Vừa qua, nhân dịp Đạo diễn Song Chi sang Pháp tham quan, Tập Hợp Thanh Niên Dân
Chủ (THTNDC) gồm Việt Quốc, Thanh Nguyên và Tâm Kiên đã có dịp tiếp xúc và trò
chuyện cùng chị về những vấn đề chính trị hiện nay. THTNDC xin ghi lại cuộc
phỏng vấn thú vị này để chia sẻ với mọi người.
Tâm Kiên : Chị Song Chi
rất là nổi tiếng trong họat động trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do ở Việt Nam,như
chống Trung Quốc, các bài viết về dân chủ... Gần đây thì chị đã sang Na Uy sinh
sống,vậy chị có thể cho các thính giả của Đài Tiếng Nói Thanh Niên biết cuộc
sống của chị thế nào ?
Song Chi: Chi ra đi dưới sự bảo trợ của một tổ
chức quốc tế, hiện nay đang hưởng quy chế tị nạn Chính Trị, Chi rời Việt Nam
ngày 22 /4/2009, đến Na Uy 23 /4, bước đầu Chi vẫn đang trong thời gian hội
nhập, ngoài việc học tiếng, Chi cũng đang chuẩn bị bên cạnh một đề tài, dưới sự
bảo trợ của tổ chức Chi vừa nói trên và cả chính phủ Na Uy, sang năm Chi sẽ làm
một bộ phim tài liệu, dĩ nhiên là về Việt Nam, vì đó là mối quan tâm hàng đầu
của Chi.
Tâm Kiên : Chị có thể bật mí cho mọi người biết là chị sẽ định
làm về khía cạnh nào của Việt Nam không ? Song Chi : Hiện tại thì Chi vẫn
chưa chắc chắn được vì Chi đang phân vân giữa nhiều đề tài, nhưng tất nhiên đó
sẽ là những đề tài mà Chi có thể thực hiện ở nước ngoài, chứ không thể về nước
để quay được, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Tâm Kiên : Được biết là
chị đã đến Na Uy được 2 tháng nay, chắc là chị cũng đã được đi tham quan cũng
như gặp gỡ được nhiều người mới, xin hỏi chị có cảm tưởng như thế nào
?
Song Chi : Mình cũng chỉ vừa đến Na Uy trong một thời gian ngắn
thôi,nên cũng chưa đưa ra nhiều nhận xét, nhưng có thể nói là khi vừa đặt chân
đến Na Uy, cảm nhận đầu tiên của mình là đây là một đất nước hết sức tự do, dân
chủ. Cái quyền của con người được xem trọng, và chính điều đó làm cho mình rất
buồn, khi nghĩ lại về đất nước mình. Việt Nam là một đất nước không hẳn là lớn
nhưng cũng không nhỏ, với gần 90tr dân, hơn 4000 năm văn hiến, nhưng cho đến tận
giờ phút này dân tộc Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do dân chủ, vẫn
chưa được hưởng quyền con người. Điều đó làm cho mình rất buồn, càng đi xa thì
càng thấy rõ hơn sự khác biệt đó, thấy rõ rằng dân tộc mình quá thiệt
thòi.
Tâm Kiên : Nói đến vấn đề Tự Do dân chủ, trong bối cảnh hiện nay ai
cũng được nghe nói đến các nhà họat động dân chủ như anh Nguyễn Tiến Trung, anh
Lê Công Định, anh Duy Thức bị tạm giam, chị có cảm nhận gì về những người này và
vấn đề này ?
Song Chi : Có thể nói vắn tắt thế này, những vụ bắt bớ từ
trước đến nay, từ anh Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) cho đến luật sư Lê
Công Định và gần đây nhất là Nguyễn Tiến Trung, nó chỉ là một vở kịch cũ được
dàn dựng một cách khá lộ liễu của chính quyền Việt Nam, duy nhất những người
trong cuộc như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung đã trở thành vai chính trong đó.
Mình nói như thế là vì, cái trò bắt những người bất đồng chính kiến, sau đó gán
ghép cho họ những tội danh, bôi nhọ danh dự và hủy hoại cuộc đời họ, những hành
vi như thế mình đã thấy quá nhiều.
Tuy vậy, Song Chi đã từng tiếp xúc qua
tất cả những người được kể trên, về luật sư Lê Công Định, mình có thể nói rằng
tài năng chuyên môn của anh đã được các khách hàng và bạn bè khẳng định rồi,
mình không am hiểu về luật để có thể đánh giá mặt đó của anh, nhưng về mặt con
người,qua những bài viết và việc tiếp xúc, mình khẳng định rằng đó là một nhà
trí thức thật sự rất có lòng với đất nước với dân tộc. Qua việc bắt giam vừa
rồi, mình có thể thấy rằng đó là một sự dàn dựng khá lộ liễu. Về anh Nguyễn Tiến
Trung, Chi đã từng tiếp xúc rất nhiều lần trước đi Trung đi nghĩa vụ. Mình nhận
thấy rằng đó là một người trẻ, rất có lòng với dân tộc đất nước và có những suy
nghĩ rất thoáng vì Nguyễn Tiến Trung đã từng học ở nước ngoài về. Và cũng có rất
nhiều bạn trẻ hiện nay đi xa, họ so sánh tình hình đất nước với thế giới và thực
sự mong muốn một sự thay đổi, để đất nước có tự do, dân chủ, người dân được
hưởng những quyền lợi như ở những đất nước khác. Đó là một người thật sự có lý
tưởng. Giờ thì mình đã ở xa rồi, chỉ biết gửi lời chia sẻ với gia đình của họ,
cũng như những nhà bất đồng chính kiến khác đang bị bắt tại Việt Nam, và mình
mong và cũng tin rằng họ sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này vì đó là những
người rất cứng cỏi.
Tâm Kiên : Vừa rồi chúng ta nhận thấy là những người
bị bắt đều là những nhà đấu tranh theo chủ một cách ôn hòa, vậy thì, với tư cách
là một người quan tâm và ủng hộ dân chủ Việt Nam,chị có cho rằng đó là một tương
lai u ám cho viễn cảnh dân chủ không sau các vụ bắt bớ này ?
Song Chi :
Khi mà còn ở trong nước, có những lúc nói chuyện với bạn bè, thì có những lúc
bọn mình cảm thấy rất là bi quan, thậm chí có thể nói là tuyệt vọng. Vì thế này,
chưa bao giờ mà trong suốt lịch sử đấu tranh của Việt Nam mà đất nước rơi vào
tình thế nguy hiểm như giai đoạn này, và cũng chưa bao giờ, một triều đình nào
mà nó hèn hạ, bạc nhược như những nhà lãnh đạo được Việt Nam hiện nay. Cảm thấy
bi quan là bởi vì, dường như nhìn chung, dân chúng họ bạc nhược và bàng quan
hoặc không quan tâm đến chính trị hoặc là không hiểu biết. Nhưng nhìn ở một khía
cạnh khác thì có thể thấy rằng có một sự thay đổi rõ ràng .Ví dụ như cách đây 5
năm thôi,thì số người chán ghét, chửi bới xã hội không nhiều như bây giờ. Cách
đây mấy chục năm, nhà nước nói gì thì dân chúng nghe cái đấy, cả những năm 80-90
cũng thế, số người hiểu biết được sự thật cũng không nhiều, nhưng bây giờ đã
khác.
Thông qua một số việc như luật sư Lê Công Định, thì Chi có một
người bạn về Việt Nam, anh ta không cho.. Càng lúc người ta càng nhắc đi nhắc
lại về việc đất nước mình phải thay đổi thôi. Có những bạn trẻ mà Chi chưa bao
giờ quen biết, mỗi lần thấy Chi online, họ đều bày tỏ những sự bức xúc về Hoang
Sa-Trường Sa, về Boxit, và những chia sẻ về luật sư Lê Công Định và anh Nguyễn
Tiến Trung, đều cảm thấy rằng việc làm của nhà nước là không đúng. Qua những
việc về lãnh thổ-lãnh hải hoặc bo xít như vậy, mình có thể thấy được một điều là
bình thường thì dân tộc Việt Nam có thể rất chia rẽ, bạc nhược, nhưng, khi đụng
đến vấn đề với Trung Quốc, đứng trước nguy cơ mất nước, thì rõ ràng họ khác
ngay. Cũng như những người lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ một điều là dân chúng họ có
thể bỏ qua rất nhiều điều, họ có thể nhắm mắt trước tệ nạn tham nhũng, đàn áp
bất công, nhưng trước cái việc đẩy dân tộc vào con đường mất nước thì họ không
bao giờ bỏ qua, và điều đó tạo nên sự đồng thuận trong và ngòai nước.
Tâm
Kiên : Về họat động của chị ở CLB NHà báo tự do, tất cả đều bị đàn áp mạnh tay,
như anh Hoàng Hải, chị Tạ Phong Tần…thì hiện nay, họat động của CLB có còn tiếp
diễn không thưa chị ?
Song Chi : thế này, khi anh Nguyễn Văn Hải (tức
Điếu Cày) bị bắt, các anh em trong CLB Nhà BáoTự Do và cộng đồng các blogger
thường xuyên bị cản trở, bị làm khó dễ bằng nhiều cách, chẳng hạn như CLB Nhà
Báo Tự Do thì bị treo nghề, các anh em rất khó khăn trong việc tiếp tục công
việc viết lách của mình, chỉ còn lại vài người vẫn liên tục viêt như Tạ Phong
Tần, còn lại thì các anh em luôn bị gây khó dễ. Nhưng Chi nghĩ rằng nếu mình đã
có niềm tin vào việc mình làm là đúng, thì có thể có những giai đoạn phải tạm
lắng xuống, nếu không được viết trên báo thì mình sẽ viết trên mạng, như trên
Talawas, X-Cafe.. bản thân Chi sau này cũng vẫn viết cho báo này báo kia, một
khi mà mình đã hiểu ra được cái điều mình cần phải nói, thì vẫn có cách này hoặc
cách khác để thể hiện. Nguyên Vũ cũng thế, vẫn hay trả lời nơi này nơi
kia.
Bây giờ, khi đã ra đến nước ngoài, Chi nghĩ mình sẽ tiếp tục những
điều mình muốn làm,và mình đã có lợi thế hơn khi ở nứơc ngòai, thì mình phải
càng hỗ trợ hơn những người trong nước; nếu không chuỵên ra đi của mình sẽ trở
thành vô nghĩa và mình sẽ luôn ray rứt khi không làm được điều đó.
Việt
Quốc : Thưa chị, em Hải Di đi theo chị đến Na Uy, chắc chắn là những suy nghĩ
việc làm của chị trong việc họat động dân chủ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến em.
Nếu mà sau này em Hải Di có ý định đi theo con đường chính trị, chẳng hạn như
tham gia THTNDC, chị có thể cho biết ý kiến của chị thế nào ?
Song Chi :
Trong nhà mình thì mình dạy con theo dân chủ, tất cả những sở thích và hướng đi,
lựa chọn nghề nghiệp mình đều để cho cháu tự chọn. Nhưng khi theo mình ra bên
ngoài, rõ ràng cháu đã thấy đời sống bên ngoài khác trong nước ra sau. Người dân
nước ngoài nhất là giới trẻ được hưởng một cuộc sống dân chủ thế nào, chắc chắn
là điều đó sẽ có ảnh hưởng nhiều đến cháu. hắc chắn là vậy.
Tâm Kiên : Em
muốn hỏi chị thế này, hiện nay trong THTNDC, có rất nhiều bạn trẻ tham gia nhưng
sức ép của gia đình khiến cho họ phải suy nghĩ lại, ba mẹ họ dù biết được sức
mạnh của dân chủ, biết được bản chất của xã hội, bộ máy chính quyền mục nát,
nhưng vẫn luôn nói rằng «ai làm gì thì làm,nhưng không phải là con, chuyện đó
tốt nhưng là của người ta». Chị nghĩ gì về tâm lý đó và cách dạy con như thế
?
Song Chi : Nếu là như vậy, thì cái người làm con đó phải bằng mọi cách
thuyết phục gia đình mình thôi.Ví dụ như lúc mình gặp ba mẹ của Nguyễn Tiến
Trung tại sân bay khi tiễn Nguyễn Hoàng Lan đi, mình có hỏi một câu rằng ; «
cháu rất ngạc nhiên vì cô chú lớn lên trong cái xã hội miền Bắc, thậm chí làm
cán bộ của miền Bắc XHCN, thế tại sao cô chú ủng hộ được Nguyễn Tiến Trung như
vậy. » Thế là bố của Nguyễn Tiến Trung mới nói một câu làm mình rất ngạc nhiên
là « thú thật thì lúc đầu là đình cũng phản đối, không chấp nhận đựơc, nhưng sau
đó thì thấy con nó nói có lý, con nó làm đúng, thì mình nghe theo thôi. » Mình
thấy điều dó rất là hay, những lần đọc các bài phỏng vấn về bố mẹ Nguyễn Tiến
Trung, mình thấy rằng ông bà rất ủng hộ việc làm của con mình. Bản thân những
bạn trẻ khác cũng thế thôi, khi mà mình không thuyết phục được chính gia đình
mình, thì mình còn thuyết phục được ai nữa ? Phải thuyết phục gia đình bằng mọi
cách để bố mẹ anh em có thể hiểu ra thôi. Chính mình còn không vận động được
những người trong nhà thì làm sao có thể thuyết phục được ai nữa. Bản thân các
bạn sau này còn phải nói chuyện với những người đồng trang lứa, thậm chí có khi
tiếp xúc với những người làm việc cho chính quyền, thì các bạn phải cho họ thấy
rằng con đường mình đi là đúng, niềm tin của mình là đúng, và cái thể chế chính
trị này rõ ràng là không còn đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số nhân dân
nữa, và thậm chí là sức cản sự phát triển của Việt Nam, thì nó phải bị đào thải
thôi.
Việt Quốc : Cám ơn chị. Hình ảnh của chị Song Chi, anh Hoàng Hải,
anh Uyên Vũ và các anh em khác đứng trước nhà hát lớn Thành Phố biểu tình chống
lại Trung Quốc trong việc chiếm đảo HS-TS đã đi vào lịch sử. Cái hình ảnh
đó,thanh niên,và nhất là thành viên của THTNDC rất ngưỡng mộ. Với tư cách của
người đi trước; chị có thể cho thế hệ trẻ ngày nay, và nhất là các thành viên
của THTNDC một lời khuyên, nên làm gì trong thời điểm hiện nay ?
Song Chi
:Bạn làm tôi mắc cỡ quá. (cười ). Vì thật ra tôi thấy mình vẫn chưa làm được
việc gì to tát, thực sự là như vậy. Những việc làm đó chỉ là những việc nhỏ
thôi, rất là nhỏ. Nhưng mình nghĩ thế này, mỗi người chỉ cần làm một việc nhỏ,
vd chẳng hạn như ngày hôm nay có những người dám đứng trước Nhà Hát Lớn chống
Trung Quốc, ngày mai sẽ có những người dấn thêm một bước nữa không chỉ biểu tình
chống lại Trung Quốc mà còn chống cả ĐCS Việt Nam chẳng hạn. Hay ví dụ như mỗi
người chỉ làm được một việc nhỏ, nhưng rồi sẽ có người này nối người kia. Ngày
nay có luật sư Lê Công Định viết được những bài viết như vậy, ngày mai sẽ có
những người viết những bài hay hơn. Ngày nay có luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi đơn
kiện ông Nguyễn Tấn Dũng,ngày mai sẽ có những việc làm mạnh mẽ hơn. Ngày nay có
Nguyễn Tiến Trung sẵn sàng chấp nhận vào tù, trong khi lẽ ra có thể chấp nhận ở
lại Pháp để có một tương lai sáng lạn hơn. Hay là chẳng hạn như lúc đi về, rong
giai đọan phải « đi nghĩa vụ quân sự », chỉ cần là ngoan ngoãn hơn một tí, chúng
nó sẽ không bắt. Nhưng rõ ràng là Nguyễn Tiến Trung đã chọn lựa. Chỉ cần mỗi
người làm một việc nho nhỏ như vậy, những người khác sẽ mạnh mẽ hơn. Chính
những bạn trẻ mình gặp trên mạng khi online cũng bảo rằng, những việc làm của
người này người kia như vậy làm cho chúng em thấy bớt sợ hơn, và đồng thời cũng
cảm thấy rằng mình cần làm điều gì đó cho đất nước.
Chi nghĩ mỗi người
chỉ cần làm một việc nhỏ thôi, nhưng quan trọng trước hết là một sự tập hợp,
đoàn kết. Bởi vì phải công nhận là chính quyền Việt Nam cực kì giỏi trong việc
tạo sự chia rẽ, và sau mấy chục năm sống chung với một chế độ độc tài như vậy, ở
người Việt Nam hình thành một cái gọi là căn bệnh : thứ nhất là sự nghi kỵ lẫn
nhau,không ai tin ai cả. Thứ hai là sự sợ hãi đến bạc nhược. Thì bằng cách nào
mà mình có thể đòan kết với những việc làm nho nhỏ đó thì ta sẽ thành công. Chỉ
cần mình có niềm tin vào những việc mình làm là đúng,thì không có gì có thể cản
trở được. Chi nghĩ như thế.
Việt Quốc : Thưa chị, cách đây 6 tháng, khi
mà THTNDC phỏng vấn bác Bùi Tín để làm cuốn Audio Book của bác,cũng diễn ra tại
đây, khi đó câu hỏi cuối cùng dành cho bác là « theo bác,Việt Nam bao giờ có dân
chủ, xin bác cho một con số cụ thể ? » thì khi đó bác nói rằng « trong 3 năm
».Hôm nay Tập Hợp cũng xin lật lại vấn đề,xin đặt lại câu hỏi đó với đạo diễn
Song Chi, xin chị cho biết một con số ,dĩ nhiên là dự đoán, theo chị Việt Nam sẽ
có được dân chủ trong bao lâu nữa ?
Song Chi : Chi nghĩ rằng lịch sử nó
có rất nhiều bất ngờ, không ai có thể dự đoán trước. Chẳng hạn như đâu có ai ngờ
là Liên Xô có thể sụp đổ đúng không? Trước đó một tuần hoặc 10 ngày gì đoó,
người ta không thể hình dung được, cũng không ai có thể nghĩ là bức tường Berlin
sụp đổ cả, nhưng bản thân cái chế độ đã mục rữa cho đến lúc đó. Ở Việt Nam thì
có thể nói thế này, cái môi trường để tạo điều kiện, thì rõ ràng là lòng dân đã
quá chán ghét cái chế độ đó rồi, nhưng Việt Nam cần có một sự kiện,một biến cố,
một nhân vật, một lực lượng. Chưa kể cái bi kịch lớn nhất của dân tộc Việt Nam
là nằm sát với Tàu. Thành ra mình rất khó có thể nói trước được, có thể là 5 năm
hoặc 10 năm, hơn thế thì chắc là không. Còn 2 ,3 năm thì chắc là
chưa.
Tâm Kiên : Cảm ơn chị Song Chi đã có những chia sẻ với THTNDC, thay
mặt Tợp Hợp,Tâm Kiên xin chúc chị sức khỏe và niềm tin, lúc nào cũng vững chãi
trong việc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam.
Song Chi : Cảm ơn tất cả các
bạn. Và một lần nữa cho mình gửi lời chia sẻ đến gia đình của Nguyễn Tiến Trung,
tất cả những sự chia sẻ,rất mong là cả gia đình sẽ vượt qua được những giờ phút
khó khăn này. Còn Nguyễn Tiến Trung thì mình rất có lòng tin,rất là cứng cỏi nên
sẽ không có vấn đề gì phải lo cả.
Tâm Kiên : Xin cảm ơn chị.
|