Nguyễn Tiến Trung. Hình: Blog’s Nguyễn Tiến Trung.
Sài Gòn - Bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của nhà hoạt động dân chủ trẻ
tuổi Nguyễn Tiến Trung, người vừa bị bắt ở Sài Gòn, trong cuộc trả lời
phỏng vấn của Ðài BBC hôm 8 Tháng Bảy nói, “công việc của Trung làm rất
là lớn lao và nguy hiểm.” Thế nhưng bà cũng nói, “Ðây là lý tưởng của
Trung. Chúng tôi không thể ngăn cản, mà cũng không ngăn cản được.”
Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim là 2 đảng viên đảng Dân Chủ Việt
Nam cùng bị bắt trong ngày 7 Tháng Bảy tại hai nơi là Sài Gòn và Thái
Bình. Cơ quan An Ninh Việt Nam nói cả hai bị khép vào tội “chống đối
nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Trước đó, an ninh Việt Nam cũng bắt giam Luật Sư Lê Công Ðịnh, ông Trần Huỳnh Duy Thức và 3 người khác.
Báo Công An Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền chính thức của Bộ Công An VN
nói Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim “là hai nhân vật đã có những hành
vi rất nguy hiểm, chống phá đất nước.”
Nguyễn Tiến Trung tốt nghiệp đại học ở Sài Gòn, sang Pháp du học từ
2002 và trở về nước sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành tin học vào năm
2007. Trong thời gian ở ngoại quốc, Trung đã tham gia các hoạt động và
là một trong những sáng lập viên của “Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ”,
thỉnh thoảng viết bài phổ biến trình bày quan điểm chính trị cổ võ đa
nguyên đa đảng và các vấn đề liên quan đến giáo dục, xã hội. Anh đi
nhiều nơi và được gặp cả cựu Tổng thống Bush khi đến Texas, Hoa Kỳ.
Khi về Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung ra Hà Nội dự tang lễ ông Hoàng Minh
Chính hồi Tháng Hai 2008. Chỉ ít ngày sau thì nhận được giấy “trúng
tuyển nghĩa vụ quân sự” vào Trung đoàn Gia Ðịnh.
Nguyễn Tiến Trung cho biết trước là anh viết vào hồ sơ chấp nhận thi
hành “nghĩa vụ quân sự” mình là “Ðảng viên Ðảng Dân Chủ Việt Nam” và sẽ
tuyên truyền cho đa nguyên đa đảng cũng như Ðảng Dân Chủ Việt Nam khi ở
trong đơn vị.
Theo lời bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Trung, thì khi còn ở trong đơn vị
quân đội, Trung đã nhiều lần bị An Ninh Quân Ðội gọi lên thẩm vấn, nhất
là trong hai Tháng Năm và Tháng Sáu 2009, bị thẩm vấn từ sáng tới chiều.
Bà Lê Thị Minh Tâm nói việc Trung bị cho “loại ngũ” (cho ra khỏi quân
đội) vào ngày 6 Tháng Bảy về nhà và bị bắt ngay 1 ngày sau đó là “Trung
hoàn toàn không bất ngờ vì biết trước sau gì cũng bị loại ngũ, nhưng
không biết khi nào.”
Bà Lê Thị Minh Tâm cho biết, khi còn trong quân đội, Trung đã nhiều lần
bị cảnh cáo, khiển trách vì đã không chịu đọc 10 lời thề (của quân đội
nhân dân) mà trong 10 điều đó, điều đầu tiên là “Trung thành với Ðảng
CSVN.”
Hỏi về tình cảm của một người mẹ khi Nguyễn Tiến Trung bị bắt, bà Minh
Tâm nói, “Tôi chỉ tâm niệm cố gắng để bảo vệ con nhưng còn những việc
Trung làm thì chúng tôi không tham gia nên không biết.”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Ðài BBC, bà Minh Tâm cũng minh xác
trước những tin tức về việc người em trai của Trung, Nguyễn Hoài Nam,
hiện đang du học tại Pháp, cũng đi theo con đường của người anh trai
rằng, “Ðó là người ta nói vậy nhưng tôi nghĩ Nam không tham gia công
việc này đâu. Nam vẫn đi làm và có thể sẽ đi học tiếp.”
Bà Minh Tâm cũng nói, “Chúng tôi vẫn còn hoang mang và buồn nên chưa
quyết định làm gì và cũng chưa biết nên phải làm gì. Khi dắt Trung đi,
người ta bảo gia đình phải làm đơn, nhưng làm đơn thế nào và gởi đi đâu
thì chúng tôi chưa biết.”
'Lớn lao và nguy hiểm'
Nguyễn Tiến Trung ký vào biên bản khi bị bắt (ảnh của báo CAND)
Nhà
hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung vừa bị bắt vì tội chống
phá nhà nước hôm thứ Ba 07/07 tại nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh.
Trung vừa về nhà sau khi bị loại ngũ một hôm trước đó.
Từ
TP Hồ Chí Minh, bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ Nguyễn Tiến Trung, cho
BBC biết rằng gia đình không quá bất ngờ trước việc Trung bị
bắt:
Bà Lê Thị Minh Tâm: Tôi đang
đi làm, khi nghe công an khu vực gọi điện yêu cầu về nhà gấp,
thì thâm tâm tôi cũng phán đoán được điều gì xảy ra.
Không
quá bất ngờ, nhưng chúng tôi cũng không nghĩ là lại quá nhanh
như vậy. Trung mới được loại ngũ từ chiều tối hôm trước, ở
nhà có một đêm, chưa nói được chuyện gì với nhau nhiều.
BBC: Tình hình phục vụ trong quân đội của Trung như thế nào, thưa bà?
Bà Lê Thị Minh Tâm:
Trung cũng làm các công việc bình thường như tất cả các tân
binh khác thôi, không bị phân biệt đối xử gì cả. Chỉ có điều
cái đợt tháng Năm, tháng Sáu vừa rồi, an ninh quân đội liên
tục phỏng vấn Trung từ sáng tới chiều.
Gia đình cũng thường xuyên vào thăm, mang đồ ăn cho Trung nhưng không hiểu sao Trung vẫn gầy và đen đi nhiều lắm.
Khi
ở trong quân đội, Trung đã bị cảnh cáo, khiển trách vì không
đọc 10 lời thề (của Quân đội Nhân dân). Đây là điều bị khiển
trách nặng nhất.
Trung nói nếu đọc 10 lời thề như Bác
Hồ viết thì Trung đọc, nhưng 10 lời thề này đã sai với ý của
Bác Hồ đi rồi, nên Trung không đọc.
BBC:
Được biết là Trung bị loại ngũ ngày 06/07, không hiểu phản
ứng của Trung trước quyết định loại ngũ như thế nào ạ?
Bà Lê Thị Minh Tâm: Trung hoàn toàn không bị bất ngờ, vì biết là trước sau cũng bị loại ngũ thôi, chỉ chưa biết khi nào.
Đáng
tiếc là thời hạn ra quân đã sát sạt rồi, toàn thể đơn vị
chuẩn bị còn một tháng nữa là ra quân thôi, vậy mà Trung lại
phải loại ngũ.
BBC: Là người mẹ,
trước việc con bị bắt chắc chắn là bà rất buồn. Nhưng khi
biết về con đường mà Trung lựa chọn, bà có ý kiến gì không
ạ?
Bà Lê Thị Minh Tâm: Thật ra gia đình chúng tôi không muốn con mình tham gia vào những công việc rất là lớn lao và nguy hiểm như thế.
Nhưng đây là lý tưởng của Trung. Chúng tôi không thể ngăn cản, mà cũng không ngăn cản được.
Tôi chỉ tâm niệm cố gắng để bảo vệ con nhưng còn những việc Trung làm thì chúng tôi không tham gia nên không biết.
BBC: Thưa gia đình có bị ảnh hưởng gì vì công việc của Trung không ạ?
Bà Lê Thị Minh Tâm:
Chúng tôi cũng chưa rõ, vì hiện giờ bố Trung vẫn đi làm bình
thường ở công ty. Tôi thì đã về hưu rồi nên cũng chỉ đi làm
thêm bên ngoài thôi.
BBC: Có tin nói rằng em trai của Trung cũng đi theo con đường của anh, không hiểu bà nghĩ sao ạ?
Bà Lê Thị Minh Tâm:
Đó là người ta nói vậy, nhưng tôi nghĩ Nam (Nguyễn Hoài Nam -
em trai Nguyễn Tiến Trung) không tham gia công việc này đâu. Nam
vẫn đi làm và có thể sẽ đi học tiếp.
BBC: Vậy bây giờ gia đình sẽ làm gì, thưa bà?
Bà Lê Thị Minh Tâm: Chúng tôi vẫn còn hoang mang và buồn, nên chưa quyết định làm gì và cũng chưa biết nên phải làm gì.
Khi dắt Trung đi, người ta bảo gia đình phải làm đơn, nhưng làm đơn thế nào và gửi đi đâu thì chúng tôi chưa biết. Nguồn: BBCVietnamese.com
|