Thứ Hai, 2024-12-23, 5:15 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 15 » Nghịch lý là nền dân chủ Trung Quốc
9:53 AM
Nghịch lý là nền dân chủ Trung Quốc


Frank ChingPhan Tường Vi lược dịch


Một nghiên cứu ly kì, về tình hinh dân chủ hiện nay ở Đông Á châu, công bố vào cuối năm ngoái cần được xem kỹ lại, đặc biệt là vào lúc cuộc khủng khoảng tài chánh đang xảy ra hiện nay, khi các nước tự xưng là xã hội chủ nghĩa (như Trung Quốc và Việt Nam) đang phát triển tương đối tốt sau khi chuyển qua nền kinh tế thị trường, và cùng lúc chính phủ ở các nước tư bản lại đang nhảy vào để nắm lấy những ngân hàng và các hãng xưởng tư nhân khác.

Nghiên cứu này – là một dự án lớn, qua đó những nhóm nghiên cứu đã mở những cuộc thăm dò tại năm nước “mới có” dân chủ (Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan và Mông Cổ - Mongolia), một nước có nền dân chủ được vững vàng (Nhật Bản) và hai vùng không có nền dân chủ (Trung Quốc và Hồng Kông) – đã được nhà xuất bản Columbia University ấn hành dứi dạng một cuốn sách với tựa đề “Người Đông Á nhìn về nền Dân chủ như thế nào”.

Tuy cuộc nghiên cứu chú trọng vào năm nước có nền dân chủ còn son trẻ, nhưng dữ kiện về Trung Quốc có lẽ thú vị nhất.

Cuộc thằm dò cho thấy người Trung Quốc ủng hộ chính quyền của họ nhiều hơn dân ở bất cứ nước nào.

Trả lời câu hỏi, “Bạn đồng ý hay không đồng ý: Cơ cấu nhà nước của chúng ta là tốt đẹp nhất cho chúng ta?”, 94,4 phần trăm những người Trung Quốc, được hỏi, trả lời “đồng ý”.


Mỗi người một lá phiếu (Cuộc xuống đường đòi dân chủ ở Hong Kong (01/07/2007)
Nguồn: flickr.com
Mỉa mai thay, chỉ 24.3 phần trăm người Nhật, là nước có nền dân chủ lâu đời nhất trong vùng, đồng ý là cơ cấu chính quyền của họ là tốt đẹp nhất cho họ - tỉ lệ thấp nhất trong các nước được thăm dò.

Và dân chúng trong năm nước “với nền dân chủ còn son trẻ” nghĩ gì về hệ thống nhà nước của họ? Kinh ngạc thay, sự ủng hộ dành cho dân chủ xếp hạng từ thấp ở 36 phần trăm cho người Nam Hàn cho đến mức cao 69.8 phần trăm cho người Mông Cổ.


Điêu nổi bật khác là chuyện đại đa số người Trung Quốc – 81,7 phần trăm – khi được hỏi họ có thỏa mãn với nền dân chủ đang được áp dụng trong nước họ, một lần nữa câu trả lời là “Vâng”.


Dĩ nhiên, sự hiểu biết về dân chủ của họ có thể khác với sự hiểu biết của người dân ở những nước khác.

Nhà nước Trung Quốc cho rằng họ đang ứng dụng một thể thức dân chủ mà không cần tổ chức bầu cử cấp quốc gia nhưng “với nét đặc thù của Trung Quốc” và, tuồng như, người dân của họ chấp nhận giải thích đó.

Như vậy, trong lúc người tổ chức cuộc thống kê xếp Trung Quốc như là một nước không có dân chủ, thi người dân Trung Quốc cảm thấy răng một nhà nước điều hành một nền kinh tế đang phát triển, cùng lúc gia tăng đáng kể tiêu chuẩn mực sống và đáp ứng những ta thán của nhân dân là một nhà nước dân chủ.

Và, không cần biết cái nhà nước đó có thực sự dân chủ hay không theo tiêu chuẩn phương Tây, đa số người dân Trung Quốc tuồng như thỏa mãn cho dầu vẫn có những chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Dĩ nhiên, điều này không tính đến quan tâm của cá dân tộc ít người như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs). Và chắc chắn là nó cũng không phản ảnh ý kiến của những luật sư đấu tranh cho nhân quyền và những người đã từng ký vào kiến nghị đòi hỏi đổ mới chính trị.

Tính xác thực của nhừng câu trả lời trong cuộc thăm dò có thể tin cậy được.

“Chúng tôi nghĩ rằng những người Trung Quốc được hỏi, những thầy cô giáo trung học đã về hưu, đã trả lời thành thật với nhân viên thăm dò của chúng tôi,” ông Andrew Nathan, chủ nhiệm cuộc thăm dò nói. “Những người đi phỏng vấn không là người ngoại quốc, họ cũng không là nhân viên nhà nước và chúng tôi hứa giữ bí mật cho những người được hỏi.”

Xét rằng nền kinh tế Trung Quốc đã đang phát triển tốt dep trong lúc nền kinh tế Nhật Bản dậm chân tại chỗ trong nhiều năm qua, theo lẽ tự nhiên người ta có thể suy luận những người trả lời cuộc thống kê này họ đánh gía nhà nước của họ dựa vào sự phát triển kinh tế.

Nếu cuộc thống kê này cũng được tiến hành để khảo sát thái độ của người Mỹ hay người Âu châu đối với chính phủ của họ thi đó sẽ là điều thú vị, và ở mức độ nào những khái niệm đó lien hệ với sự hiện hữu của những cơ chế dân chủ hơn là thành qủa đạt được trong lãnh vực kinh tế.

Một trong những biê tập viên của cuộc nghiên cứu này, ông Chu Yun-han ở Đài Loan, nói rằng người Đông Á đánh gía cao những thành qủa đạt được trong lãnh vực kinh tế hơn người ở những vùng khác trên thế giới, rất có thể vì họ chứng kiến một sự phát triển kinh tế nhanh chóng và vì thế, một cách tương đối họ đánh gía nhà nước của họ cao hơn.

Phê bình của phương Tây với Bắc Kinh đặt gỉa định rằng nếu để người Trung Quốc được tự do chọn lựa cho chính họ, họ sẽ chọn dân chủ. Thế nhưng, cuộc nghiên cứu này, đã cho thấy tiên kiến của phương Tây là điều đáng ngờ.

Hơn nữa, nếu người dân của chính họ ủng hộ một nhà nước chuyên quyền, độc đoán, chỉ điều đó thôi không không đủ cho chính phủc đó màu áo dân chủ hay sao?

Tại sao tranh đấu cho nền dân chủ khi một nhà nước độc tài có thể có thể điều hành sinh hoạt quốc gia một cách hữu hiệu hơn?

Tuy nhiên, một điểm yếu trong cái áo giáp của nhà nước Trung Quốc là chuyện họ thường xuyên nhào nặn tin tức – TQ luôn nỗ lực không cho người dân họ được tiếp cận với tin tức nhạy cảm.

Nếu một nhà nước chỉ có thể giữ được sự ủng hộ của người dân bằng bằng chính sách ngu dân, thì không thể nói cái nhà nước đó thực sự được sự ủng hộ của người dân được. Chỉ khi nào nhà nước Trung Quốc dẹp bỏ đi những cơ chế kiểm duyệt và tuyên truyền thì người ta mới có thể biết được Trung Quốc có thực sự được dân của họ ủng hộ hay không.


© DCVOnline
Category: Chính trị | Views: 817 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0