15 ngư dân và hai tàu đánh cá đã về tới quê ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An sau khi đã đóng 180 triệu đồng tiền phạt cho Trung quốc, bị giam
giữ 45 ngày và bị tịch thu toàn bộ đồ nghề cũng như hải sản đã đánh bắt được
trong khu vực mà cảnh sát biển Trung quốc nói là lãnh hải của họ.
AFP PHOTO
Ngư dân Việt Nam lo lắng trước việc nhiều người bị phía
Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền phạt.
Còn bao nhiêu ngư dân đang bị Trung quốc giam giữ?
Chính phủ Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này ra sao? Và đời sống của bà con ngư
dân sẽ đi về đâu? Nguyễn An trình bày một số chi tiết?
Bắt giam, nộp phạt
Bản tin trên báo điện tử Dân Trí ngày 6 tháng 7, kể
lại là rạng sáng ngày 27 tháng 5, tức là ngày thứ 14 của chuyến ra khơi đánh bắt
cá với chi phí trang bị trên 30 triệu đồng, hai tàu của các anh Nguyễn Văn Đường
và Nguyễn Văn Được đang hành nghề trong vùng biển được coi là khu vực đánh cá
chung Việt-Trung, thì gặp gió mùa đông bắc quá lớn khiến họ không còn điều khiển
được tàu, nên đành để tàu trôi tự do trong khi tiếp tục câu mực, kéo cá.
Đến 8 giờ sáng thì hai tàu bị cảnh sát biển Trung
quốc tiến sát, lên tàu lục soát, tịch thu toàn bộ mực cá rồi áp tải vào đảo Hải
Nam. Sau khi báo tin về, gia đình vay mượn khắp nơi cho đủ số tiền phạt 180
triệu đồng cho hai tàu và 15 thuyền viên. Nộp đủ tiền xong, thì tất cả được thả
về hôm 4 tháng sáu và về đến nơi ngày 6 tháng 7.
Ngư dân đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, chứ
không phải của Trung quốc. Oan nhất cho người ta là người ta ở tọa độ thuộc vùng
biển của Việt Nam.
CT xã An Hải Nguyễn
Dự
Phóng viên Dân trí cũng cho biết thêm là trong cuộc
phỏng vấn, những người vừa thoát nạn than là họ không còn tiền để sửa sang và
trang bị cho tàu ra khơi nữa.
Họ cũng nói là trên tổng số 200 thuyền của toàn
huyện, chỉ có 30 chiếc là có giấy phép VIO đánh bắt cá trong khu vực đánh cá
chung thôi.
Mới hai tuần trước, Trung quốc bắt giữ ba tàu đánh
cá của ngư dân Việt Nam ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với 37 thuyền
viên, bắt đóng phạt 540 triệu đồng, cho hai tàu và 25 người về để lấy tiền, còn
giữ lại 12 người, trong đó có ba thuyền trưởng. Trò chuyện với biên tập viên Gia
Minh của ban Việt ngữ, chủ tịch xã An Hải là ông Nguyễn Dự nhấn mạnh rằng
:
“Ngư dân đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam,
chứ không phải của Trung quốc. Oan nhất cho người ta là người ta ở tọa độ thuộc
vùng biển của Việt Nam.”
Ông Dự cũng cho hay là từ trước đến nay, bị bắt như
thế này thì có cả chục chiếc rồi, nhưng cũng có lần vi phạm vùng biển của Trung
quốc, thì đành chịu phạt thôi.
Không ai bảo vệ
Đặt vấn đề ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở biển Đông,
trong vùng lãnh hải của Việt Nam mà không được bảo vệ, thì ông Dương Danh Dy,
một nhà ngoại giao từng làm việc nhiều năm với Trung quốc nói trong một cuộc
phỏng vấn dành cho biên tập viên Mặc Lâm như sau:
“Ngư dân vẫn tổ chức thành từng đoàn bảo vệ, rồi
có những phương tiện như máy bộ đàm để kêu gọi, nếu cần nhờ bộ đội biên phòng
giúp đỡ, chúng ta vẫn làm.”
Tuy nhiên đối với chính người dân đang trực tiếp đối
đầu với sức mạnh của Trung quốc mà vẫn phải ra khơi làm ăn kiếm sống, thì vấn đề
khó khăn hơn nhiều. Một người vợ than thở là ở ngoài đó, chẳng có ai bảo vệ
cả.
Lấn lướt
Tưởng cũng cần nhắc lại là Việt Nam và Trung quốc ký
hiệp định phân định vịnh bắc bộ hồi cuối năm 2000. Sau nhiều phiên bàn thảo, hai
bên đã thiết lập một vùng đánh cá chung với phạm vi và cơ chế quản lý riêng.
Tuy nhiên, lực lượng của Trung Quốc kể cả lực lượng
quân sự lẫn lực lượng đánh bắt cá đều vượt trội hơn Việt Nam rất xa, nên đã xẩy
ra nhiều tình huống đáng tiếc cho phía Việt Nam.
Hồi đầu năm 2005, đã xẩy ra vụ chín ngư dân ở tỉnh
Thanh Hoá bị tàu hải quân Trung Quốc bắn chết khi họ đang làm nghề trong vịnh
Bắc Bộ, một số khác bị thương và ngư cụ bị tịch thu.
Thật khó xác định là khu vực họ đang làm nghề là
thuộc vùng đánh cá chung, hay thuộc lãnh hải của Việt Nam hay của Trung quốc.
Một ngư dân nói với biên tập viên Gia Minh như sau:
Phía Trung Quốc sang đánh trộm của mình thì được chứ
mình thì không sang bên họ được vì trang thiết bị của họ hơn hẳn ta.
Một ngư dân
“Phía Trung Quốc sang đánh trộm của mình thì được
chứ mình thì không sang bên họ được vì trang thiết bị của họ hơn hẳn
ta.”
Không chỉ gặp khó khăn khi đánh bắt cá trong vùng
được gọi là đánh cá chung, ngay đối với vùng biển mà Việt Nam coi là thuộc lãnh
hải của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy, tức là có tranh chấp, thì
phía Bắc Kinh sử dụng ngay sức mạnh hải quân để thực hiện điều mà họ tuyên bố.
Cụ thể là hồi giữa tháng năm, họ ra lệnh cấm đánh
bắt cá trong một khu vực lãnh hải lớn tại biển Đông cho đến đầu tháng tám. Đó
lại chính là thời gian thuận lợi nhất cho ngư dân Việt Nam.
Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam có lên tiếng
yêu cầu Trung Quốc không cấm đoán như thế, nhưng phía Bắc Kinh trả lời rằng đó
là “quyền không thể tranh cãi” của họ.
Mười năm trước, Trung Quốc từng ra lệnh cấm đánh bắt
cá trong một vùng lãnh hải tranh chấp chủ quyền với Philippines. Khi đó, bộ
trưởng quốc phòng Phi là ông Orlando Mercado đã tuyên bố lệnh ấy hoàn toàn không
có hiệu lực với ngư dân Phi vì họ đang làm nghề trong lãnh thổ
Phi.