Phạm
Trần
Bất đồng ý kiến đã bộc lộ tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung
ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa X kết thúc hôm 4-7 (2009) để
đánh dấu thêm một chặng đường tụt hậu với những lý luận
cù nhầy, lập trường xơ cứng, giáo
điều và
cạn kiệt tư tưởng của đội ngũ lãnh đạo.
Vì vậy, hy
vọng có được sự đồng thuận về những điều cần “bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Cương lĩnh năm 1991)” và “
tổng kết thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 10 năm 2011 – 2020” đã
không đạt được.
Về Cương
lĩnh 1991, Thông báo kết qủa của Hội nghị viết : “ Trên một số vấn đề, trong quá trình thảo luận vẫn còn có
ý kiến khác nhau hoặc cần được làm rõ, Ban Chấp hành Trung ương quyết định giao
cho Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc trình Ban Chấp hành Trung
ương thảo luận trong các hội nghị tới.”
Tuy nhiên,
nội dung “bổ sung và phát triển” cũng như những “ý kiến khác
nhau” về Cương lĩnh năm 1991 đã nẩy sinh tại Hội nghị 10 không được phổ
biến ra ngòai nên người dân và báo chí vẫn bị bịt mắt như người đi trong đêm tối.
Đây là lần
đầu tiên , một vấn đề quan trọng đã
được nghiên cứu và thảo
luận bổ sung qua nhiều cấp trong ít nhất 2 năm như Cương lĩnh 1991
trước khi trình ra Hội nghị 10 mà vẫn không được Ban Chấp hành Trung
ương đồng ý.
Như vậy thì có điều
gì trắc trở chăng ? Bằng chứng có sự rạn nứt trong hàng ngũ Lãnh đạo cao nhất của đảng
đã khiến Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư phải nói ra lý
do tại sao Cương lĩnh 1991 phải trả lại
cho Bộ Chính trị và các Ban Trung
ương tiếp tục nghiên cứu.
Mạnh nói
trong diễn văn bế mạc ngày 4/7 (2009) : “ Trong các nhiệm kỳ Đại hội từ Đại hội VII đến nay, Đảng
ta đã bám sát thực tiễn, phát hiện, tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết, thử nghiệm,
trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, bảo đảm phù hợp với ý chí, nguyện vọng
của nhân dân và lợi ích của cách mạng để giải đáp những vấn đề mới nảy sinh,
đồng thời xây dựng nên những nhận thức mới làm giàu cho trí tuệ của Đảng trong
giai đoạn cách mạng mới. Những
nhận thức mới đó cùng với kết quả nghiên cứu, tổng kết việc tổ chức thực hiện
Cương lĩnh năm 1991 cần được sử dụng làm căn cứ, chất liệu để chọn lọc, cân nhắc
biên tập, bổ sung vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) đưa ra đại hội các cấp để thảo luận,
công bố để nhân dân góp ý trước khi trình Đại hội XI của Đảng.”
Như vậy, Cương lĩnh
mới chỉ được hòan tất sau khi Đại hội đảng kỳ XI kết thúc vào khỏang giữa tháng
1/2011.
Cương lĩnh
1991, ra đời lúc Đỗ Mười lên thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư đảng khóa
VII, nhưng cũng là khi Liên bang Xô Viết và các nước Xã hội Chủ
nghĩa ở đông Âu tan rã. Sự ra đời của Cương
lĩnh nhằm mục đích giữ cho đảng
CSVN khỏi tan vỡ theo khối Liên
Xô.
Đó là lý do tại sao
văn kiện này đã khẳng định :
“ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy
tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”
Trong lĩnh
vực Kinh tế, Cương lĩnh 1991 chủ trương : “ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.”
Về mặt tư
tưởng và văn hóa, Cương lĩnh quyết định : “ Tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã
hội.”
Tuy nhiên,
chủ trương tiếp tục duy trì Chủ nghĩa Cộng sản đã nẩy ra các cuộc tranh luận trong đảng. Có nhiều
cấp cán bộ, đảng viên chủ chốt đã muốn đảng Cộng sản trở lại với tên cũ là đảng Lao Động Việt
Nam và bỏ tên Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để lấy lại tên cũ là
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhiều người khác
còn ngại nói tới Mác-Lênin và cả
tư tưởng Cộng sản của Hồ Chí Minh mỗi khi giao tiếp hay thảo luận trong nội bộ.
Cũng đã có
nhiều người đề nghị đảng
nên bỏ Chủ nghĩa Cộng sản. Họ cho rằng quyết định duy trì Chủ nghĩa này không còn
phù hợp với thời đại và làm chậm
tiến trình hội nhập với thế giới của Việt Nam.
XƠ CỨNG –
GIÁO ĐIỀU
Những bất
đồng ý kiến này đã cụ thể hóa bằng hành
động của nhiều cán bộ, đảng viên khi họ thờ ơ học tập và rèn luyện tư tưởng Cộng sản.
Tuy thái độ chính trị này chưa đủ
sức buộc đảng từ bỏ chủ trương “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”, nhưng
cũng đã làm cho chính
sách này ngày càng mờ nhạt trong
nhân dân, nhất là đối với giới Thanh
niên.
Vì vậy,
Thông báo kết thúc Hội nghị 10 đã phải nói
lại rằng: “ Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, mang tầm định hướng
chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây
dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, nền
tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay
cũng như trong những thập kỷ tới. Do đó, Cương lĩnh phải nêu được những quan
điểm cơ bản về xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần xây dựng; chỉ ra mục tiêu
tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ và đến giữa thế kỷ XXI; đề ra những quan
điểm, đường lối và định hướng lớn để thực hiện các mục tiêu đó.”
Vậy mục tiêu này là
gì ?
Đó chính là khi
Nông Đức Mạnh bênh vực mục đích cốt lõi của Cương lĩnh 1991 là
phải bảo vệ và duy trì Chủ nghĩa
Cộng sản bằng bất cứ gía nào.
Mạnh
nói về sự lựa chọn này: “ Đây là một nguyên lý, một bước phát triển mới về lý luận
mà Đảng ta đã tổng kết từ lịch sử và được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng
đắn, sáng tạo và đầy sức sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại; là di sản tư tưởng và lý luận vô cùng to lớn, quý giá, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.”
Như vậy thì
bổ sung làm gì ? Việc thay chữ hay sắp xếp
lại Cương lĩnh có đem lại điều gì
mới cho đất nước đâu mà Mạnh phải nhắc
lại những điều làm người
nghe nhàm tai : “Cương lĩnh bổ sung,
phát triển sắp tới phải hướng đến mục tiêu tổng quát là xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người
được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới.”
Lời nói của
Mạnh đã nhắc cho mọi người nhớ lại những câu và chữ
võ đóan, lạc hậu của những con người hoang tưởng,bảo thủ,
giáo điều và cực đoan khi họ
nặn ra Cương lĩnh 1991 để
gọi là đưa Việt Nam “qúa độ” lên Xã hội Chủ nghĩa !
Cương
lĩnh viết : “Nước ta quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa
phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến
tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều.
Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và
nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Nhưng
chúng ta cũng có những thuận lợi: chính quyền thuộc về nhân dân, nước nhà đi
vào giai đoạn hoà bình xây dựng.”
Đến tháng
7/2009, đảng CSVN đã “qúa độ” được 18 năm theo Cương lĩnh 1991 mà đất nước vẫn
đói nghèo, dân tộc vẫn lạc hậu, chậm tiến và chưa ai được hưởng trọn vẹn dân chủ và tự do thì liệu đã đến
lúc Ban Lãnh đạo đảng CSVN phải
trả lời trước nhân
dân chưa ?
Chúng ta
hãy nghe những cái đầu “đất, đá”
này lý luận tiếp trong Cương
lĩnh: “ Chủ nghĩa tư bản còn có
tiềm năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và
công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh
các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn là một
chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản
giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân
dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công
ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Chính
sự vận động của tất cả những mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao
động các nước sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản...”
Ngày nay,
mặc dù có những bước thăng trầm nhưng Chủ nghĩa Tư bản vẫn là ngọn đuốc soi đường tiến lên của nhân loại.
Các nước theo chủ nghĩa này càng
ngày càng hùng mạnh trong khi những manh
nha đây đó của một vài nước ở trung Á, đông Âu và Mỹ châu La tinh muốn tập hợp
thành một khối các nước Xã hội Chủ nghĩa, hay làm sống lại khối Cộng sản của
thời chiến tranh lạnh đã bất thành.
Ngày chính
Trung Hoa và Việt Nam cũng đang theo Tư bản để làm làm
kinh tế thị trường, dù có ngụy biện và che đậy sau tấm vải
thưa “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Vậy mà hồi năm 1991, Hội đồng Lý luận Trung ương
của đảng CSVN đã dám cả gan liều
lĩnh viết trong Cương lĩnh : “
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện
nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân
dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa
xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua
những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa
xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.
Với lập luận hoang tưởng như
thế cách nay 18 năm và với những bế tắc chưa tìm ra
được lối thóat để
đi tiếp con đường
“qúa độ”
lên Xã hội Chủ nghĩa, đảng CSVN sẽ đưa đất nước và dân tộc đi đâu sau Đại hội
đảng XI, dự trù
sẽ diễn ra
vào trung tuần tháng 1 năm
2011 ?
Trong lĩnh vực kinh
tế, Hội nghị 10 cũng bế tắc.
Họ viết trong Thống
báo cuối cùng : “ Trong quá trình thảo luận, trên một số vấn đề vẫn còn ý
kiến khác nhau hoặc cần được làm rõ, Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị
chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc,
trình Ban Chấp hành Trung ương thảo luận trong các hội nghị tiếp
theo.”
Về phần mình,Mạnh
bổ túc : “Tại Hội nghị này, Trung ương đã thảo luận, nhất trí với nhiều nội
dung Đề cương dự thảo, đồng thời cũng nêu lên nhiều ý kiến phong phú đề nghị
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, làm rõ. Đây là cơ sở cho việc chỉ đạo
chỉnh lý, biên tập dự thảo các văn kiện trình Hội nghị Trung ương 11 thông qua
để đưa ra lấy ý kiến đại hội đảng các cấp và lấy ý kiến rộng rãi của nhân
dân.”
Như vậy là xôi
hỏng, bỏng không. Họp 1 tuần lễ, tiêu phí bao nhiều tiền của dân mà cuối cùng
lại xóa đi làm lại từ đầu như chưa từng làm bao giờ thì có phải đảng CSVN đã
không coi dân ra gì,hay càng gỡ họ càng không biết đường nào ra ?
-/-
Phạm
Trần (07/09)
|