Sau
nhiều vụ bắt giữ ngư dân Việt Nam đòi tiền phạt của Trung Quốc, dư luận
tỏ ra phẫn nộ vì thái độ bá quyền cũng như bất chấp thông lệ quốc tế về
gải quyết các vi phạm vùng đặc quyền kinh tế trong lúc đang tranh chấp.
AFP PHOTO
Ngư dân Việt Nam lo lắng trước việc nhiều người bị phía Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền phạt.
Thời gian gần
đây, Trung Quốc
liên tiếp chứng tỏ sức
mạnh quân sự của mình qua các động
thái như tịch thu tàu đánh cá, giữ người đòi tiền
chuộc và cùng lúc nhiều trang mạng tiếng Hoa cổ
võ cho hành động ngang ngược này.
Mặc
Lâm phỏng vấn ông Dương Danh Dy, cựu
viên chức ngoại giao cao cấp có kinh nghiệm hơn 25 năm làm việc
tại Sứ Quán Việt Nam ở Bắc
Kinh, để biết thêm quan điểm cũng như kinh nghiệm của ông về
vấn đề này.
Chủ
trương của Bắc Kinh
Mặc
Lâm:Thưa ông Dương Danh Dy, chắc ông cũng đã biết
là mới
đây Trung Quốc đã cho bắt giữ những
tàu đánh cá của Việt Nam và họ
đòi những
số
tiền
chuộc
rất
lớn.
Những
việc
vừa
xảy
ra có phải là do những địa phương
của
Trung Quốc tự phát hay là từ
chủ
trương
của
lãnh đạo
Bắc
Kinh?
Ông Dương
Danh Dy:Họ nói rõ là tàu Ngư
Chính số bao nhiêu đấy (tôi không nhớ) là một quân hạm
được biến thành tàu đánh cá. Đó là một tàu rất lớn.
Và nhiệm vụ của đoàn tàu kiểm
tra vùng đánh cá trên Biển
Đông mà họ gọi là vùng của họ, thì có nhiệm
vụ bắt giữ, xua đuổi
tất cả những ngư
dân nước ngoài đến đánh cá tại nơi họ
gọi là "không hợp pháp". Đây là chủ trương của
họ rồi chứ không phải
là hành động đột xuất.
Đây là chủ trương của
họ rồi chứ không phải
là hành động đột xuất.
Ô. Dương Danh Dy
Mặc
Lâm:Trước sự việc có tính hiển
nhiên này thì ông thứ trưởng ngoại
giao của
Việt
Nam lại
dùng danh từ “giao thiệp” để nói về
việc
ông nói chuyện với đại sứ
Trung Quốc tại Hà nội. Là người
trong ngành ngoại giao, xin ông cho biết
từ
ngữ
“giao thiệp” được dùng nơi
đây có chính xác và có đủ để nói lên tầm
quan trọng
của
vấn
đề
hay không? Và đây có phải là từ chính thức
được
dùng với
tất
cả
các đại
sứ
nước
ngoài hay chỉ để dùng riêng với
Trung Quốc, thưa ông?
Ông Dương
Danh Dy:Nói về ngoại giao thì nó có mức
độ đấy nhé, tức là nếu mà gặp
để phản đối thì nó khác. Đây gọi là "giao thiệp"
tức là bàn bạc với nhau thôi, tức
là nó có nhẹ hơn nhưng mà thực
chất về nội dung vẫn
là chuyện yêu cầu anh phải thả ngư
dân của tôi ra, không được đòi tiền chuộc. Về
mặt bên ngoài thì ta nói
giao thiệp với nhau, bàn bạc với nhau về
chuyện này thôi. Theo tôi
thì đây là một cách khôn
ngoan chứ không phải là cách yếu đuới gì đâu.
Tôi thì tôi vẫn
nghĩ cái mục tiêu thứ nhất của
chúng ta là làm thế nào,
khi người ta đã bắt người của
mình rồi, bắt thuyền rồi,
bắt ngư dân của mình rồi,
bây giờ để họ phải
thả mình ra, họ không lấy được tiền,
mà họ không cảm thấy mất
sỉ diện, ttheo tôi, ngươì Việt Nam chúng ta đều
như thế đó, miễn làm sao đạt
được mục đích cuối cùng, còn hình thức thì không quan trọng lắm.
Đối sách của Việt Nam?
Mặc
Lâm:Ngư dân Quảng Ngãi liên tiếp
bị
chấn
động
vì những
hành động
bắt
người
giữ
của
và đòi tiền chuộc, liệu Việt
Nam có nên xem lại hệ thống
biên phòng của mình nhằm bảo vệ
hữu
hiệu
hơn
cho người
dân hay không, vì theo chúng tôi được biết thì cho đến
nay, phương
tiện
vũ khí của bộ đội biên phòng vẫn
còn quá thô sơ so với Trung Quốc.
Ý kiến
ông về
vấn
đề
này ra sao?
Ông Dương
Danh Dy:Tất nhiên là về
lực lượng bộ đội
biên phòng của mình trên
biển thì còn phải tăng cường thêm nữa. Nói thẳng ra trong chuyện này thì tôi nghĩ rằng những người
lãnh đạo Việt Nam cùng như là nhân dân Việt Nam đều biết
đây là cuộc rất tốn kém, không thể
ngày một ngày hai mà
chúng ta có được đầy đủ tàu biên phòng, rồi
tàu biên phòng chạy với tốc độ
nhân, vân vân.
Mặc
Lâm:Theo báo chí đưa tin thì người
dân Quảng
Ngãi như
đang sống
trên lò lửa vì ra khơi thì họ
lo sợ
bị
bắt
nhưng
ở
nhà thì không có cái ăn. Ông có thấy đây là vấn
đề
mà nhà nuớc phải chú ý triệt
để
hơn
so với
những
lời
lẽ
chống
đối
yếu
ớt
rất
ngoại
giao mà Việt Nam đang áp dụng hiện
nay hay không?
Ta vẫn phải sống,
ta vẫn phải làm chứ. Các tư lệnh
bộ độibiên phòng địa
phương Quảng Ngãi khuyến khích ngư dân Việt Nam vẫn
ra khơi, ngư dân vẫn tổ
chức thành từng đoàn bảo vệ...
Ô. Dương Danh Dy
Ông Dương
Danh Dy:Không đến nỗi như
thế đâu! Ta vẫn phải sống,
ta vẫn phải làm chứ. Các tư lệnh
bộ độibiên phòng địa
phương Quảng Ngãi khuyến khích ngư dân Việt Nam vẫn
ra khơi, ngư dân vẫn tổ
chức thành từng đoàn bảo vệ, rồi
có những phương tiện như
máy bộ đàm để kêu gọi, nếu
cần nhờ bộ đội
biên phòng giúp đỡ. Chúng
ta vẫn làm.
Tôi xin nói thẳng
ra là nghe như bên ngoài
- những người ngoài cuộc thì tôi biết rằng là người
ta cũng tức vì sao mình yếu, mình kém, mình nhẹ như thế
này, nhưng thực ra tôi vẫn nghĩ đến câu các cụ mình nói là "một sự nhịn
chín sự lành".
Mặc
Lâm:Nhưng nếu ta càng nhân nhượng
thì họ
càng lấn
tới
thì sao?
Ông Dương
Danh Dy:Không. Đã đến lúc chúng ta không để như vậy.
Bây giờ còn nhẫn nhịn được
thì tôi nghĩ chúng ta chúng vẫn
phải nhẫn nhịn miễn
là những trường hợp cơ
bản là thả ngư dân, không cho tiền
chuộc, chúng ta giữ được. Người
ngoài không biết, họ tức họ
nói mình mất mặt, Việt Nam kém thế
này, vân vân.
Tôi nói thật,
tôi trong giao tiếp ngoại giao, tôi đã nói vớiđại
sứ Thái Lan rằng "này tôi đổi cho mày đấy, mày sang ở chỗ tao, tao sang ở
chỗ Thái Lan, máy sẽ biết ngay là ở
với cái anh phương Bắcnày sẽ như thế
nào chứ không phải như anh ở
cách xa, anh khôngcó tiếp giáp rồi anh ngồi anh nói thế nào cũng được." Nó khó lắm, khó lắm.
Tôi là người
trong cuộc và nói thẳng ra là tôi cũng được tiếp xúc với
nhiều cấp cao, thậm chí thượng đỉnh đấy,
thì tôi biết là khó lắm chứ không phải
dễ đâu.
Mặc
Lâm:Một vấn đề
nữa
là tuy ngư dân Việt Nam bị
bắt
nhưng
nhiều
trang mạng
tiếng
Hoa vẫn
lên tiếng
sỉ
vả
người
bị
hại
trong khi đó Bắc Kinh không hề lên tiếng
ngăn cản
hay có biện pháp thích hợp đối
với
những
trang viết này. Bộ Ngoại Giao Việt
Nam phản
đối
như
thế
nào về
hình thức
tấn
công bằng
vũ khí internet này, thưa ông?
Ông Dương
Danh Dy:Mình có làm hết chứ. Tôi xin nói chẳng
hạn như cái chuyện họ viết
"lần đầu tàu hải quân Việt
Nam thăm Trung Quốc, cũ
nát như vậy mà cũng chiếm các đảo ở
Nam Haỉ của ta". Tôi biết chuyện này và chúng ta có ý kiến với
họ chứ, chúng ta có im đâu! Chỉ có cái là mình không công bố thôi.
Còn tôi với
tư cách một anh nghiên cứu thì tôi cũng lên mạng để cho đông đảo
đồng bào Việt Nam biết là họ mời
mình sang và họ coi mình
như thế đấy để
cho dân Việt Nam mình biết rõ. Gần đây hàng ngày tôi đều lên mạng
đọc khoảng độ gần
một chục mạng Trung Quốc,
thì tôi thấy rằng là gần đây giọng
điệu họ có dịu đi rồi
đấy, chứ không phải những cách chúng ta nói với họ
như vậy là không kết quả đâu.
Mặc
Lâm:Và cuối cùng thì ông nghĩ còn con đường
nào khác để có thể vừa ngăn chận
họ
tiếp
tục
lộng
hành mà không gây chiến tranh dù dưới
bất
cứ
hình thức
nào kể
cả
cuộc
chiến
kinh tế
mà chúng ta không cân sức với họ,
thưa
ông?
Ông Dương
Danh Dy:Đối với
một nước lớn như
Trung Quốc, mình là nước nhỏ mà lại
có nhiều vấn đề va chạm
với họ thì lúc nào mình cũng phải cảnh giác và biết
giữ mình thôi, nhưng mà chỉ có điều là thông tin rất
nhiều, rất nhiều chuyện
mà mình không nắm được hết thì nhiều
lúc do tình cảm sốc nỗi mà nhiều
khi mình xử sự không đúng.
Nhưng
mà do không nắm được tình hình tổng hợp, tình hình lớn,
tình hình chung, cho nên nhiều
lúc mình có ý nghĩ thế
này thế kia thôi, chứ còn cái nhất quán của chúng ta là giữ nguyên tắc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, chứ còn cách xử
lý như thế nào thì tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ từng lúc.
Mặc
Lâm:Xin cám ơn ông Dương
Danh Dy đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc
phỏng
vấn
ngày hôm nay.