Thứ Ba, 2025-01-07, 5:34 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 10 » Chính quyền Trung Quốc đứng trước tử lộ Tân Cương
4:37 PM
Chính quyền Trung Quốc đứng trước tử lộ Tân Cương

  Tú Anh

Tân Cương, ngày 9/7 (Ảnh : Reuters)

Tân Cương, ngày 9/7
(Ảnh : Reuters)

Lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc phải bỏ một hội nghị quốc tế, khẩn cấp về nước. Theo chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, đại học Hong Kong, sự kiện có một không hai này phản ánh nỗi lo sợ của Bắc Kinh đối với tình hình bất ổn tại Tân Cương. Bạo loạn sắc tộc đe dọa chính quyền Trung Quốc trên cả hai mặt chính trị và kinh tế.

Trang thế giới của nhật báo cánh tả khai phóng Liberation đăng bức ảnh lực lượng tăng viện của Trung Quốc trùng trùng điệp điệp như kiến tại thủ phủ Urumqi (Địch hóa).

Dưới tựa « một bức trường bằng vũ khí chen giữa hai sắc dân Hán-Duy Ngô Nhĩ", đặc phái viên Abel Segretin tường thuật những phương tiện quân sự và tuyên truyền mà chính quyền Bắc Kinh huy động để đối phó : « trên đại lộ Nhân dân chia đôi hai khu phố, nào là xe thiết giáp, binh sĩ vũ trang, thiện xạ của cảnh sát đặc biệt được bố trí". Trên không, trực thăng nhiều lần trong ngày rải truyền đơn do lãnh đạo đảng tại địa phương ký, kêu gọi người Hán đừng ra đường và chấm dứt hành động trả thù. Nhưng truyền đơn cũng nhấn mạnh đến vai trò của một tổ chức bí ẩn « lực lượng ly khai ngoại quốc » của Rebiya Kadeer lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ ly khai lưu vong.

Mặc dù quân đội được bố trí đông như vậy, bạo lực vẫn nổ ra trong ngày hôm qua. Một thanh niên tộc Hán cầm búa hăm he : "phải giất bọn chó heo Duy Ngô Nhĩ ».

Phóng viên Liberation chứng kiến tận mắt cảnh một toán người Hán tấn công người Duy Ngô Nhĩ. Nếu cảnh sát không can thiệp thì không biết sẽ ra sao. Các nạn nhân người đẫm máu được đưa đi cấp cứu, nhưng kẻ tấn công thì vẫn an nhiên. Theo các nhân chứng, ban đêm , công an đi tuần tiểu bố ráp bắt bớ người trong khu vực theo đạo hồi. Lãnh đạo đảng cộng sản tại địa phương đe dọa kết án tử hình những kẻ gây rối.

Trong bài xã luận với tựa « tại Địch Hóa », nhật báo độc lập Le Monde nhập đề với lời lẽ sắt thép : muốn hiểu tại sao hỗn loạn diễn ra tại thủ phủ Tân Cương, thì phải gọi con mèo là con mèo. Trung Quốc chinh phục nước Đông Turkestan, đổi tên quốc gia này thành Tân Cương. Nhưng Tân Cương thật sự bị xáp nhập vào Trung Quốc sau khi đảng cộng sản chiến thắng tại Hoa lục.

Bạo loạn tại Tân Cương, làm 156 người chết theo số liệu của nhà nước Trung Quốc, hơn 400 người Duy Ngô Nhĩ thiệt mạng theo tin của phong trào ly khai, làm người ta nhớ đến Tây Tạng vào tháng 3 năm 2008 khi giới trẻ Tây Tạng tấn công vào cửa hàng của người Hán tại thủ phủ Lhassa.

Vào thới điểm đó, Bắc Kinh làm ra vẻ không hiểu nguyên nhân. Chính quyền Trung Quốc cho rằng họ đã mang lại cho Tây Tạng ánh sáng văn minh, phát triển xã hội và kinh tế. Thông điệp này không khác gì cách giải thích của các chế độ thực dân da trắng tại Châu phi, châu Á hồi đầu thể kỷ 20.

Bạo loạn tại Tây Tạng hay tại Tân Cương do đâu mà ra ? Đối với người Duy Ngô Nhĩ, thì họ chỉ biểu tình ôn hòa nhưng bị công an đàn áp thô bạo. Còn lập luận của Bắc Kinh là « thành phần xấu ở nước ngoài » xúi giục thành phần hồi giáo ly khai trong nước chống phá.

Le Monde nhận định : chúng ta không cần nghiêng theo phe nào. Chỉ biết một điều là nỗi bất mãn của người dân địa phương thể hiện thái độ hống hách của người Hán khinh thường ngôn ngữ và văn hóa của  người dân địa phương. Thái độ này vào thời gian nào, không gian nào cũng chỉ có một tên gọi : « thực dân xâm lược » và phải bị lên án.

Tác giả kết luận : Trung Quốc biết rõ hơn ai hết đàn áp không làm tan đi được nỗi căm hờn của người dân bị trị.

Trong khi đó, nhật báo cánh hữu Le Figaro, sau khi tường thuật những chuyện đánh đập kinh hoàng trong thành phố Địch Hóa, nhận định : « sự kiện Hồ Cẩm Đào khẩn cấp hồi hương chứng tỏ ông ta là người duy nhất có tiếng nói quyết định giữa các thế lực chính trị và an ninh trong chế độ". Bạo loạn tại Tân Cương là một đòn đau cho cái gọi là chính sách hài hòa của Hồ Cẩm Đào và nếu nó tiếp diễn sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị kỷ niệm 60 năm đảng cộng sản chiếm chính quyền. Cùng lúc đó, cũng như trong hồ sơ Tây tạng, đối thủ của hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đang chờ thời cơ để lật đổ hai nhân vật này.

Ngoài nỗi lo chính trị, Bắc Kinh còn đứng trước đe dọa kinh tế. Theo phân tích của nhật báo Kinh tế Les Echos thì để chạy đua với Hoa Kỳ, Trung Quốc không thể mất Tân Cương, một vùng đất có giá trị chiến lược đối với chính sách phát triển kinh tế của Bắc Kinh.

Thứ nhất là với nhiệp độ phát triển hiện nay, nhu cầu  của Trung Quốc trong lãnh vực năng lượng sẽ qua mặt nước Mỹ. Một mình Tân Cương cung cấp cho Trung Quốc đến 14% lượng khí đốt cần thiết và 1,1 triệu thùng dầu hỏa mỗi ngày. Thứ hại Tân Cương là nơi có trữ lượng than đá chiếm đến 40% dự trữ quốc gia. Dưới lòng đất, rộng bằng ba lần nước Pháp, là những mỏ kim loại và kim loại quý từ  vàng, bạc đồng cho đến nickel.

Vấn đề là người dân Duy Ngô nhĩ cảm thấy họ bị bạc đãi, bị người Hán đô hộ. Từ đa số, họ biến thành thiểu số ngay trên quê hương. Từ 3% trước năm 1949, nay tỷ số người Hán  tại Tân Cương lại lên đến 40%.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 787 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0