức vào cùng một thời điểm nhạy cảm cho chế độ
Nhóm cầm đầu thân BK trong BCT thấy là tâm tư và tư tưởng trong nhân dân cũng
như một phần quan trọng trong đảng đang thay đổi bất lợi cho họ, vì thế họ thấy
phải ra tay hành động sớm. Sách lược ngăn ngừa sự chống đối của nhân dân và sự
bất mãn của đảng viên bao gồm một số mặt: Đánh dằn mặt một số những “đối
tượng” chống phá chế độ, đồng thời vỗ về và xoa dịu các thành phần nghi ngờ
và bất mãn ngay trong nội bộ, đặc biệt là trong quân đội.
Theo lệnh của những người có quyền lực trong BCT, một Hội nghị Công an cấp cao
đã được tổ chức trong hai ngày 8-9. 6 để “tổng kết công tác
Công an về phòng chống phá rối an ninh - trật tự, bạo loạn và khủng bố” do
Ủy viên BCT và Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh chủ trì với sự tham dự của tất cả
các thứ trưởng Bộ Công an, các sĩ quan cao cấp phụ trách công tác an ninh mật
vụ ở trung ương và địa phương và đại diện nhiều bộ khác. Điều cần chú ý nữa là,
Ủy viên BCT kiêm PTT Trương Vĩnh Trọng đã đọc diễn văn chỉ đạo trong hội nghị
này.[10] Trương Vĩnh Trọng từng giữ chức vụ
Trưởng ban Nội chính Trung ương, tức phụ trách mảng an ninh trong Đảng CS, hiện
nay còn kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Tuy bất lực trong
các lãnh vực phụ trách, nhưng Trương Vĩnh Trọng đã nắm được các tẩy của các
quan lớn, cho nên vẫn là người trụ cột phụ trách công tác an ninh nội bộ. Tại
hội nghị cấp cao của ngành Công an ông Trọng đã ra chỉ thị vắn tắt nhưng rất rõ
ràng:
“Lực lượng Công an chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tình hình, xác định
những mục tiêu, nội dung, đối tượng, đảm bảo phòng ngừa và đấu tranh có hiệu
quả.” [11]
Hội nghị Công an cấp cao đã chuẩn bị dư luận và tâm lí cần thiết. Do đó theo
đúng chỉ thị chọn “mục tiêu, nội dung, đối tượng, đảm bảo phòng ngừa”
của Trương Vĩnh Trọng, nên chỉ nội bốn ngày sau Hội nghị này thì bộ máy
đàn áp đã ra tay. Đối tượng bị đàn áp đầu tiên là một số người dân chủ, trong
đó có Luật sư Lê Công Định, một trí thức dân chủ tiến bộ có tên tuổi ở trong
nước và quốc tế. Khi bắt ông Định, bộ máy đầu não của ngành công an đã hô hoán
là „bắt khẩn cấp“, tiếp theo đó là cho báo chí thêu dệt và bôi nhọ và
chỉ vài ngày sau bắt ông Định „nhận tội“ và „xin xám hối“, rồi
xóa tên ông ra khỏi đoàn luật sư, tức là cấm hành nghề. …Các điện thư, điện
thoại và tài liệu riêng đều bị theo dõi.[12] Tất cả những bước này không làm ai ngạc
nhiên, vì đã được Trương Vĩnh Trọng báo trước và nó phản ảnh thủ đoạn tàn
bạo và nham hiểm quen thuộc của bộ máy công an mật vụ quen lối phun máu vào
người khác. Họ biết rằng, những người dân chủ chống đối ở trong nước ở trong
cái thế cá nằm trên thớt. Bọn công an là con dao mà người cầm dao chặt cá chính
là nhóm cầm đầu trong BCT.
Việc viết báo, phát biểu ý kiến, hội họp, lập nhóm hay lập đảng chính trị là
những chuyện rất bình thường ở tất cả các nước dân chủ và văn minh. Đây là
quyền lợi và trách nhiệm được luật pháp khuyến khích và bảo vệ ở các nước dân
chủ đa nguyên. Vì kinh nghiệm đã cho thấy, ở đâu vắng bóng một nền báo chí độc
lập, các chính đảng không được tự do hoạt động, các tổ chức tư nhân không được
sinh hoạt tự do, thì ở đó nạn độc tài, tham nhũng và các tệ trạng xã hội khác
tung hoành trở nên bất trị. Cụ thể như ở VN hiện nay dưới chế độ toàn trị. Chỉ
khi nào các tổ chức dân sự của tư nhân được phát triển lành mạnh và hoạt động
đọc lập thì ở đó các đảng cầm quyền mới bị theo dõi hiệu quả và phải làm việc
nghiêm túc. Cho nên những cách bôi đen, xâm phạm an ninh cá nhân, đàn áp tư
tưởng của người dân mà bộ máy công an mật vụ đang làm chỉ nói rõ tâm địa xấu xa
tồi bại của nhóm cầm đầu đã lợi dụng quyền lực để đàn áp những người lương
thiện và khác chính kiến!
Chỉ hai tuần sau hội nghị Công an cấp cao, nhóm có quyền lực trong BCT còn phải
cho triệu tập “Hội nghị quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2009.”[13] Cho tới nay thông thường chỉ có
một hội nghị toàn quân mỗi năm, nhưng nay mới nửa năm đã phải triệu tập hội
nghị này cho thấy là một điều không bình thường. Vì lí do gì khiến nhóm cầm đầu
chế độ thân BK phải triệu tập hội nghị này?
Nếu hội nghị cấp cao ngành Công an là để chuẩn bị trấn áp những người dân chủ,
ngăn ngừa không để phong trào bauxit thành một phong trào quần chúng rộng rãi
trước giai đoạn chuẩn bị ĐH 11, thì “Hội nghị quân chính toàn quân 6
tháng đầu năm 2009” được coi là để đề phòng và trấn an ngay trong
nội bộ chế độ, đặc biệt là trong quân đội.
Hội nghị này đã diễn ra đúng vào dịp hàng chục ngàn ngư dân đang than khóc vì
bị bắt buộc phải để các ngư thuyền trong hải cảng không dám ra khơi bắt cá do
những đe dọa của hải quân Trung quốc. Trước sự lo ngại và bất mãn
của của nhiều giới, kể cả trong quân đội, về thái độ của những người cầm đầu
trong BCT chỉ cúi đầu thần phục BK đã khiến chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh
thổ và danh dự tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng, cho nên trong Hội nghị này
Nguyễn Tấn Dũng, một người thích nổ, lên tiếng đả phá những dư luận bất lợi
trên đây và vẫn hô hoán là:
„ Việc bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội...là điều kiện
có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế xã hội đất nước.”[14]
Nhưng Nguyễn Tấn Dũng không nói vì đâu phải triệu tập Hội nghị quân chính toàn
quân bất thường này. Tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên BCT và Bộ trưởng Quốc
phòng, trong diễn văn tại Hội nghị này đã trả lời thay cho ông Dũng một cách
gián tiếp, đó chính là thái độ bất mãn của nhiều đơn vị trong quân đội
trước những nhượng bộ vô nguyên tắc của cấp lãnh đạo đối với những yêu sách
ngang ngược của BK, sự nguội lạnh của những người có quyền lực trước các đề
nghị khẩn thiết của nguyên Thống soái Quân đội Nhân dân (QĐND), tức Tướng Giáp
và hàng ngàn chuyên viên, nhân sĩ và sự vô cảm của họ trước hàng chục ngàn ngư
dân VN:
„Công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng bộ đội ở một số đơn vị
hiệu quả chưa cao, việc nắm và giải quyết tư tưởng bộ đội có lúc chưa kịp
thời.“[15]
Và Phùng Quang Thanh ra lệnh tăng cường kiểm soát tư tưởng sĩ quan và binh sĩ: „Các cấp chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kịp thời nắm, định
hướng tư tưởng cho bộ đội và đấu tranh tích cực, hiệu quả với các quan điểm sai
trái, thù địch.“[16]
Như thế, người đứng đầu QĐND đã phải thừa nhận lòng quân đang sao xuyến, tư
tưởng giao động của nhiều đơn vị và bộ đội đối với thái độ nhu nhược và nhượng
bộ vô điều kiện của nhóm cầm đầu trước sự xâm lấn của BK.
Bắc
kinh sỏ mũi: bỏ Hoàng sa, mở cửa Tây nguyên và thái độ lúng túng, mâu thuẫn của
nhóm cầm đầu
Từ giữa tháng 5 tiếng than uất ức của hàng ngàn ngư dân miền Trung vì bị các
tầu hải quân Trung quốc đành chìm, xua đuổi, bắt giữ nhiều thuyền nhân và tịch
thu toàn bộ số cá đánh được đã được nhiều báo chí trong nước tường thuật rộng
rãi. Nhưng nhóm cầm đầu CSVN hoàn toàn im lặng. Ngay cả trong các dịp gặp Bộ
trưởng Ngoại giao Trung quốc Dương Khiết Trì (26.5) [17] và Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban Tổ chức
Trung ương ĐCS Trung quốc Lý Nguyên Triều (12.6) [18] Nông Đức Mạnh, theo báo chí trong nước
tường thuật, không có một lời phản đối về những việc làm sai trái và tàn
ác của BK, nhưng vẫn chỉ lập lại một cách rất ngớ ngẩn và không đúng chỗ các
khẩu hiệu suông „bốn tốt“ và „16 chữ vàng“ mà BK đã mớm cho. Trong khi đó, nhóm
cầm đầu sợ mất lòng giới lãnh đạo BK, nên chỉ để cho Thứ trưởng Ngoại giao hay
Phát ngôn viên Bộ ngoai giao –tức cấp 3, 4 - lên tiếng chống đối yếu ớt và lấy
lệ!
Chính vào thời gian này thì Quốc hội (QH) cũng đang họp, báo chí đã phỏng vấn
Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương đảng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị QĐND về các biện pháp bảo vệ ngư dân VN trước hành động xâm phạm chủ quyền
của VN và đối xử dã man với ngư dân VN của hải quân Trung quốc. Khi đọc
toàn bộ 5 câu trả lời của tướng Dũng trên tờ QĐND điện tử ngày 12.6 người ta đi
từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Người đứng đầu Tổng cục Chính trị QĐND
đã „tiết kiệm“ ngôn ngữ đến nỗi không có một lần nào phản đối hay kết án các
việc làm tàn bạo của hải quân Trung quốc. Quan trọng hơn nữa là Tướng Lê Văn
Dũng trong bài phỏng vấn không một lần nào nhắc tới tên quần đảo Hoàng sa,
chính nơi này các tầu của hải quân Trung quốc đang xua đuổi ngư thuyền
VN. Điều này được hiểu là mặc nhiên họ coi Hoàng sa như đã thuộc Trung
quốc. Câu cuối cuộc phỏng vấn ông Dũng đã nói rất rõ:
„Với những nơi ổn định như từ Trường Sa kéo về hoặc xung quanh Trường Sa, vùng
biển Nam Côn Sơn thì bà con đánh cá an toàn, yên tâm.“[19]
Qua đó người đứng đầu Tổng cục Chính trị đã nói cho ngư dân biết rằng, đừng có
tới khu vực thuộc quần đảo Hoàng sa vì nơi ấy hải quân VN không bảo đảm an ninh
được. Nói như thế có nghĩa là mặc nhiên chấp nhận các yêu sách về hải đảo của
BK. Có lẽ đây là lần đầu tiên một tướng lãnh cao cấp của QĐND đã xác nhận
công khai như vậy. Ở đây phải thấy rằng, ngôn ngữ sử dụng của người đứng
đầu Tổng cục Chính trị QĐND trong bài phỏng vấn trên là đã có tính toán và
quyết định từ cấp cao nhất.
Không chỉ bán đứng Hoàng sa, những người cầm đầu CSVN còn giao cho BK khai thác
bauxit ở Tây nguyên, đây là một sự thực hiển nhiên không thể chối cãi. Chính vì
thế họ đang gặp phải sự chống đối quyết liệt và rộng rãi của nhiều thành phần
từ các tướng lãnh, quân đội, các nhà khoa học, nhân sĩ và giới trẻ. Trong vấn
đề này nhóm cầm đầu CSVN đang đứng trước đa nan: Vì muốn giữ quyền lực và bảo
vệ tiền bạc nên họ đã ngả về BK, nhưng lại gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhân
dân VN. Cho nên họ đang vô cùng lúng túng, tuyên bố mâu thuẫn và rất tức giận
đang tìm cách đàn áp và bịt miệng những người chống đối.
Người có thái độ rất túng túng và đầy mâu thuẫn trong việc này lại chính là
Nguyễn Tấn Dũng, đứng đầu chính phủ. Rõ ràng nhất và mới nhất là trong dịp ông
Dũng tới chúc mừng tướng Giáp nhân dịp kỉ niệm 55 năm chiến thắng Điện biên phủ
vào đầu tháng năm và tiếp xúc với cử tri ở Hải phòng hai ngày sau đó. Tờ
Vietnam Net tường thuật là, tại nhà riêng Tướng Giáp đã dặn dò Nguyễn Tấn Dũng
và đoàn Chính phủ : "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai
thác bô-xít Tây Nguyên.
Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về
quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương". [20]
Nguyễn Tấn Dũng liền nắm tay Tướng Giáp và „khẳng định“: „Chính
phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng.“ [21]
Nhưng chỉ hai ngày sau khi tiếp xúc với cử tri ở Hải phòng, ông Dũng đã quên
ngay các lời hứa này và tuyên bố là, Dứ án bauxit Tây nguyên vẫn được tiếp tục.[22] Nếu ai theo dõi việc này thì đều biết,
BCT đã có „Kết luận“ tiếp tục Dư án bauxit Tây nguyên và Trương Tấn
Sang- người đứng thứ hai sau Nông Đức Mạnh- đã công bố trong thông tư số
245-TB/TW ngày 24.4 [23] và chỉ vài ngày sau Nguyễn Tấn Dũng ra
quyết định thi hành „Kết luận của BCT“ về việc này.[24] Những sự kiện này đã chứng tỏ người cầm
đầu chính phủ đã có một thái độ rất lúng túng, mâu thuẫn và trí trá, tìm cách
đánh lừa cả Tướng Giáp và dư luận!
Có lẽ vì muốn tránh phải trả lời những câu hỏi thẳng thắn của một số đại biểu
cứng đầu, nên Nguyễn Tấn Dũng đã không dám trực tiếp trả lời chất vấn về vấn đề
bauxit Tây nguyên trước Quốc hội vào giữa tháng 6. Lúc đầu chỉ có Bộ trưởng
Công thương Vũ Huy Hoàng ra điều trần.[25] Nhưng không ai tin ông này, vì tờ báo
điện tử của bộ này đã hầu như bán đứng cho BK trong nhiều năm, cho nên đã đăng
các tin tức và bình luận của BK về các vấn đề hải đảo và biển Đông theo lập
trường của BK.[26] Có thể vì vậy nên Ủy viên BCT kiêm PTT
Nguyễn Sinh Hùng đã phải thay Nguyễn Tấn Dũng ra điều trần thêm về Dự án
bauxit. Nhưng một số đại biểu đã vạch rõ dụng ý xấu của Nguyễn Sinh Hùng khi
tuyên bố việc „chia nhỏ“ thành nhiều phần của Dự án này nhằm tránh sự
kiểm soát của QH. Cuối cùng ông Hùng vẫn tuyên bố lấy được là „ngày càng
đồng thuận“ về Dự án bauxit! [27]
Trong vụ bauxit Tây nguyên thái độ của nhân vật Nguyễn Phú Trọng được theo dõi
đặc biệt. Ông Trọng là người cực kì bảo thủ, thân BK và đang có quyền lực rất
mạnh trong BCT, đã từng công khai phản đối những đòi hỏi thay đổi toàn bộ „Cương
lĩnh 1991“. Chính Cương lĩnh này đã dẫn nhóm cầm đầu CSVN, khi ấy là Đỗ
Mười và Lê Đức Anh, xin cầu hòa với BK và gần 20 năm qua đã đưa đến những hậu
quả rất tai hại về nhiều mặt lãnh thổ, hải phận, các hải đảo, kinh tế và an
ninh cho VN. Hiện nay đề tài „Cương lĩnh 1991“ là chủ đề chính trong HNTU 10
đang họp để chuẩn bị cho ĐH 11 vào đầu 2011. [28]
Trong tư cách là Chủ tịch QH, trước áp lực mạnh của dư luận nên Nguyễn Phú
Trọng buộc lòng phải để QH thảo luận đề tài này. Nhưng qua nhiều tuyên bố trước
sau ông đã có chủ ý để cho BK khai thác. Cho nên đối với những ý kiến
chống đối thì ông ta tìm cách coi nhẹ, xoa đầu, nhưng trước sau không có gì
thay đổi. Thái độ này phản ảnh trong tuyên bố rất trí trá của Nguyễn Phú Trọng
ngày 13.6 khi đúc kết cuộc chất vấn về bauxit ở QH:
„Qua theo dõi, tôi có một cảm nhận là các ý kiến đều nói đồng ý về chủ trương
và tán thành với kết luận của Bộ Chính trị“ [29]
Không chỉ như vậy, trong dịp này Nguyễn Phú Trọng còn chụp mũ và gán ghép những
sự chống đối của Tướng Giáp, nhiều tướng lãnh khác và các chuyên viên, nhân sĩ
là từ „những âm mưu của một số thế lực xấu ở bên ngoài“ để tạo
tình trạng xấu „đến quan hệ quốc tế của chúng ta“. Ở đây ám chỉ BK. Nguyễn
Phú Trọng còn đi xa và nham hiểm hơn kết án những hoạt động này là „kích
động chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ đoàn kết nội bộ“. Cách giải
thích của người có quyền lực rất mạnh trong BCT cho thấy là, đây là những đe
dọa nghiêm khắc với những ai chống đối việc họ để BK khai thác bauxit ở Tây
nguyên:
„Chúng
ta không thể mơ hồ mất cảnh giác trước những âm mưu của một số thế lực xấu ở
bên ngoài nhân dịp này, lợi dụng công việc này kích động chia rẽ đoàn kết dân
tộc, chia rẽ đoàn kết nội bộ, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của chúng
ta. Chúng ta không cường điệu nhưng cũng không nên mơ hồ, chủ quan mất cảnh
giác. „ [30]
*
* *
Trong phần mở đầu người viết đã nhận định: Gần đây BK đã đưa thêm nhiều tầu hải
quân tăng cường tuần hành ở biển Đông, công khai cấm tầu ngoại quốc vào khu vực
mà họ tự nhận là hải phận của Trung quốc, săn đuổi và nhận chìm các thuyền đánh
cá cũng như bắt giữ nhiều ngư nhân VN hoạt động ở gần quần đảo Hoàng sa, áp lực
và đe dọa các công ti dầu Mĩ và Anh đầu tư khai thác dầu hỏa trong các khu vực
thuộc thềm lục địa VN. Rõ ràng đây là những hành động xâm lược có tính toán, vi
phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên của VN, chà đạp các Công pháp
quốc tế về biển, hãm hại các ngư dân VN. Danh dự của cả một dân tộc đã bị chà
đạp.
Nhưng tại sao những người đứng đầu chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN, từ
Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng tới Nguyễn Phú Trọng chưa một
lần nào công khai kết án BK? Trái lại, khi đứng trước các người cầm đầu
Công sản Trung quốc, tứ trụ triều đình XHCN ở VN vẫn ca tụng chủ trương „bốn
tốt“ và „16 chữ vàng“. Chẳng những thế, tại sao họ còn thỏa thuận với Bắc
kinh mở rộng „hợp tác chiến lược toàn diện“ không chỉ trong tư tưởng,
chính trị, ngoại giao mà còn cả trong quốc phòng, an ninh, kinh tế và nhân sự
tổ chức? Thái độ hống hách được đằng chân lân đằng đầu của BK còn thế hiện rất
rõ, trong việc ép những người đứng đầu CSVN phải để cho họ khai thác bauxit ở
Tây nguyên gây thiệt hại lớn về môi trường, kinh tế và xã hội, đồng thời tạo
nguy hiểm rất lớn về an ninh quốc phòng của VN. Mặc dầu Tướng Giáp, nhiều tướng
lãnh khác và hàng ngàn nhà khoa học và văn học VN công khai phản đối. Chẳng
những thế, hiện nay hàng chục ngàn công nhân VN bị thất nghiệp thì hàng chục
ngàn công nhân Trung quốc lại đang làm việc ở VN. Tại sao lại có thể xẩy
ra những việc bất bình thường như vậy được?
Chả lẽ họ điếc, mù hay câm? Không phải vậy. Các bộ phận này của họ còn tốt vì
có cuộc sống rất vương giả, nhưng cái tâm, tầm nhìn và ý chí của họ đã mất,
đã bị mua chuộc. Họ chỉ còn biết nghe chỉ thị của BK. Cho nên họ bỏ qua
những lời khuyên của cả những công thần và tướng lãnh đã từng có công xây dựng
nên chế độ. Chẳng những thế, họ còn quay lưng trước đau đớn và tủi hận của ngư
dân. Thậm tệ hơn nữa, họ còn đang ra tay đàn áp những nhà dân chủ, bôi nhọ và
chụp mũ các chuyên viên. Họ đã thờ quyền, thờ tiền, những thứ này đang nằm
trong tay của BK! Cho nên họ đang bị sỏ mũi, há miệng mắc quai!
Vào thời điểm này quyền lợi của đất nước và sinh mạng của nhân dân đang bị nhà
cầm quyền BK vi phạm nghiêm trọng. Vì thế nếu lãnh đạo vì dân và biết tự trọng
thì phải trực tiếp lên tiếng công khai trước nhân dân và dư luận quốc tế. Phải
cảnh cáo cho những người cầm đầu BK biết là họ đã đi quá xa, phải dừng lại
ngay. Không thể để nhân sự cấp 3, cấp 4 phản đối yếu ớt và hời hợt.
Trong khi bá quyền BK đang công khai lấn chiếm hải đảo, tài nguyên, đe dọa sinh
mạng của hàng ngàn ngư dân và còn đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế và quốc phòng
ở ngay Tây nguyên, nóc nhà của VN và Đông dương, nhưng Ủy viên BCT, Bộ
trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vẫn nguội lạnh tuyên bố chính sách „bốn
không“ về an ninh quốc phòng của VN tại Hội nghị An ninh Á châu lần thứ 8 ở
Singapor vào cuối tháng 5. [31] Chính sách như vậy là tự tước bỏ quyền
tự vệ chính đáng và quyền liên minh của một quốc gia độc lập và có chủ quyền!
Vì thế chính sách này sẽ không làm BK nể sợ, trái lại là cách mời gọi khuyến
khích BK mở rộng tham vọng bá quyền hơn nữa ở VN và Đông Nam Á!
Ghi
chú:
[1] . Ba thư của Tướng Võ Nguyên Giáp
(VNG) xem trong www.dcpt.org
[2] . VNG 5.1
[3] . VNG 9.4
[4] .ND 26.4
[5] . VNG 20.5
[6] . Xem www.bauxitevietnam.info
[7] . tương tự (tt)
[8] . tt
[9] . Cộng sản điện tử (CS)
29.6
[10] .Công an Nhân dân điện
tử 9.6
[11] . tt
[12] . BBC 13.6 và tiếp theo
[13] . CS 24.6
[14] . tt
[15] . Quân đội Nhân dân
điện tử (QĐND) 25.6
[16] . tt
[17] . Nhân dân (ND) 27.5
[18] . QĐND 13.6
[19] . QĐND 12.6
[20] Vietnam Net (VNN) 7.5
[21] . tt
[22] . VNN 95
[23]. ND 26.4
[24] . ND 1.5
[25] . Tuổi trẻ 11.6.
[26] . BBC 15.5
[27] .VNN 13.6
[28] . CS 29.6
[29] . Chính phủ điện tử (CP) 13.6
[30] . CP 13.6
[31] . QĐND và Thanh niên 1.6
|