Kami, thành viên X-Cafe
13.07.2009
Chắc rằng khi đọc tựa đề này, bạn
đọc sẽ liên tưởng tới bài tùy bút nổi tiếng "Đi tìm cái tôi đã mất" của nhà văn
Nguyễn Khải xuất hiện trên mạng cách đây không lâu.
Vâng "cái tôi đã mất"
thì nhà văn Nguyễn Khải đã diễn tả quá đầy đủ trong bài viết của ông, ở đây xin
được bàn thêm về cái "chúng ta" đã mất trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam hôm
nay.
Hẳn quý vị nếu ai đã từng sống trong thời bao cấp những năm 198X ở
Việt Nam hẳn còn nhớ vở kịch sân khấu "Tôi và chúng ta" nổi tiếng một thời của
cố tác giả Lưu Quang Vũ, một vở kịch được coi có tínôh dự báo khi đất nước ta
đang trong giai đoạn bao cấp.Thời kỳ ấy cái tôi (cá nhân) hình như đã bị lãng
quên hoặc coi nhẹ chỉ còn cái chúng ta (tập thể) được coi trọng và là chuẩn mực
đạo đức cho người dân.
Đó là những chuyện của ngày xa xưa, của một thời
đã qua nhưng đã đến lúc cần phải nhắc lại để cảnh báo những nhà quản lý, những
nhà lãnh đạo vì hình như họ say sưa với khẩu hiệu đổi mới mà vô tình họ đã đánh
mất cái nền tảng đạo đức cơ bản của con người đó là tính cộng đồng hay nói một
cách khác đó là tinh thần mình sống hãy vì mọi người.
Tính cộng đồng thì
bất kể xã hội nào cũng có,cũng được đề cao. Trong xã hội cộng sản nó được gọi
bằng các mỹ từ tính tập thể, tình đồng chí, tình đồng đội ..., trong xã hội dân
chủ tự do thì được gọi là tính cộng đồng, tình đồng bào... nhưng có lẽ bao hàm
nhất là từ chúng ta hay cụ thể hơn là vì mọi người.
Sự xuống cấp của tính
cộng đồng của con người Việt Nam trong xã hội chúng ta đang sống đã tới hồi cảnh
báo. Nhìn từ một sự việc nhỏ mà hàng ngày chúng ta bắt gặp trên đường trong
những lúc ách tắc giao thông là biểu hiện cụ thể.
Tại những nút giao
thông quan trọng hay không quan trọng, vào thời gian cao điểm do mật độ xe cộ
quá lớn so với năng lực giao thông và trình độ chỉ huy điều phối giao thông của
lực lượng Cảnh sát giao thông rất dễ dàng cho chúng ta thấy các hình ảnh hỗn
độn, vô tổ chức mạnh ai người nấy tìm đường thoát ra bằng mọi biện pháp như chạy
xe lên vỉa hè, chạy lấn làn đường của mình sang chiều ngược lại bất kể việc chấp
vi phạm luật giao thông hay tối thiểu là các chuẩn mực đạo đức ứng xử giữa con
người và con người miễn là thỏa mãn được cái ích kỷ của cá nhân mình kiểu coi
những người xung quanh là "chết rồi". Chính vì lý do đó mà tắc ít thành ra tắc
lâu bởi cái vòng luẩn quẩn đó cũng chỉ vì thiếu ý thức cộng đồng.
Tình
trạng này trở thành phổ biến,không dừng lại ở những chàng thanh niên trẻ nghịch
ngợm, mà nó đã thành phản xạ của hầu hết mọi người lưu thông trên đường phố,bất
kể tuổi tác,nghề nghiệp họ nhìn những người xung quanh với đôi mắt "mang hình
viên đạn". Họ tìm mọi cách, bất chấp mọi thứ để sẵn sàng lao xe của mình vào
những khe trống hiếm hoi trong một rừng xe cộ bất kể có cản trở luồng giao thông
hay những trở ngại khác cốt để nhích lên phía trước vài chục centimet tự hồ như
một chiến binh trong một cuộc chiến.
Tôi đã có dịp qua Thái Lan làm việc
đã chứng kiến cảnh tắc nghẽn giao thông của thủ đô Bangkok với mật độ giao thông
khủng khiếp gấp nhiều lần ở các thành phố lớn ở Việt Nam,số lượng xe hơi lưu
thông tại thủ đô Bangkok giờ cao điểm lên tới cả chục triệu chiếc xe các loại đa
phần là xe hơi mà chưa từng một lần nhìn thấy cảnh hỗn loạn như ở Hà Nội hay Sài
Gòn. Mặc dù lưu lượng xe lớn nhưng người Thái Lan họ tuân thủ luật giao thông
rất nghiêm ,không có hiện tượng giành ,chạy lấn làn đường được phép của họ, nhìn
chung họ cư xử theo nguyên tắc mình vì mọi người và mọi người vì mình,điều này
được bạn có thể thấy rất rõ .
Nhận định này được kiểm chứng khi tôi về
một tỉnh lẻ vùng miền nam Thái Lan trong chuyến công tác vừa qua. Thường ở Thái
Lan vào buổi sáng và buổi chiều mật độ giao thông rất lớn, tại các nút giao
thông đều có đèn tín hiệu giao thông và cảnh sát chỉ huy, dòng xe cộ tuân theo
các hiệu lệnh để di chuyển hoặc dừng rất trật tự là lẽ thường tình. Nhưng điều
gây ngạc nhiên cho tôi là tại một ngã tư không có đèn hiệu,không có cảnh sát
giao thông tôi thấy mọi việc vẫn diễn ra một cách bình thường,tự người lái xe họ
tuân thủ nghiêm ngặt,sẵn sàng nhường đường cho các chiều theo quy luật chiều
quay kim đồng hồ,hết xe hướng nọ,hướng kế tiếp sẽ tiếp tục chạy tuần tự như vậy,
không hề thấy có bất kỳ phương tiện giao thông nào tự ý vi phạm.
Đây là
điều bất ngờ lớn ,đó là bằng chứng về tính cộng đồng của người dân Thái Lan và
chính từ đó buộc tôi phải tự tìm hiểu rằng vì sao người Việt Nam chúng ta không
có như người dân Thái Lan và có câu trả lời đó là vì tính cá nhân hay nói một
cách khác cái tôi của người Việt lớn quá, họ coi cá nhân mình là trên hết bất kể
đồng bào hay dân tộc của họ có ra sao đi chăng nữa.
Đó cũng là lý do mà
tôi hiểu rằng người dân Việt Nam hầu hết mọi tầng lớp nhân dân, kể cả thành phần
trí thức. Họ thờ ơ, thản nhiên với sự đe dọa đến sự tồn vong của tổ quốc, dân
tộc mình trước sự lấn áp của anh chàng khổng lồ phương bắc, hay sự đe dọa về môi
trường sống của mình trong bauxite Tây Nguyên mà họ là một trong những người
chịu ảnh hưởng trực tiếp.Đó cũng chính là nguyên nhân mà giới trẻ Việt Nam hôm
nay họ rất quan tâm và và tỏ ra đau xót trước tin ca sĩ MJ từ trần mà cảm thấy
dửng dưng trước tin Hoàng Sa,Trường Sa đã đang và sẽ mất, tin ngư dân Việt Nam
bị cấm đánh cá trên hải phận của Tổ quốc mình, một quốc gia có chủ
quyền.
Đến Thái Lan dịp này tôi cũng hiểu rõ hơn vì sao các cuộc biểu
tình ôn hòa,bất bạo động của người Thái liên tiếp xảy ra của các lực lượng "áo
đỏ", "áo vàng"được tổ chức rất quy củ và thành công nguyên nhân cũng là do tính
cộng đồng của họ, đề tài này sẽ xin được viết ở một bài viết khác.
Cái
tôi hay tính ích kỷ của người Việt Nam hiện nay phải chăng là sự may mắn của
đảng CSVN và đồng cũng là một mất mát lớn của dân tộc Việt Nam hôm
nay?
Chúng ta phải làm gì đây để đánh thức mọi người để tìm lại cái chúng
ta đã mất trước khi dân tộc Việt Nam trở thành một sắc tộc thiểu số của một khu
tự trị như Tây Tạng hay Tân Cương hôm nay.
Đó chính là hãy để cái tôi,
cái cá nhân của mình nhỏ lại và thấp hơn cái chúng ta , cái của cộng đồng, của
dân tộc và của tổ quốc Việt Nam mình cao là cao nhất.
Đồng bào mình,
những người xung quanh mình, dân tộc của mình và tổ quốc Việt Nam phải là trên
hết.
Như vậy mới mong có được sự trường tồn, thịnh vượng và hùng mạnh cho
dân tộc Việt Nam của mọi người chúng ta.