Thứ Năm, 2024-12-26, 7:02 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 6 » Đất có hồi sinh?
11:14 AM
Đất có hồi sinh?
Nam Hải

Ngày nay, mọi người dân Việt, không kể bắc, không kể nam, không kể trong hoặc ngoài nước đã bắt đầu trực tiếp hỏi nhau rằng:

- Liệu đất ấy có hồi sinh? Và sức mạnh của dân tộc Việt có thể đập nát mộng làm nô lệ cho Tàu cộng của Việt cộng hay không?

Khi hỏi thế là người Việt Nam đã bắt đầu bước vào môộ giai đoạn mới. Giai đoạn tạo lại cho mình niềm tin để tháo bỏ, bẻ gãy mọi xiềng xích của cộng sản ra khỏi bản thân, để cùng nhau nhắm đến việc xây dựng một tương lai mới rồi đấy.

Thật vậy, mọi người còn nhớ như in, câu chuyện mùa đấu tố ” trí phú địa hào” với khẩu lệnh, “đào tận gốc trốc tận rễ” và “ giết lầm hơn bỏ xót” của Hồ và Việt cộng phóng tay từ những năm 1930-1958 đã đưa toàn bộ dân ta vào cuộc sống khủng hoảng niềm tin, không có tình người. Lúc ấy, mạng sống, nhân phẩm của con người bị coi rẻ như bèo! Bất cứ ai, bị chúng khóac cho chiếc áo “ trí phú địa hào” thì chỉ còn một con đường duy nhất, người ấy được giải phóng bằng dao mã tấu và con cháu họ đến nhiều đời không thể được góp mặt vào sinh hoạt của xã hội. Theo đó, sau mùa múa dao mở đại hội giết người, Hồ không cần phải ra bất cứ một lệnh lạc nào khác nữa, y vẫn có khả năng đẩy người dân đất bắc vào cảnh sống lầm than, tăm tối mà không gặp chống đối. Từ đó, Hồ rảnh rang mở rộng chíến tranh vào nam.

Phận người dân. sau khi bị đẩy lùi vào trong cuộc sống lầm lũi không tương lai ấy, người ta phải tìm cách tồn sinh cho mình và cho con cái mình.
Một trong những phương cách, thái độ rõ nét nhất mà chẳng ai bảo ai, lại là sự việc ngoảnh mặt làm ngơ, hay chọc tai làm điếc trước những trò múa rồi của nhà nước Việt cộng. Thái độ này, dần dà dẫn đến sự vô cảm, bạc nhược trước thời cuộc, dù trong lòng vô vàn đau đớn vì đây không phải là lối sống của dân ta, nhưng không có đường lựa chọn khác. Cũng thế, cuộc sống thụ động ở miền nam hiện nay, chỉ là một rập khuôn, học lại những điều ở ngoài bắc đã làm trước đó hơn hai mươi năm...

Nghĩa là, sau những ngày đen tối ấy, người đã trưởng thành thì đánh mất dần bản ngã tự tại, cầu tiến, nhìn trước nhìn sau rồi cắn răng chấp nhận giải pháp xin - cho. Riêng lớp trẻ thì bị áp đặt dưới một chế độ giáo dục vô văn hóa, không Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, không đạo hiếu, không đạo làm người. Tệ hơn thế, phải tập sống rập khuôn với cái văn hoá vô đạo, phi luân của Hồ chí Minh để đạt mục tiêu duy nhất của đảng cộng đề ra là: Triệt tiêu nhân tính trong bản tính người của các học sinh, biến chúng thành những công cụ nói theo, làm theo, nghe theo những mệnh lệnh, dù là rất phi nhân của chế độ như đấu tố bố mẹ, anh em, vợ chồng hay chính con cái của mình để được hưởng quy chế xin cho của đảng. Triết lý này đã trở thành lý luận chủ đạo của nền văn hóa mã tấu. Bởi lẽ, chúng lý luận rằng: Khi khuôn mẫu vô nhân tính đã được đúc thành khuôn, được tôi luyện thành nề nếp, nó sẽ trở thành thành lũy bảo vệ sức mạnh tàn bạo của đảng cộng vậy.

Tại sao người ta đưa đến kết luận, nền văn hóa, giáo dục của Việt cộng là một lối giáo dục vô đạo, phi nhân và bất nghĩa?

Đơn giản là: Phàm là người, khi bước vào hệ giáo dục buộc phải nhắm đến hai điều: Trí Dục và Đức Dục. Nếu bỏ Trí là bất Minh, nếu bỏ Đức là phù Ác. Nói cách khác, ngoài việc giáo dục để thêm kiến thức, để bổ túc cho con người những hiểu biết về đời sống, khoa học kỹ thuật thì con người cũng còn cần phải được giáo hoá, rèn luyện về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tìn để sống làm người nữa. Chứng minh cho tính đứng đắn của nguyên tắc giáo dục này, sách vở từ ngàn xưa đã day rằng: Một kẻ có học mà không có lòng nhân là một kẻ ác. Đó là nói đến trường hợp một kẻ không giữ lòng nhân, nhưng vẫn được dạy bảo về chữ Nhân Lễ Nghĩa, nên khi ra làm việc vẫn trở thành những kẻ đại ác, làm hại cho xã hội hơn là có khả năng hành thiện giúp ích cho đời.

Nay trong lối giáo dục của Việt cộng, người ta đã không tìm thấy có trong chương trình những bài học về luân lý, về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung. dạy cho con người biết thương yêu nòi giống, nghĩa đồng bào, đùm bọc lấy nhau. Trái lại, chỉ ra ra “ hồng hơn chuyên” bỏ hẳn phần Đức dục, Tệ hơn thế, còn áp đặt trên các thế hệ sau 1954 ở bắc, và trong nam sau 1975 một lối giáo dục đáng kinh tởm theo khẩu hiệu viết từ trong nhà trường và ra đến đầu đường xó chợ là: “ sống… học tập theo gương bác hồ vĩ đại”! Hoặc giả, dạy cho trẻ Việt Nam biết kính yêu tên đồ tể của nhân loại là Stalin như” “ thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương ông thương mười”. Hay là dạy người ta đi theo bài thờ nô lệ: “ bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương” ( tố hữu). Các bạn trẻ nghĩ gì về loại văn thơ này? Bạn đã nhìn thấy nền luân lý xã hội của Việt Nam hôm nay ra sao? Đó, có phải là kết qủa của lối giáo dục vô luân, vô đạo của Việt cộng hay không?

Nhưng Hồ vĩ đại ở điểm nào thế?

Hồ chí Minh, có lẽ trở thành kẻ vĩ đại là vì suốt một đời không biết đến cha mẹ mình là ai, tên gì? ( ngay trong cả những cuốn sách mà ai cũng biết là của Hồ ký dưới tên Trần dân Tiên hay T. Lan, Hồ có bao giờ nhắc đến tên cha mẹ của “ bác “đâu?) Và rồi họ chết lúc nào, sống ra sao? Hồ có khi nào nhắc đến? Rồi có ai, hãy hỏi ngay cả những người kề cận với Hồ xem, họ có bao giờ bắt gặp Hồ dù trong lén lút, hay trong công khai, đã đốt cho cha mẹ mình một nén nhang hay không?

Nghĩa tử là nghĩa tận, mọi người đều nói thế, dù là ma cô, dĩ điếm hay kẻ gian ác, tội phạm, có lẽ cũng còn biết thương xót, khóc cha mẹ mình khi họ vĩnh viễn ra đi, nhưng Hồ thì không! Một kẻ không biết đến cha mẹ mình là ai, không đốt cho cha mẹ được một nén nhang khi cha mẹ qua đời mà dám bảo kẻ ấy là người thương dân thương nước được hay sao? Hồ không biết thương cha mẹ, người đẻ ra Hồ. Y có thể thương người dưng nước lã được chăng? Chẳng lẽ đó là cái “ đạo đức “ mà Việt cộng định nghĩa và chúng muốn những thế hệ Việt Nam phải học noi theo?

Bất hiếu, là một trong những tội đại nghịch của con cái đối với cha mẹ, mà không một xã hội loài người nào mà không lên án gắt gao (có lẽ chỉ có xã hội loài thú mới không đặt ra vấn dề này thôi). Nhưng nay thì Việt cộng đang rất hãnh diện mà rao truyền chủ trương giáo dục của chúng là: “ học tập theo gương bác hồ vĩ đại” đấy! Và “bên kia biên giới là nhà” nên chúng hỗ trợ cho Trung cộng đặt nền hành chánh trên Tam Sa và nay đưa rước Trung cộng sang những đặc khu ở Tây Nguyên đấy! Vậy hãy hỏi xem, nền giáo dục ấy ra sao? Có phải là một nền giáo dục vô đạo, phi nhân bản hay không?

Sau khi trả lời, tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tạ ơn trời đất, tạ ơn vong linh của tiền nhân còn bảo vệ nòi giống, còn bảo vệ con cháu, nên cả mấy thế hệ qua cũng chẳng có mấy kẻ đi theo cái đường lối giáo dục “đặc biệt” ấy của nhà nước và đảng Việt cộng, may ra có một ít trong số các đoàn đảng viên của chúng học noi theo mà thôi, còn dân ta thì không. Và dĩ nhiên, khi chúng đi theo con đường ấy, chúng phải trả giá cho chương trình của chúng.

1. Giá của một cuộc lừa đảo: Dân chúng xa rời chế độ bất nhân.

Sự việc đầu tiên là sau khi kết thúc chiến tranh, dù chúng vẫn giữ y nguyên, hoặc mạnh tay hơn nữa trong hệ thống công an trị và guồng máy tuyên truyền để kềm chế nhân dân thì di sản của những cuộc truyên truyền sảo trá, của sách lược giáo dục bất nhân, vô đạo của chúng vẫn lộ diện và đổ vỡ. Lý do, người dân sau chiến tranh đã biết nhìn ra bên ngoài, biết nhìn ra sự thật của miền nam, nhìn ra cái khẩu hiệu ghê tởm “hạt gạo cắn làm tư” trong mưu toan lừa bịp của chế độ Hà Nội. Từ đó, họ không còn lấy một chút tin tưởng nào vào cái nhà nước Việt cộng này nữa. Hơn thế, họ đã nhìn chúng bằng cặp mắt khác, chỉ chưa tích cực tỏ thái độ mà thôi. Bởi vì, dân miên nam không đói , dân miền nam không nghèo khổ, dân miền nam không bị Mỹ Ngụy bóc lột. Trái lại, dân miền nam có cuộc sống qúa sung túc và hưởng được tất cả những tiện nghi về vật chất. Phần tinh thần thì sống sung mãn trong đời sống nhân bản có Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý che chở. Đây là mức sống, nhìn qua thì không lấy gì làm đặc sắc cho lắm. Nhưng nếu để cho Việt cộng dẫn đường thì có lẽ hàng trăm năm sau miền bắc chưa thể có được những cái, mà miền nam đã có vào năm 1975.

Kế đến, việc đi tìm chồng tìm con sau chiến tranh đã tạo ra một lỗ hổng đau đớn gấp trăm, gấp ngàn lần cái vui gỉa tạo, nhảy múa mừng cái gọi là giải phóng miền nam của cán bộ, nhân viên của đảng và nhà nước tạo ra. Chúng vui mừng vì cướp được hàng trăm, hàng ngàn mặt hàng từ nam ra chia nhau, nhưng những bà mẹ, những thiếu phụ khốn khổ đi tìm chồng tìm con kia chỉ thấy một nỗi đau nhục nhằn. Đã mất chồng, mất con, mất cháu, nay niềm mơ ước được giải phóng cũng bị tiêu tan. Cầm cuốn sổ thương binh, cái bằng liệt sỹ với lòng uất hận nhà nước. Nay cầm thêm cái bảng đi kêu oan là mất đất mất nhà nữa đã đắp đầy khổ đau cho đời họ. Họ được gì và mất gì? Họ có giữ im lặng, không nói mãi không? Hay phải tìm ra câu trả lời cho những oan khiên này?

Một sự thật nữa là, nhờ vào sự việc mắt thấy tai nghe, nhờ vào sự kiện kết thúc chiến tranh, người dân đất bắc ngày nay đã có đánh gía về chúng chuẩn xác hơn. Họ biết, chẳng làm gì có việc chống Mỹ cứu nước. Chẳng làm gì có chuyện giải phóng miền nam, nó chỉ toàn là những chiêu bài lừa đảo thôi. Vì thực tế, nơi cần được giải phóng là miền bắc chứ không phải miền nam. Theo đó, chỉ có hai lý do để chúng đẩy cả nuớc vào chiến tranh: Một là Hồ muốn mở đường cho Trung cộng tràn xuống nam. Hai là Hồ muốn tiêu diệt bớt những thành phần có đầu óc Dân Trí, Độc Lập của dân ta ở trên cả hai miền mà thôi. Bằng chứng là: miền bắc thì bị tiêu diệt trong cuộc đấu tố. Miền Nam thì bị dập vùi bằng việc tập trung cải tạo các viên chức miền nam, đẩy thành phần sinh viên, học sinh lớp lớn, trí thức ở miền nam ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội bằng cái phiéu lý lịch. Rồi mở những cuộc đánh cướp của miền nam qua những lá bài đánh tư sản mại bản! Phần chúng đứng trên những luống cày bất nhân mà hưởng lợi.

Tuy thế, nước ta có cái rủi là chiến tranh. Cái may là kết thúc, nhưng cái họa lại quy về cho Việt cộng, dù hiện nay, thảm cảnh vẫn đổ xuống trên toàn dân. Sở dĩ có chuyện nghe ra nghịch lý này là vi: sau chiến tranh, những người dân khốn khổ miền bắc năm xưa là những người đã giúp Việt cộng bám vào được cái gọi là vinh quang gỉa tạo của chiến thằng, lại chính là những quan án khi nhìn ra tất cả mọi sự thật phơi bày trước mắt. Rồi họ sẽ là những phán quan , duyệt xét lại toàn bộ những hành động gian ác, bạo tàn cũng như những trò tuyên truyền bịp bợm của chúng. Khi nhìn ra, tôi tin rằng, họ sẽ là những bước tiên phong tiêu hủy cái căn nhà quái ác cộng sản này. Nói cách khác, cuộc hồi sinh cũng lại sẽ bắt nguồn từ đất bắc. Nơi sinh ra chúng thì cũng chính là nơi chôn vùi chúng. Ngày ấy tôi nghĩ không còn xa. Bởi vì trong ánh mắt của người dân đất bắc hôm nay đã có những tia nhìn nghiêm khắc về cái hành động vô nhân tính của chúng rồi.


2. Tìm một niềm tin mới.

Chuyện người dân đất bắc lúc gần đây thường tập họp lại thành những ngọn sóng lớn với khối lượng hàng năm bảy ngàn, hoặc già, cả chục ngàn người, có khi lại hàng ngũ chỉnh tề tay cầm ngành vạn tuế đi rước Công Lý trên đường phố Hà Nội, tuy là những tụ họp mang tích cách tôn giáo trong những giờ cầu nguyện, chầu lễ, bảo vệ và hỗ trợ tìm Công Lý, nhưng hẳn nhiên không phải là vì tình cờ, hay ngẫu nhiên mà có. Nhưng là kết hợp của một sự kiện nghiêm chỉnh: Người dân đất bắc đang đi tìm niềm tin mới để thay thế cho cái bạo tàn độc ác của nhà nước Việt cộng.

Thật vậy, ngay khi một người học trò còn khá trẻ của miền nam được điều ra ngoài bắc, từ Lạng Sơn rồi về Hà Nội làm việc, dù hoạt động của ông chỉ ở trong phạm vi giáo dục và có tính cách tôn giáo, nhưng không kể lương cũng không kể gíao, kể cả các quan cán nhớn nhỏ của nhà nước nữa, thẩy đều nhìn ông bằng một đôi mắt dò xét thận trọng. Sau ánh mắt dò xét, đặt để lên trên người lãnh đạo trẻ này, người ta đã nghĩ đến một cuộc hồi sinh. Hồi sinh trong niềm tin tự quyết. Hồi sinh trong quyền làm người. Hồi sinh để kiến tạo và sống một ngày mới và hồi sinh để đổi mới xã hội.

Đó là những nấc thang, những bước đi mà có lẽ toàn thể dân tộc ta đang nhắm đến. Đó chính là sức sống của một Niềm Tin đã trở lại.

Thật vậy, Hà Nội và miền bắc nói chung, đã từ lâu lắm rồi, chưa bao giờ có những cuộc tụ họp tự phát và bền bỉ đến như vậy. Ngay cái ngày gọi là “giải phóng miền nam”, các loa của nhà nước có mở hết kích cỡ thì người ta cũng chỉ đổ nhau ra đường múa hát vài bài ca rồi trở về với cuộc sống thê thảm vốn có, không để lại trên nét mặt người đi reo hò một niềm vui hay một ý hướng nào, nếu như không muốn nói là thêm một tuyệt vọng. Nhưng nay thì khác rồi. Người ta đi và đến tụ họp lại với nhau không phải vì các cái loa mở hết công xuất đang hò hét réo gào. Nhưng đi vì tiếng tiếng réo gọi từ trong tim, từ trong dòng máu còn lưu chuyển. Đi vì niềm tin. Đi vì tiếng gọi của non sông của nòi giống để đòi lại Tự Do, Nhân Quyền, Dân Chủ và Công Lý cho mình và cho tha nhân. Đi đòi lại quyền làm người của con người đã bị nhà nước và đảng cộng sản cướp giựt của họ từ nhiều năm qua. Theo đó, bước đi ấy là bước đi vững chắc và là do sự tự phát.

Khởi đi từ tiềng gọi của con tim và dòng máu Việt Nam ấy, một ngày trong mùa Noel 2007, hàng hàng lớp lớp ngườì dân Hà thành, cuộn lên như dòng nước lớn, đổ về chung quanh khu Nhà Thờ Lớn Hà Nội, gặp nhau trên phần đất có tên Toà Khâm Sứ, nơi mà từ địa sở vật chất cho đến ý nghĩa tinh thần của dòng người ấy đã bi Việt cộng dùng mã tấu mà cường đoạt lấy sau cái ngày 20-7-1954 đến nay. Nên họ đổ về đây, bền bỉ nối vòng tay, tim liền tim, chí liền chí, quyết đòi lại phần di sản thiêng liêng thuộc về họ và con cháu của họ.

Đây có phải là những cuộc họp bạo loạn như nhà nước Việt cộng cho tuyên truyền không? Không. Đây chỉ là những cuộc tụ họp trong trật tự, hiền hoà. Cuộc họp của những đôi mắt còn sáng và niềm tin đang lớn dậy. Ở nơi đây, người ta không tìm được một cõi lòng mang óan hận, nhưng là tình yêu thương trong tha thứ được thể hiện. Ở nơi đây, người ta không tìm được những ràng buộc tranh chấp, nhưng có sẵn những tấm lòng an hòa, giải đáp và sẵn sàng đem chân lý vào nơi lỗi lầm. Và hơn thế, ở đây có cả những tấm lòng nhân ái, không những chỉ tha thứ cho kẻ thù của dân tộc này, mà còn cầu nguyện cho chúng được hưởng an bình trong tâm hồn nữa.

Ước nguyện là thế, và hơn thế, họ đã kiên nhẫn gõ những cánh cửa được tuyên truyền là vì dân, cho dân. Kiên trì gõ những cánh cửa đã tuyên truyền rằng là có Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Kết qủa, những cánh cửa ấy đã chẳng mở ra, tệ hơn thế, nó còn được đóng thêm ván tham lam. Đóng thêm bản lề độc ác. Xây thêm tường bất nhân. Đào thêm hố ngăn cách. Và Rào cho chắc, khoá cho chặt để không bao giờ còn mở ra, để mặc chúng tự tung tự tác trong âm mưu vẽ lại họa đồ, tạo ra giấy tờ mạo nhận chủ quyền trên khu đất cưóp đoạt, để phân lô, buôn bán chia tiền cho nhau. Trước những hành động bất nhân, phi pháp ấy của nhà cầm quyền Việt cộng, người ta bảo rằng, quỷ địa ngục cũng không thể ngồi yên, chứ nói chi đến con người. Người giận sự bất công thì nói như thế thôi. Thực ra, con người vẫn có những hành sử của con người và Công Lý thì có bước đi của Công Lý.

Trong bước đi của Công Lý ấy, người con của hiền hậu, ôn nhu và rất khiêm cung bảo rằng: “Đất ấy chẳng phải là của Tàu, chẳng của Tây, nhưng là của Toà Giám Mục Hà Nội”. Có người cắt nghĩa rộng ra là: Đất nước ấy là của người Việt Nam, chẳng thuộc cộng sản Tàu cũng chẳng phải là của tư bản Tây, lại càng không phải là của Việt cộng!

Qủa cảm thay. Nghiã khí thay!

Âm thanh ôn nhu nhưng lời rắn rỏi ấy đã truyền vào đến tận tim lòng mọi người Việt Nam. Rồi âm thanh vượt tường, băng sông, qua núi mà truyền đi khắp mọi nơi cho đến tận rừng sâu, núi thẳm và vang vọng ra bầu trời hải ngoại. Những ánh mắt Việt Nam bỗng bừng sáng lên niềm hân hoan để đón nhận âm thanh như thần khí, truyền vào sức sống và tạo lại niềm tin cho những qủa tim đang khô héo hoặc đã cạn ước mơ. Họ vui mừng nối tay nhau mà truyền đi âm thanh mang sức sống và niềm tin ấy.

Trong khi đó, tập đoàn Việt cộng Hà Nội bỗng ngơ ngác, rồi kinh hoàng nhìn nhau khi nghe được âm thanh phản hồi đầy sinh động ấy. Một âm thanh mà chúng tin rằng đã giết được từ lâu, không còn sức hồi sinh nữa. Sao nay bỗng trở dậy một cách mãnh liệt như thế? Chúng hoảng loạn hỏi nhau: Thần chết đã đến đón bác đảng rồi hay sao? Chịu trói chăng? Sau lúc chấn động, chúng bảo nhau: Không. Chưa đến giờ chết! Có lẽ đất của Tàu. Chúng cử Dũng đi chầu Trung quốc.

Sau chuyến đi Trung Quốc của Dũng, Công Lý trên phần đất Việt lại bị chà đạp thêm một lần nữa. Đêm 19-9-2008. Hàng hàng lớp lớp chó nghiệp vụ của chế độ bao vây Toà Giám Mục, kéo xe đền ủi đất chiếm. rôi mở loa tuyên truyền là làm công viên cây xanh cho thành phố. Màn kịch một đã chấm dứt bằng phương sách: Không được ăn thì đạp đổ, làm gì có Công Lý trên phần đất cộng tạm chiếm đóng.

Đêm ấy, bạo lực có giết chết được niềm tin đang lớn dậy trong lòng mọi người hay không?

Không. Trái lại, ngọn lửa của niềm tin mỗi lúc thêm ngời sáng. Ý chí của niềm tin Tự Quyết mỗi lúc càng làm cho đồng bào ta mạnh mẽ thêm. Thật vậy, vào trưa ngày hôm sau 20-9-2008, không phải chỉ có mấy chục người trong phòng họp, nơi được gọi là văn phòng nhân dân thành phố Hà Nội, tái mặt, kinh hoảng, mà tất cả mọi người Việt Nam và thế giới đã bàng hoàng đến kinh ngạc khi nghe một án lệnh phán trên đầu trên cổ những viên chức của nhà nước Việt cộng răng: “ chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét…” và rằng: “ tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng”. “ Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.”

Bút mực nào có thể tả nổi lóng can trường của vị Tổng Giám Mục Hà Nội? Sách vở nào ghi cho hết được ý chí vượt thắng của người Việt Nam. Bởi lẽ, án lệnh được dừng lại ở đó, nhưng tất cả mọi người đã hiểu rằng: Người dân Việt Nam thấy xấu hổ khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam, nhưng do nhà cầm quyền Việt cộng cấp phát! Và một trong các điều phải xâu hổ ấy là nhà nước này đã tự cho mình cái quyền cướp đoạt tài sản của toàn dân, lại còn cướp giựt luôn tài sản tinh thần của con người là quyền tự do về tôn giáo! Và cũng không biết tôn trọng nhân phẩm con người và công lý của xã hội…

Thành thật thay! Qủa cảm thay!

Nước Việt Nam còn, lịch sử còn, thì lời tuyên bố ấy còn được ghi vào trong sách sử. Đây chính là một án lệnh đành cho những tội phạm của dân tộc này. Nó không phải chỉ có hôm nay, nhưng còn là mãi mãi.

Dĩ nhiên, lời lẽ đó phát xuất từ quả tim đầy nhiệt huyết, đây yêu thương và rất mực chân thành. Và chỉ từ nguồn sống thật mới đủ khà năng giúp Ngài vượt lên trên sự chết, để nói thay cho nhân dân những điều dân muốn nói. Thế nên, trong lúc toàn dân vui mừng, hân hoan vì thấy phần đất hồi sinh, thì từ bên trong cái rọ, cái cũi cộng lại có những tiếng hò hét man rợ:

-- Đấu tố nó, đấu tố nó đi………
-- Giết, giết nó đi………

Tiếp theo, muôn vạn cái loa tuyên truyên trên cả nước, hơn 600 tờ báo in và báo điện của Việt cộng đã đồng loạt dơ cao tay, mở lại trò đấu tố sở trường của nhà nước. Chúng chặt đầu, chặt đuôi câu nói để có thể tạo ra một bầu không khí “ hừng hực ngọn lửa đầu tố “ giết người cướp của vào năm 1954.

Kết qủa, cái trò tạo tin lừa phỉnh ấy ngày nay không còn lừa gạt được ai nữa. Chúng càng tạo tin, thì những mảng tin tự tạo ấy càng giống phân bùn ném vào mặt chế độ mà thôi. Bởi lẽ, chỉ vài phút sau, khi rời phòng họp ấy, nguyên văn bài phát biểu của vị Tổng Giám Mục này đã được truyền đi khắp nơi trong nước, tỏa ra trên thế giới. Mọi ngưòi tâm phục khẩu phục lòng can đảm phi thường, ý chí kiên cường và lòng hy sinh dũng cảm của Ngài đối với đất nước. Hơn thế, người ta còn hiểu được rằng, Ngài không thách đố, nhưng đã đặt tương lai của đất nước trên cả sinh mệnh của mình. Và Ngài không khoa trương, nhưng đã sẵn sàng ” thí mạng sống mình vì đàn chiên”

Dĩ nhiên, khi phải đối diện với tấm lòng trong sáng vì non sông và đất nước ấy, những mảnh vụn của bản tin giả tạo kia dần thành rác rưởi. Bởi chính Ngài, giữa lúc nhà nước dấu mặt hò hét đòi đấu tố, đòi giết chết nó đi. Ngài lại một lần nữa, rất ung dung trong tình cảm của con ngưòi, sắn quần lên qúa gôi lội nước bùn mà đi thăm dân. Lời nói làm rúng động lòng người vẫn còn kia, nay lại thêm những dấu chân lội bùn này đã biến Ngài thành một niềm tin, một tượng đài yêu dân thương nước không gì có thể che khuất được. Nhìn sự kiện, nhiều người cho rằng: Bạo ác đã phãi dừng chân trước niềm tin và Công Lý. Phần Ngài, Ngài chỉ chân phưong cho rằng, nếu có phải đi tù vì dân, thậm chí, có thể hy sinh mạng sống vì đàn chiên thì Ngài đã sẵn sàng. Như thế, cái vũng nước bùn kia có là gì để ngăn cản bước chân của Ngài đến với người dân trong lúc họ gặp tai trời ách nước! Cao qúy thay, tâm tình của một con người chân thật.

Từ đó , mọi người đều nghĩ rằng: việc săn quần lên qúa gối để đi thăm dân trong lúc dân gặp nạn, tuy là việc làm rất nhỏ bé, nhưng chính nghĩa cử chân tình ấy đã tạo nên một tầm vóc lớn của người lãnh đạo. Tầm vóc ấy khả dỉ là một tâm điểm cho ngưòi ta đặt vào đó một niềm tin. Niềm tin tự quyết trong cuộc Hồi Sinh của dân tộc. Và chính sự kiện có hàng hàng lớp lớp ngưòi cầm ngành vạn tuế đi đòi Công Lý ở giữa lòng Hà Nội hôm nào, phải được kể là một bước tiến thứ hai của sự kiện lấy lại niềm tin để tạo ra một ngày mới đáng sống…

Tuy nhiên, nếu chỉ nói đến sụ kiện bắt đầu của cuộc hồi sinh là chưa đủ. Nhưng phải vun tuới cho các chồi lộc theo nhau nẩy mầm và sinh trái trên toàn quốc nữa. Giai đoạn hai này thuộc về mọi người, chẳng trừ ai, kể cả các cán bộ, cán binh trong hàng ngũ của nhà nước đã nhìn ra chân lý. Bởi lẽ, nếu chỉ có một vài nơi như Thái Hà, Toà Khâm Sứ mọc lên những mầm sinh Công Lý, nhưng không được các vùng khác kiên trì hỗ trợ và mọc lên theo, chồi lộc non ấy rất dễ bị rơi vào khoảng cô đơn và sẽ làm mồi cho nhà nước đem nước sôi, thuốc độc đến tận nơi mà dìm dập những chồi non vừa nẩy lộc ấy. Theo đó, việc của người sống trong vùng đất đang hồi sinh hôm nay là đi lên, tiếp sức cho chồi lộc phát sinh hoa trái, chứ không phải là ngồi nhìn chồi non kia héo uá.

Nói cách khác, người Việt Nam hôm nay cả trong cả ngoài, đều phải tự tạo cho mình một cái tinh thần tích cực của người nông dân là: Bước xuống cánh đồng khô cạn để cày bừa, phá đất, gieo giống sau khi có những cơn mưa, chứ không phải là ngồi chờ để cho mùa màng tự phát sinh!

Trong tương quan ấy, đây có lẽ là thời cơ thuận tiện nhất cho cuộc Hồi Sinh trên toàn quốc nẩy mầm tươi mới. Bởi lẽ, nhà nước Việt cộng ngày nay đã công khai hóa việc đón rước Trung Cộng xuôi nam. Sau khi chúng đã ký những công hàm bán nước năm 1958, đến những hiệp thương, hiệp định giao vùng đất Bản Giốc ,Nam Quan, Tục Lãm, Lão Sơn cho Trung quốc. Rồi hết lòng ủng hộ Tàu trong việc họ thiết lập nền hành chánh trên Hoàng Sa và trường Sa qua vụ việc ngăn cấm, bắt bớ sinh viên, học sinh phản đối Trung quốc xâm lược nước ta. Nay chúng lại chính thức ký giao vùng Tây Nguyên nước ta cho Trung Cộng làm đặc khu ( quân sự, tự trị?) dưới lá bài khai thác Bauxite, nhưng thực chất là bác đầu cầu cho một nền thống trị mới của Trung cộng ở trên nước ta. Để biến đất nước của Việt Nam ta thành một phiên thuộc, hay là một tỉnh bang như Quảng Châu, Phúc Kiến của Trung cộng?

Từ những việc làm này, Việt cộng không còn phương cách bào chữa cho những hành động của chúng. Trái lại, chính những giấy tờ này đã xác minh chúng là kẻ thù của dân tộc ta. Ai cũng biết, Dân tộc Việt Nam là giòng giống khoan hậu, nhân ái, nhưng cái gía của Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung phải trả là sự bị tiêu diệt trưóc khi chúng có khả năng rước voi về dày đất tổ. Dĩ nhiên, Lich Sử vẫn là sự tái diễn của những giây phút tình cờ nối tiếp nhau.

Để kết, khi bước vào vùng đất hồi sinh, có lẽ, chúng ta cũng nên mạnh dạn một lần đổi thái độ, đổi cách suy nghi, để cùng nhau Hồi Sinh trong niềm tin tự quyết. Hồi Sinh trong quyền làm ngưòi. Hồi Sinh để kiến tạo một ngày mới đáng sống và Hồi Sinh để đổi mới xã hội. Chúng ta không nên ru ngủ mình hoặc là ru ngủ ngưòi khác bằng những điệu ru tiêu cực như:

- Chúng đang dãy chết. Chúng sắp tàn cuộc. Chúng đang tìm cách vơ vét thêm tý nữa rồi bỏ chạy, hoặc gỉa, chúng đang thay đổi….

Đó là những câu lừa dối mà ngày đêm chúng mong ước người Việt Nam ru nhau như thế. Ru càng lâu, ru càng nhiều, chúng càng có cơ hội bám vững trụ quyền lực. Để sau khi, Trung cộng đã hoàn toàn Giải Phóng tây nguyên, rồi nhờ Trung cộng gúp sức, bạo lực của chúng quay lại. Khi ấy, nó sẽ đè nặng xuống trên đầu, trên cổ ngưòi dân ta, có khi còn gấp trăm gấp ngàn lần những thống khổ mà dân ta đã phải gánh chịu trong mấy chục năm vừa qua. Bởi vi:

Tình người không thể phát sinh dưới chế độ cộng sản. Nhưng trong vùng đất Hồi Sinh, chúng ta sẽ tìm được Công Lý.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 703 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0