Thứ Sáu, 2024-12-27, 3:09 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 9 » Động thái trịch thượng của Trung Quốc
9:49 AM
Động thái trịch thượng của Trung Quốc
2009-07-08

Dư luận trong và ngoài nước lại tiếp tục dấy lên những làn sóng phẫn nộ sau khi Trung Quốc chính thức đòi Việt nam phải kỷ luật các tờ báo có đăng bài của hai tác giả Phạm Chi Lan và Nguyễn Minh Phong phân tích sự độc hại cũng như thủ đoạn gian lận của doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng vào Việt Nam.

Động thái trịch thượng này được chính bà Phạm Chi Lan đánh giá ra sao và liệu lần này thì Bộ Thông Tin và Truyền Thông có làm theo yêu cầu này của Trung Quốc hay không? Mặc Lâm có

ông Hồ Tỏa Cẩm
ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Kinh tế - Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. photo courtesy X-cafe
bài viết chi tiết sau đây

Thẳng thừng cảnh báo

Người ta còn nhớ cách đây không lâu, sau vụ phát hiện độc tố có trong hàng hoá Trung Quốc, cả ba nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam đều có thái độ chính thức kiểm soát và cấm các mặt hàng bị nghi là nhiễm độc thì Trung Quốc có hai cách xử lý khác nhau.

Đối với hai nước Indonesia và Malaysia Trung Quốc thẳng thừng cho biết là hàng hoá của hai nước này sẽ bị phản ứng từ người dân Trung Quốc. Đối với Việt Nam  vì kim ngạch xuất của Việt Nam sang trung Quốc gần như số âm. Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội cấm các tờ báo loan tải tin tức có liên quan đến hàng Trung Quốc

Đối với hai nước Indonesia và Malaysia Trung Quốc thẳng thừng cho biết là hàng hoá của hai nước này sẽ bị phản ứng từ người dân Trung Quốc. Đối với Việt Nam họ không áp dụng biện pháp kinh tế vì kim ngạch xuất của Việt Nam sang trung Quốc gần như số âm. Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội cấm các tờ báo loan tải tin tức có liên quan đến hàng Trung Quốc có vần đề.

Hai thái độ đều có kết quả. Việt Nam ngưng việc loan tin và có loan cũng chỉ là trích lại từ nhiều nguồn khác của các hãng tin quốc tế. Indonesia và Malaysia sợ ảnh hưởng kinh tế đã cùng lúc làm ngơ mặc cho hàng kém phẩm chất Trung Quốc tiếp tục hoành hành.

Bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế, bà từng giữ chức vụ tư vấn cho văn phòng thủ tướng và có rất nhiều bài viết hay phỏng vấn giá trị trên các tờ báo lớn trong nước. Mới đây bà được phỏng vấn với đề tài hàng hoá Trung Quốc gây tác hại thế nào đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cũng có bài phỏng vấn bà dưới đề tài này vào ngày 25 tháng Sáu vừa qua.

Hai thái độ đều có kết quả. Việt Nam ngưng việc loan tin . Indonesia và Malaysia sợ ảnh hưởng kinh tế đã cùng lúc làm ngơ mặc cho hàng kém phẩm chất Trung Quốc tiếp tục hoành hành.

Mánh khóe lường gạt cổ điển của TQ

Một trong những ý kiến quan trọng của bà đối với doanh nhân Trung Quốc vào Việt Nam mua tôm giá cao sau đó chế biến và tiêm thêm hoá chất làm cho con tôm lớn và nặng lên để bán lại cho Việt Nam, bà nói:

Phạm Chi Lan: về mặt kinh tế thì cái cách họ làm thế này sẽ gây bất lợi rất lớn cho các doanh nhân việt nam, cho các nhà máy chế biến việt nam của ngành hàng xuất khẩu nói chung cũng như cho bản thân người nông dân, vì họ thu mua như vậy sẽ làm thâm hụt đi các nguồn cung cấp cho các nhà máy, cho các ngành xuất khẩu vẫn thường làm và do đó thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm đi hoặc có những khó khăn trong việc đảm bảo những hợp đồng đã thoả thuận với phía nước ngoài.

Doanh nhân Trung Quốc vào Việt Nam mua tôm giá cao sau đó chế biến và tiêm thêm hoá chất làm cho con tôm lớn và nặng lên để bán lại cho Việt Nam

Thứ hai nữa là cái cách họ mua như thế này của nông dân thì có thể trước mắt họ trả giá cao lên một chút thì người bán tưởng chừng như mình được lời nhưng mà xưa nay Việt Nam đã gặp nhiều chuyện với Trung Quốc rồi.

Thường là họ bắt đầu trả cao rồi sau đó họ nắm được thị trường rồi, họ khống chế thị trường ở mức độ nhất định, thì họ giảm giá xuống đột ngột hoặc họ dừng lại họ không mua nữa.

Thì lúc đó người sản xuất, người cung cấp sẽ hết sức là khó khăn.

Ứng xử theo đường lối cộng sản

Theo nguyên tắc thông thường, một chuyên gia kinh tế có bài viết nhận định về những tương quan có lợi hoặc hại từ hàng hoá nước ngoài vào nước mình phải trưng được bằng chứng cụ thể nhằm thuyết phục dư luận rằng nhận định của mình là có cơ sở.

Nước bị phản biện có toàn quyền chứng minh ngược lại với những gì mà phía người viết đưa ra nhằm khôi phục lại danh tiếng cho hàng hoá hay dịch vụ của nước mình. Nếu cao hơn nữa thì WTO có thể giải quyết trong trường hợp cả hai nước không tìm ra thoả thuận và cùng là thành viên của tổ chức này.

Thế nhưng Trung Quốc có cách ứng xử khác với thông lệ văn minh và được quy định trong văn bản WTO. Sau khi bài viết và trả lời phỏng vấn của Bà Phạm Chi Lan xuất hiện, ông Hồ Toả Cẩm, tham tán kinh tế thương mại của Trung Quốc được sự uỷ quyền của đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã chính thức thông báo cho Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam rằng phải chú ý nhắc nhở, khuyến cáo...các tờ báo có đăng bài viết của hai tác giả Phạm Chi Lan và Nguyễn Minh Phong vì họ đã có những phát biểu không hữu nghị..

Ông Hồ nhấn mạnh rằng báo chí phải làm theo thỏa thuận của 2 chính phủ, 2 nhà nước.

Tệ hơn nữa, ông Hồ Tỏa Cẩm nói rằng hàng hóa TQ có nhiều loại. Hàng TQ kém chất lượng vào Việt Nam là do bên phía Việt Nam có nhu cầu. Bên này có người mua thì bên kia có người '' giúp''. Tuyên bố này đang gây phẫn nộ cho nhiều blogger Việt Nam hiện nay.

ông Hồ Tỏa Cẩm nói rằng hàng hóa TQ có nhiều loại. Hàng TQ kém chất lượng vào Việt Nam là do bên phía Việt Nam có nhu cầu. Bên này có người mua thì bên kia có người '' giúp''. Tuyên bố này đang gây phẫn nộ cho nhiều blogger Việt Nam hiện nay.

Thái độ lấn lướt và kẻ cả của Trung Quốc

Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, chủ tịch viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam, gọi tắt là IDS cũng là nơi mà bà Phạm Chi Lan là một thành viên lên tiếng nhận định sự việc này như sau:

Nguyễn Quang A: tôi nghĩ rằng đấy là cái cách hành xử khá quen thuộc của chính quyền Trung Quốc, không có gì lạ cả và họ dùng sức ép để ngăn cản những ý kiến độc lập như thế, tôi nghĩ rằng ý kiến của bà Phạm Chi Lan là ý kiến của một chuyên gia, không có dính dáng gì đến ý kiến của chính phủ Việt nam cả và cái việc họ nêu vấn đề ra như thế, tôi nghĩ là không thể chấp nhận được ở trong mối quan hệ quốc tế.

Riêng cá nhân của bà Phạm Chi Lan khi được hỏi bà có phản ứng như thế nào sau khi nhận được thông tin này, bà cho biết:

Phạm Chi Lan: báo chí việt nam, công luận việt nam lên tiếng về vấn đề này là hoàn toàn đúng vì đây là quyền của việt nam, trước hết là quyền của người tiêu dùng, của người dân việt nam, của doanh nghiệp việt nam.

Tôi nghĩ rằng đấy là cái cách hành xử khá quen thuộc của chính quyền Trung Quốc, không có gì lạ cả và họ dùng sức ép để ngăn cản những ý kiến độc lập như thế, tôi nghĩ rằng ý kiến của bà Phạm Chi Lan là ý kiến của một chuyên gia, không có dính dáng gì đến ý kiến của chính phủ Việt nam

TS Nguyễn Quang A

Chứ hà cớ gì mà ông ấy lại can thiệp vào và ông lại coi là đây làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị. Tình hữu nghị giữa các nước với nhau không phải là lúc nào cũng phải nói tốt đẹp về nhau.

Biết kiềm chế hay biết sợ?

Trước đây Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã từng thực hện lời yêu cầu từ phiá Trung Quốc khi ra lệnh cho các tờ báo không được loan những tin tức có tính nhạy cảm và gây bất lợi cho tình hữu nghị hai nước. Lần này cũng với luận điệu cũ, phía Trung Quốc tiếp tục áp lực Hà Nội phải thực hiện những yêu cầu vô lý như từng làm trước đây. Bà Phạm Chi Lan một lần nữa khẳng định rằng chính phủ Việt nam phải thực hiện những gì mà mình đã khuyến khích báo chí nên làm trước đây, bà nói:

Phạm Chi Lan: báo chí việt nam lâu nay cũng đã được nhà nước khuyến khích cho đưa lên những sự thật, kể cả những vấn đề nội bộ của Việt nam cũng như những vấn đề khác liên quan đến việt nam nhất là đứng trên góc độ là bảo vệ lợi ích của người dân Việt Nam, thì các cơ quan nhà nước của  Việt nam không bao giờ ngăn cấm cả.

Báo chí Việt nam đã kềm chế hết mực từ chủ quyền quốc gia đến thương lái Trung Quốc lũng đoạn thị trường Việt Nam như thế nào trong khi báo chí Trung Quốc liên tiếp loan đi những tin ngược lại với tinh thần hữu nghị thì không thấy Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam một lời phản đối. Bà Phạm Chi Lan nhắc lại:

Phạm Chi Lan: không ít lần báo chí trung quốc, rồi trên mạng trung quốc tung ra những tin thậm chí rất là thù địch với Việt Nam, ví dụ người ta đăng tải trên mạng china.com về cái chiến dịch mà người ta hình dung ra là có thể đánh chiếm Việt Nam trong vòng mấy chục ngày, hay là những điều nói không đúng về biển Đông, về biên giới thì đấy có phải là những việc tốt cho tình hữu nghị hay không, mà phía Trung quốc có quyền làm thế.

Dư luận cho rằng thái độ lấn lướt và kẻ cả của nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ gây thêm hố sâu ngăn cách chứ không thể bồi đắp cho tình hữu nghị như trong các bài phát biểu của lãnh đạo hai nước nhất mực hô hào.


Category: Việt Nam ngày nay | Views: 691 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0