Văn
hoá là quá trình đưa đời người, xã hội loài người tiến lên văn minh.
Trên con đường tìm tới văn minh, có rất nhiều cá nhân hoặc tập thể đã
lạc bước đi vào thế giới phản văn minh. Tuy nhiên, do thói quen thông
thường của ngôn ngữ dân gian, nhiều hiện tượng phản văn hoá vẫn được
gọi là văn hoá. Văn hoá Marx-Lenine, văn hoá trọng nam, khinh nữ là các
loại phản văn hoá điển hình. Trong lãnh vực bang giao quốc tế, khi một
nhà cầm quyền vì tham vọng vinh thân phì gia đã bán đứng quốc gia mình,
đồng bào mình cho ngoại bang, nhà cầm quyền kia đã thực sự bộc lộ văn
hoá phản văn hoá, gọi tắt là văn hoá bán nước. Thế nào là sự khác biệt
về tâm lý chính trị giữa văn hoá ái quốc và văn hoá bán nước? Câu trả
lời nằm ở bản tin sau đây:
Ngày 23/06/2009 thư viện Nixon tại nam California công bố một đoạn
băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu có liên quan
đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tổng Thống Nixon và ông Henri A.
Kissinger. Tài liệu vừa nêu cho biết: ông Nixon đã yêu cầu ông
Kissinger nói cho tổng thống VNCH biết là quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ
nếu Sài Gòn chống hòa đàm Ba Lê. Tại một đoạn băng khác, Nixon không
ngần ngại xác nhận: Để buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký vào hòa đàm
Ba Lê, Nixon sẵn sàng “Cắt đầu ông Thiệu, nếu cần thiết” ("cut off his
head, if necessary"). Lời lẽ thô tục của Nixon cho thấy tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng hết sức mình trong việc bảo vệ quyền lợi
của Miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mặt khác, ngày nay các nguồn sử liệu khác nhau đã chứng minh: tổng
thống Ngô Đình Diệm nhiều lần bác bỏ ý muốn của chánh phủ Mỹ trong kế
hoạch mang binh lính Hoa Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam để trực tiếp chiến
đấu chống CS . Trong quan điểm của tổng thống Diệm, Chỉ có người Việt
Nam mới có khả năng và thẩm quyền giải quyết vấn đề Việt Nam. Thái độ
yêu nước kiên cường của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị chính quyền Hoa
Kỳ hồi bấy giờ trả đũa bằng vụ thảm sát Tổng Thống Diệm cùng bào đệ của
ông là ông Ngô Đình Nhu ngày 02/11/1963.
Quan hệ không mấy tốt đẹp, nếu không muốn nói là tệ hại, giữa hai
vị tổng thống của Miền Nam Việt Nam với Hoa Kỳ đã nêu bật sự thật rằng:
mỗi người có một hoàn cảnh lịch sử khác nhau, thế nhưng, cả hai đều
nhiệt tình yêu nước. Bên cạnh hai vị tổng thống yêu nước, Miền Nam Việt
Nam trước 1975 còn có cả một quân đội yêu nước, một xã hội yêu nước.
Tại sao lòng yêu nước lai là một tình cảm phổ biến như thế kia? Thưa
rằng đường vận động tình cảm chẳng khác nào một vòng trôn ốc trong
không gian. Nó biểu thị tình cảm của mỗi người xuất phát từ buổi ấu
thời rồi phát triển dần ra cả về phẩm lẫn lượng. Tuổi ấu thơ yêu cha
mẹ, yêu anh chị em, tuổi thiếu nhi yêu hàng xóm láng giềng, yêu bạn bè,
yêu trường yêu lớp. Tuổi thành niên yêu quê hương, yêu quốc gia, dân
tộc. Tại Miền Nam Việt Nam trước 1975, giáo dục học đường cũng như giáo
dục xã hội đã dưỡng dục tình cảm con người theo đúng biểu đồ hình trôn
ốc vừa nói. Nhờ vậy, mặc dầu bị chiến tranh quấy phá, xã hội Miền Nam
Việt Nam trước đây vẫn là một xã hội đằm thắm tình người. Tình đối với
Mẹ Cha chính là tình tạc dạ ghi ơn:
Bây giờ cá lý hoá long
Đền ơn Cha Mẹ ẵm bồng ngày xưa
Tình đối với nước non thể hiện qua cung cách dân gian vẽ lại bức tranh quê hương:
Hải Vân bát ngát ngàn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn
Xưa nay qua đấy còn truyền
Lối đi lô giản thẳng miền ra khơi
Những
thí dụ vừa trên đây tuy khái quát nhưng đủ để thể hiện rằng sinh hoạt
tình cảm của con người rất được xã hội Miền Nam Việt Nam trân trọng
nuôi dưỡng và phát triển. Cao điểm của tình cảm kia là lòng yêu nước.
Nói chung, tình cảm là linh hồn của văn hoá. Vì vậy văn hoá của Miền
Nam Việt Nam chính là văn hoá ái quốc.
Bây giờ hãy khảo sát giáo dục tình cảm dưới chế độ CSVN. Ngay từ
những ngày còn nằm trong nôi, trẻ con đã được giáo dục theo kiểu:
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xit-ta-lin
(Tố Hữu)
Và
sau đây, hãy nhìn vào trong tim của người CS để hiểu được thế nào là
tình vợ chồng, tình con cái đối với cha mẹ và lòng tự trọng của giới
cầm bút dưới quyền thống trị của CS:
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thưong chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười!
(Tố Hữu)
Song song với giáo dục thần thánh hoá lãnh tụ, nhà cầm quyền Hà Nội còn
thường xuyên nhồi nhet vào đầu óc của người dân phương châm: “Trung với
đảng, hiếu với dân”. Trung với đảng thì rõ ràng và cụ thể: ai không
trung với đảng tức là chọn con đường đối mặt với công an. Đặc biệt ý
nghĩa của nhóm chữ “hiếu với dân” đã được CSVN giải thích bằng hình ảnh
đảng cướp đất, cướp nhà của người dân, đảng bỏ mặc cho dân bị đè bẹp
dưới hoạ Tây Nguyên, đảng quay lưng lại với cảnh cùng cực của ngư dân
khi ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc cấm đánh cá ngay trên biển của Việt
Nam.
Từ “Tiếng đầu lòng, con gọi Stalin” cho đến con đường “Trung với
đảng, hiếu với dân” là cả một quá trình “trồng người” của CS. Người do
CS giáo dục và đào tạo là những người chỉ biết nhắm mắt bảo vệ quyền
lợi của đảng và hoàn toàn vô cảm trước những khổ đau của người dân,
trước những suy tàn của tổ quốc. Đó là cội nguồn tâm lý chính trị giải
thích sự ra đời của văn hoá bán nước. Sau đây là tin tức bán nước điển
hình:
Ngày 16/06/2009, trên đài BBC, LS Lê Quốc Quân cho biết: LS Lê Công
Định và LS Lê Quốc Quân đang chuẩn bị tiến hành thủ tục khởi kiện Trung
Quốc trước tòa án quốc tếvề việc Bắc Kinh ra quyết định cấm ngư dân
Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Lo sợ các LS Việt Nam sẽ làm phiền
lòng Trung Quốc, ngày 13/06/2009 CSVN vội vàng tống giam LS Lê Công
Định bằng lệnh bắt khẩn cấp. Đặc biệt hơn nữa, ngày CSVN tống giam LS
Định cũng chính là ngày Hà Nội linh đình đón rước đoàn đại biểu đảng CS
Trung Quốc. Nhân dịp này Nông Đức Mạnh kính cẩn trình lên triều đình
Bắc Kinh rằng: “Đảng, nhà nước, và nhân dân Việt Nam trước sau như nột,
luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình để giữ gìn và phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai
nước
Đối nội CSVN thẳng tay đàn áp người dân yêu nước để
vừa tạo thuận lợi cho Trung Quốc tự do xâm lấn Việt Nam, vừa củng cố
quyền hành của triều đình Hà Nội. Đối ngoại CSVN tiếp tục vòng tay cúi
đầu trước Trung Quốc để ôm ảo vọng là Trung Quốc sẽ tận tình bảo vệ
CSVN ở ngôi vị thống trị Việt Nam miên viễn.
Càng ngày càng có nhiều sự kiện cho thấy một cách hiển nhiên là
CSVN đã và đang bán nước cho Trung Quốc. Hành động bán nước kia xuất
phát từ tâm lý của những người sinh ra, lớn lên và hấp thụ trọn vẹn văn
hoá bán nước. Đối với CSVN, bán nước là bản chất hằng cửu chứ không là
hiện tượng nhất thời. Đó là lý do giải thích tại sao từ rất lâu quần
chúng Việt Nam đã nêu bật ý kiến CSVN chỉ có thể bị thay thế chứ không
thể sửa sai.