Ngày hôm nay, trước cảnh giới lãnh
đạo cộng sản Việt Nam và Trung cộng cụng ly, ăn mừng « Tình hữu nghị
Việt – Trung muôn đời thắm tươi » , « được ghi bằng mười mấy chữ
vàng » ; có người nghĩ rằng Trung cộng hiện nay là chỗ dựa vững chắc
cho cộng sản Việt Nam.
Có phải thế không ?
I ) Trung cộng là chỗ tựa vững chắc cho cộng sản Việt Nam, theo kiểu « Môi hở răng lạnh »
Thật vậy, lịch sự cận đại đã chứng minh rõ rằng nếu không có Trung
Cộng, thì cộng sản Việt Nam không có quyền và giữ được bạo quyền.
Chính Trung Cộng, qua tay của Chu Ân Lai, đã đưa Hồ chí Minh về Việt
Nam để cướp quyền trong đảng trước, rồi sau cướp chính quyền quốc gia
sau.
Theo ông Hoàng minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mác Lê,
thì : « Đảng cộng sản Việt Nam không biết học những cái hay đẹp của 2
đảng đàn anh, mà chỉ biết học cái dở. »
Cái dở đó là độc đoán, độc tài và dâng đất nhượng biển để có quyền ; và làm bất cứ cái gì để giữ quyền.
Thật vậy, Hồ chí Minh đã học được cái dở của Lénine, đó là làm bất cứ cái gì để có quyền, ngay dù phải dâng đất, nhượng biển.
Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918) đại để gồm 2 phe : Phe Đức đứng đằng sau
là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Áo Hung ; Phe Pháp đứng đằng sau là
Anh, Nga và lúc gần kết thúc có thêm Hoa kỳ. Vào cuối cuộc chiến, bộ
Tham mưu Đức thấy không thể nào đương đầu một lúc với 2 mặt trận : Mặt
trận phía đông bắc với Nga, lúc đầu là Nga hoàng Nicolas I I, sau là
chính quyền đảng Dân chủ Xã hội Thợ thuyền Nga, cầm đầu bởi Kérenski.
Biết đuợc ý này, Lénine lúc đó đang sống ở Thụy sĩ, đã đưa ra khẩu
hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào ! Chia đất cho dân và ngay cả
nhượng đất để có quyền !« Chính vì thế mà Bộ Tham mưu Đức đã liên lạc
với Lénine, đưa Lénine về Nga trên một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có
Lénine, chân tay bộ hạ và 4 người gián điệp Đức nói tiếng Nga rất
giỏi ; rồi giúp tiến, phương tiện để Lénine cướp chính quyền. Người làm
cuộc đảo chánh thành công là Trotski. Đây là một cuộc đảo chánh, chữ mà
chính Trotski dùng lúc ban đầu, rồi sau cộng sản đổi ra thành cách
mạng, trước sự lãnh đạm của toàn dân, càng không có sự tham gia của thợ
thuyền, như tuyên truyền cộng sản sau này rêu rao. Trotski viết trong
Nhật ký của ông : « Sau một đêm ngủ, bừng mắt dậy, dân Nga thấy bộ mặt
nước Nga đã thay đổi. Cuộc đảo chính làm cho 7 người chết và gần 50
người bị thương. «
Sau khi đảo chính cướp chính quyền thành công, Lénine đã tuyên bố ngừng
chiến với Đức, cử Trotski làm Trưởng phái đoàn thương thuyết với Bộ
tham mưu Đức, nhượng cho Đức 1/6 lãnh thổ gồm những vùng giáp giới với
Đức, nếu nói là những vùng kỹ nghệ thì 1/3 kỹ nghệ và 1/3 vùng sản xuất
canh nông. Trong thời gian họp, Lénine đã điện cho Trotski : « Nhượng
bất cứ cái gì để giữ quyền. »
Đây là điều mà Hồ chí Minh đã học thuộc lòng từ Lénine, thêm vào đó học
cách cướp chính quyền trong đảng của Chu ân Lai và Mao Trạch Đông.
Chúng ta nhớ rằng 2 Đảng cộng sản Tàu và Việt Nam lúc đầu thành lập là
do Đệ Tam Quốc tế Cộng sản, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Tàu từ
Trần độc Tú, Quí Bài ( Qu Qiubai), Văn Minh ( Wang Ming), cùng lãnh đạo
cộng sản Việt Nam với Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê hồng Phong, Nguyễn văn
Cừ, tất cả đều là người thân Liên Sô. Nhưng vì Đệ Tam Quốc Tế và giới
lãnh đạo cộng sản Liên sô còn bị ảnh hưởng quá nhiều bởi K. Marx cho
rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xảy ra ở những nước kỹ nghệ, ở thành
thị, chứ không phải ở nông thôn, như chiến lược « Nông thôn bao vây
thành thị » của Mao trạch Đông ; hơn thế nữa, Đệ Tam còn cho rằng tư
bản đang dãy chết, cấu xé lẫn nhau, như Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918),
Khủng hoảng Kinh tế (1929-1930), nên đã ra lệnh cho những đảng cộng sản
đàn em phải nổi dậy, chính vì vậy mà có sự nổi dậy của cộng sản Tàu năm
1927, đi đến thất bại, cuộc nổi dậy của cộng sản Việt Nam năm 1930 ở
Nghệ An Hà Tĩnh, mặc dầu Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới thành lập, và
cũng đi đến thất bại.
Bởi lẽ đó, mà có một cuộc đảo chính trong Đảng Cộng sản Tàu, vào tháng
1/1935, đưa Mao trạch Đông lên làm Chủ tịch đảng với sự thông đồng của
Chu ân Lai.
Hồ chí Minh đã học được bài học này, và cũng với sự trợ giúp của Chu ân
Lai, sau vụ nổi lên của Cộng sản Việt nam ở Hóc môn – Bà Điểm thất bại
vào năm 1939, họ Hồ triệu tập Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8, từ ngày 10
đến ngày 19 tháng 5/ 1941 đưa phe thân Trung Cộng lên nắm quyền đảng
với Trường Chinh, người tôn thờ Mao trạch Đông, qua cuộc Vạn Lý Trường
Chinh, nên lấy biệt hiệu này, lên làm Tổng Bí Thư.
Đúng như lời ông Hoàng minh Chính : « Đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết
học những cái xấu của 2 đảng đàn anh « , đó là sẵn sàng nhượng đất để
có quyền và giữ quyền. Hồ chí Minh đã nhượng đất cho Trung Cộng để có
sự giúp đỡ nhằm nắm quyền trong đảng, rồi cướp chính quyền vào ngày
19/8/1945. Sau khi họ Hồ cướp được nửa nước qua Hiệp định Genève 1954,
Trung Cộng đòi trả công : ngày 4/9/1958, Chu ân Lai, Tổng Lý Vụ Viện
Trung Cộng, tương đương với chức thủ tướng, gửi thư cho Việt Nam, yêu
sách về vấn đề hải lý ; thì chỉ có 10 ngày sau, Phạm văn Đồng, Thủ
tướng cộng sản, theo lệnh của Hồ chí Minh và Bộ Chính trị, vội vã trả
lời, theo đó :
« Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và
sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng
hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa
Nhân dân Trung hoa trên mặt bể. «
Vì bức thư này mà Trung cộng có cớ làm khó dễ Việt Nam về mặt chủ
quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ; mặc dầu trên phương diện
địa lý, lịch sử và công pháp quốc tế, 2 quần đảo này không ai chối cãi
được là thuộc chủ quyền Việt Nam. Người ta còn nhớ vào năm 1951, tại
Hội Nghị Francisco về vấn đề biển Thái bình dương, thủ tướng nước Việt
Nam đã tuyên bố 2 quyền đảo này thuộc về Việt Nam, không có một quốc
gia nào phản đối, trong đó có đại diện của Tàu.
Trung cộng chỉ là chỗ dựa cho kẻ bán nước, không bao giớ là chỗ dựa cho nhân dân Việt Nam.
Thực vậy, lịch sử Việt từ xưa tới nay đã chứng minh, những kẻ bán nước
như Trần ích Tắc, Mạc đăng Dung, Lê chiêu Thống, và ngày hôm nay, Hồ
chí Minh, Lê khả Phiêu và đồng bọn, dân Việt không bao giờ quên. Chính
Lê khả Phiêu đã ký 2 Hiệp ước với Trung cộng, hiệp ước 1999 dâng cả
ngàn km2 biên giới trong đó có thác Bản giốc và ải Nam quan, và hiệp
ước 2 000 dâng cho Trung Cộng cả chục ngàn cây số vuông vùng biển.
Trong khi quân đội Trung Cộng giết ngư phủ Việt Nam, cấm họ không được
đánh cá, thì ở Hà Nội, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam và Trung cộng
cụng ly ăn mừng « Tình hữu nghị Việt Trung muôn đời thắm tươi, được
khắc bằng 16 chữ vàng . »
I I ) Chế độ độc tài cộng sản tại Tàu có thể bị sụp đổ, thay đổi trước
cộng sản Việt Nam. Vì vậy những người cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Trung
cộng là chỗ dựa bền vững cho mình là sai lầm hoàn toàn
Không ai chối cãi rằng từ ngày đổi mới vào năm 1978 tới nay, Trung cộng đã có nhiều thay đổi trên phương diện kinh tế.
Sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Trung cộng là 3 600$, gần
gấp 3 lần Việt Nam, với 1080$. Tổng sản lượng của Trung cộng là 4 818
tỷ $, chỉ đứng sau Hoa kỳ với 14 839 tỷ $, và Nhật với 5 388 tỷ $, đã
vượt qua Đức với tổng sản lượng là 3450 tỷ $. Tuy nhiên, theo sản lương
tính theo đầu người hàng năm thì Trung cộng còn thua xa rất nhiều
nước, của Hoa kỳ là 48 800$ ; Đức là 41 550$ ; Pháp là 43 910$ ; Anh
là 39 470$ ; Ý là 40 150$. Đấy là chưa nói đến những nước nhỏ bắc Âu,
sản lượng tính theo đầu người hàng năm của họ rất cao, như Đan mạch là
59 850 $ ; Phần lan, 50 540 $ ; Suède, 51 390$ ( Theo Le Monde en 2 009
– Courrier international).
Trung cộng vì dân đông, 1, 336 tỷ người, nên tổng sản lượng lớn. Tuy
nhiên, nói như Chu dung Cơ, cựu Thủ tướng Trung Cộng : « Trung cộng là
một anh khổng lồ ; nhưng chân bằng đất xét. «
Chân bằng đất xét ở chỗ nào ? Ở chỗ :
Xã hội Trung cộng là một xã hội vô cùng bất công, sự chênh lệch giàu
nghèo quá lớn, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa những tỉnh
ven biển và những tỉnh trong lục địa. Người công nhân và nông dân Trung
cộng, mặc dầu đảng cộng sản Trung cộng nói là đảng của giai cấp công
nông, nhưng trên thực tế họ là những người bị đảng và nhà nước bóc lột
nhiều nhất. Họ không những là nạn nhân bị bóc lột bởi tư bản đỏ bản xứ,
mà còn bị bởi tư bản trắng, tư bản xanh từ nước ngoài. Hàng năm số tai
nạn lao động, xập hầm, xập mỏ, của Trung cộng là một trong những nước
cao nhất trên thế giới.
Nông dân thì bị cướp đất đuổi nhà, không còn đất để trồng trọt ; nếu
còn, thì đất trở nên khô cằn vì chính sách kỹ nghệ hóa rừng rú, không
tôn trọng môi sinh, môi trường. Một thí dụ điển hình là tại Trung Cộng
và Việt Nam 80% sông ngòi bị ô nhiễm. Vì vậy có cả trăm triệu nông dân
đi lên thành thị, trở thành những công nhân, bị bóc lột tới xương tủy,
sống cuộc đời cơ cực ở thành thị.
Người dân bất mãn nổi lên rất nhiều. Trung bình trong những năm gần
đây, mỗi năm có vào khoảng 90 000 vụ nổi dậy, có những vụ xô xát lớn
với công an cảnh sát đã đưa tới cả trăm người chết, cả ngàn người bị
thương.
Không những đó là một xã hội bất công giữa dân với nhau, kẻ giàu thì
tiêu tiền vứt qua cửa sổ, kẻ nghèo thì khi bệnh không dám đi bác sĩ,
không có tiền mua thuốc, nhất là đi nhà thương, như ở Việt Nam, hệ
thống y tế của Trung Cộng hiện giờ còn tồi tệ hơn cả thời Mao ; mà còn
là một xã hội bất công giữa những chủng tộc với nhau. Vụ dân Hồi Giáo
Di Ngô Nhĩ ( Urumqi ) , ở vùng Tân Cương vừa mới nổi dậy hôm qua đưa
đến 150 người chết, hơn 800 người bị thương, làm cho Hồ cẩm Đào phải
rời gấp rút Hội Nghị Thượng đỉnh G8 ở Ý, để trở về Bắc kinh, cho ta
thấy sự nghiêm trọng của vấn đề.
Trung cộng là anh khổng lồ chân bằng đất xét ở chỗ chất xám và tiền bạc chuyển ra nước ngoài.
Thật vậy, 1/3 tổng sản lượng kinh tế của Trung cộng là nhờ vào ngoại
thương, trong đó 1/3 là buôn bán với Hoa kỳ, và chỉ có ngoại thương với
Hoa Kỳ là có thặng dư. Nhưng tiền thặng dư này lại không chuyển về
nước, mà để ở Hoa Kỳ
Theo ông Jean Luc Domenach, một chuyên viên về Tàu, hiện là giáo sư hợp
tác của Trường Huấn luyện cán bộ cao cấp của Trung ương đảng Trung
cộng, thì cán bộ, ai cũng vậy, hễ có dịp chuyển tiền ra nước ngoài là
họ làm. Trong lớp học năm cuối của ông tương đương vào mức độ cao học,
gồm có 30 sinh viện, thì khi ra trường, 15 sinh viên đầu tìm đủ mọi
cách, nào là học bổng, tu nghiệp, để qua Hoa Kỳ và ở lại đó ; 10 người
còn lại, tìm cách qua Úc, Nhật Bản hay Âu châu. Chỉ có 5 người cuối lớp
mới ở lại Trung Cộng. ( Theo Le Point, số đặc biệt về Trung Cộng, số
1840-1841).
Không cần lý luận dài dòng, chúng ta chỉ cần lấy hình ảnh một cái cây,
những người đứng dưới gốc cây, được hưởng bóng mát ; nhưng thay vì mang
đất bón vào gốc cây, nay lại đào đất từ gốc cây bỏ ra ngoài, gửi tiền
và gửi chất xám ra ngoại quốc, thì cái cây sớm muộn gì cũng trốc gốc,
bổ nhào.
Quả thật Trung cộng có phát triển kinh tế ; nhưng là một sự phát triển
mất công bằng và lệch thọt : người thì quá giàu, nhất là con ông cháu
cha, kẻ thì quá nghèo ; vùng thì quá phát triển, vùng thì không phát
triển một tý gì.
Ngay từ khi đưa ra chính sách 4 hiện đại hóa : hiện đại hóa kinh tế,
hiện đại hóa canh nông, hiện đại hóa giáo dục, khoa học và kỹ thuật, và
hiện đại hóa quân đội, thì đã có người phê bình, đó chính là ông Ngụy
kinh Sinh, cho rằng thiếu hiện đại hóa thứ 5, hiện đại hóa chính trị,
để đưa đến một xã hội dân chủ, công bằng và hài hòa. Những người này
cho rằng chỉ hiện đại hóa kinh tế mà không hiện đại hóa chính trị, thì
chẳng khác nào như người đi khập khiểng một chân, có ngày sẽ té ngã. (1)
Nếu không hiện đại hóa chính trị, thì ngày té ngã của Trung cộng chắc
chắn sẽ tới, không còn là chỗ dựa cho ngay chính phe bảo thủ ở Trung
Cộng, mà còn cho phe bảo thủ của những nước độc tài theo Trung Cộng như
Miến Điện và Việt Nam.
Paris ngày 09/07/2009
Chu chi Nam
(1) Xin xem thêm những bài về cộng sản, Trung Cộng và Việt Nam, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
|