Thứ Ba, 2025-01-07, 5:37 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 3 » Một cái nhìn khác về lao động TQ ở VN
9:55 PM
Một cái nhìn khác về lao động TQ ở VN
BBC
Lao động TQ ở Việt Nam (ảnh VNN)

Các nhà thầu TQ thường thích thuê lao động TQ hơn VN

Tờ Quốc tế Tiên Khu Đạo báo (International Herald Leader) trực thuộc Tân Hoa xã mới có bài bình luận nói về “thái độ phức tạp” của Việt Nam liên quan đến việc trục xuất lao động Trung Quốc.

Bài báo mở đầu với lời trích dẫn báo Thanh Niên hôm 25/6 nói rằng Việt Nam sẽ trục xuất 182 người Trung Quốc bị phát hiện lao động trái phép tại một nhà máy xi măng ở tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Ông Vương Khánh, giám đốc các dự án quốc tế, trong đó có tập đoàn xây dựng TQ tại Việt Nam, bình luận về tin này: “Các trường hợp như thế này luôn xuất hiện tại Việt Nam”.

Bài báo nhận xét để bảo vệ lao động trong nước, Việt Nam có các quy định chặt chẽ về lao động nước ngoài. Công nhân Trung Quốc không có tay nghề đặc biệt không thể xin được giấy phép lao động.

Một doanh nhân TQ đầu tư tại Hải Phòng nhận xét rằng công ty của ông ta thường xuyên cần các chuyên gia kỹ thuật TQ làm việc ngắn hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép lao động phức tạp thường tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Vị doanh nhân không được nêu tên này nói: “Đôi khi, các hợp đồng chúng tôi k‎ý kết với đối tác Việt Nam là không đúng tiêu chuẩn, và chúng tôi không thể xin được giấy phép lao động theo thủ tục chính thức. Thế nên chúng tôi phải dùng tới các biện pháp khác.”

Trong số các “biện pháp khác” này có chuyện đưa lậu người vào, ở quá thời hạn hoặc dùng thị thực du lịch để vào làm việc.

Bài báo nhận xét chính phủ Việt Nam thiếu khả năng kiểm soát được các hành vi này, và cùng với nạn tham nhũng, số lượng lao động Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.

‘Không chăm chỉ và thiếu hiệu quả’

Họ không chăm chỉ như công nhân Trung Quốc, và hiệu quả lao động lại thấp. Thường chúng tôi cần từ ba đến năm công nhân Việt Nam mới bằng hiệu suất của một công nhân Trung Quốc

Vương Khánh

Được biết một số nhà thầu Trung Quốc chẳng mấy khi thuê công nhân Việt Nam, mà chỉ chọn lao động Trung Quốc.

Vẫn ông Vương Khánh được trích lời nói rằng: “Trên thực tế, chi phí thuê lao động TQ là rất cao, vì chúng tôi thường phải trả lương tháng mỗi người là trên 5000 tệ (732USD) trong khi chúng tôi chỉ trả công nhân Việt Nam 1000 (146USD) đến 2000 tệ/tháng”.

“Rất nhiều người hỏi tại sao chúng tôi không thuê công nhân Việt Nam. Đó là vì họ không chăm chỉ như công nhân Trung Quốc, và hiệu quả lao động của họ lại thấp. Thường chúng tôi cần từ ba đến năm công nhân Việt Nam mới bằng hiệu suất của một công nhân Trung Quốc”.

Bài xã luận trên tờ Quốc tế Tiên Khu Đạo báo này nhận xét lao động Trung Quốc thường có tay nghề cao hơn và dễ quản lý hơn.

Ngay cả khi công nhân Việt Nam có cùng trình độ, họ cũng ngại thuê vì gặp trở ngại về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen làm việc và các vấn đề khác.

Bài báo nhận xét khi công nhân TQ tới Việt Nam ngày càng nhiều, số lượng các cuộc xung đột cũng diễn ra nhiều hơn, thường do hiểu nhầm hoặc thiếu liên lạc. Một số xung đột dẫn tới các vụ việc lớn, khiến cảnh sát và truyền thông phải vào cuộc.

Vấn đề

Ông Vương cũng nói cảnh sát đã phát hiện một số trường hợp lao động TQ làm việc bất hợp pháp, và những công nhân này thường bị trục xuất về nước.

Tuy nhiên, theo bài báo, các vụ gây lộn thường không khiến chính phủ Việt Nam phải trả công nhân TQ về nước, mà điều họ thường làm hơn là phạt hành chính. Chỉ những người không có hộ chiếu hay thị thực hợp pháp, hoặc ở lại quá thời gian cho phép, mới bị chính phủ VN trục xuất.

Ông Vương cũng nhận định: “Hành động của chính phủ Việt Nam không có nghĩa là họ phản đối công nhân TQ làm việc tại đây. Họ đơn giản chỉ xử lý tình huống nhằm trách các xung đột và xáo trộn."

Bài báo nhận định truyền thông Việt Nam có xu hướng lảng tránh đưa tin về các vụ việc này.

Trích lời một học giả Hoa kiều, bài báo nhận định vấn đề thực sự là mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông này, chính phủ Việt Nam hi vọng giữ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế, và điều này khiến cho truyền thông VN thường có thái độ “nhẹ nhàng” đối với vấn đề lao động TQ.

Tuy nhiên, bài báo nhận xét cũng có nhiều ý kiến khác nhau và “những tiếng nói không thân thiện” chống lại người Trung Quốc ở Việt Nam.

Mới đây trả lời BBC Việt ngữ, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Đồng Nai bác bỏ thông tin nói hơn 180 lao động phổ thông nước ngoài làm việc ở tỉnh này bị "phạt và trục xuất".

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, nói với BBC rằng cơ quan chức năng chỉ phạt hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty Xi măng Công Thanh là cơ sở thuê mướn lao động phổ thông nước ngoài bất hợp pháp.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 800 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0