Thứ Năm, 2024-11-21, 11:34 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 15 » Thêm nhiều người bị truy tố tội “tuyên truyền chống Nhà nước”
10:57 AM
Thêm nhiều người bị truy tố tội “tuyên truyền chống Nhà nước”

2009-07-14

Bản Kết luận Điều tra vụ án “Nguyễn Xuân Nghĩa cùng đồng bọn tuyên truyền chống Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, ký ngày 17 tháng 5 năm 2009, vừa được công bố trên nhiều diễn đàn điện tử.

Theo Bản Kết luận Điều tra này, các ông: Nguyễn Xuân Nghĩa, 60 tuổi, ngụ tại Hải Phòng, Nguyễn Văn Túc, 45 tuổi, ngụ tại Thái Bình, Ngô Quỳnh, 25 tuổi, ngụ tại Bắc Giang, Nguyễn Mạnh Sơn, 67 tuổi, ngụ tại Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Tính, 67 tuổi, ngụ ở Hải Phòng, ông Nguyễn Kim Nhàn, 60 tuổi ngụ tại Nghệ An, cùng bị cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố vì đã có hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trong Kết luận Điều tra đã đề cập, Công an Việt Nam cho rằng, việc cả sáu ông tổ chức treo biểu ngữ, với những nội dung như:

“Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam. Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”, hồi tháng 8 năm 2008 ở Hải Phòng, hoặc “Khối 8406. Lạm phát, dân nghèo khổ là do chính quyền cộng sản; mất dân chủ, tự do, nhân quyền là do chính quyền cộng sản: yêu cầu đa nguyên, đa đảng”, rải truyền đơn có nội dung “Phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp giáo dân Thái Hà” hồi tháng 9 năm 2008 ở Hải Dương... hay vận động sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào thành phố Tam Sa của Trung Quốc, hồi tháng 12 năm 2007, hay kêu gọi “tẩy chay Olympic Bắc Kinh – Trung Quốc”, yêu cầu bồi thường cho những ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc sát hại hồi tháng 4 năm 2008, rồi chụp ảnh, viết bài, đưa lên Internet là những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm trọng...

Để hiểu hơn về những tương quan giữa hành vi treo biểu ngữ với luật pháp hiện hành tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện một cuộc trao đổi ngắn với luật sư Lê Trần Luật, người đang làm thủ tục bào chữa cho sáu nhân vật này. Luật sư Lê Trần Luật cho biết:

LS Lê Trần Luật : Hiện tại thủ tục đang được tiến hành, tuy nhiên, toà án chưa có chấp nhận, và họ yêu cầu là phải có ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng. Tôi nghĩ chuyện toà án yêu cầu ký hợp đồng dịch vụ giữa văn phòng luật sư với khách hàng là sự yêu cầu vô lý.

Sắp tới chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cái hợp đồng đó để toà án chấp nhận chúng tôi là luật sư. Một khi sự chấp nhận luật sư xong thì chúng tôi mới có điều kiện vào trong trại giam và trực tiếp gặp gỡ những người bị quy kết về những tội danh vừa nói.  

Trân Văn : Thưa Luật Sư, ông đã đọc qua Kết Luận Điều Tra về vụ án này chưa?

LS Lê Trần Luật : Tất nhiên là tôi đã đọc rồi. Tôi là người có bản kết luận điều tra đó mà.

Điều 88

Trân Văn : Thưa ông, những chi tiết nếu ra trong Kết Luận Điều Tra và việc xác định tội danh dựa trên những tình tiết đó thì xét về mặt pháp lý có mâu thuẫn gì với quy định hiện có trong Hiến Pháp Việt Nam, kể cả những tuyên bố của một số vị lãnh đạo Việt Nam trong chuyện tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của công dân, tôn trọng những ý kiến khác biệt về quân điểm, không ạ?

LS Lê Trần Luật : Thực ra tất cả những người hoạt động dân chủ tôi đều gặp rồi và tôi cũng hiểu những khát vọng và những quan điểm của họ, tuy nhiên, xét vụ án này với những hành vi treo biểu ngữ trên cầu thì vấn đề được đặt ra là nội dung những biểu ngữ đó có phải là quyền bày tỏ chính kiến hay không? Và có phải đó là nội dung tuyên truyền chống chế độ hay không? Tất nhiên, khi nào đọc hồ sơ và trực tiếp xem những những lời khai thì tôi mới có thể đi đến kết luận rằng liệu có sự mâu thuẫn nào giữa quyền bày tỏ chính kiến với lại nội dung tuyên truyền chống nhà nước hay không. 

Tôi cũng xin lập lại rằng tôi đã từng nhiều lần trả lời trên Đài RFA, đối với tôi thì Điều 88 là một điều luật do nhà nước tưởng tuợng ra và chính điều luật này đã là một bức tường ngăn cản những người có quyền bày tỏ chính kiến. Với tôi, những người đó không bao giờ phạm tội. Với tôi, đơn thuần những người đó là những người muốn bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà, chỉ ra những sai trái của chính quyền, chỉ ra những cái không phù hợp quy luật khách quan để cùng nhau đi đến một xã hội công bằng và dân chủ, thì đó không phải là phạm tội.

Còn nhà nước dựa trên những cơ sở khác, như tôi đã từng nói là họ dựa vào những kết luận giám định. Thông thường các vụ án nói là vi phạm Điều 88 thì toà án dựa vào kết luận của Sở Văn Hoá Thông Tin khẳng định rằng những tài liệu này là chống nhà nuớc. Khi họ có các kết luận giám định đó thì họ lại khẳng định người đó phạm tội. Nhưng vấn đề đặt ra là Sở Văn Hoá Thông Tin hoặc một cơ quan giám định về nội dung đó có bảo đảm tính khách quan hay không? Thì tôi xin thưa rằng "không!" Chắc chắn bất kỳ cơ quan giám định nào của Việt Nam đều đi đến kết luận rằng những biểu ngữ đó, những tài liệu của những người này làm ra đều có nội dung chống nhà nước; và khi họ có kết luận như vậy thì toà án chắc chắn sẽ xử họ phạm Điều 88.

Tôi xin được nhắc lại, đối với tôi, Điều 88 là điều luật mà chính quyền đặt ra để ngăn cản tất cả những người muốn bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình, hoặc là bày tỏ mong muốn đấu tranh trong ôn hoà.

Trân Văn :  Xưa nay khi nghe nói đến bày tỏ ý kiến thì người ta chỉ nghĩ đến chuyện là có quyền nói điều mình nghĩ. Thưa Luật Sư, bày tỏ ý kiến bằng biểu ngữ, bằng bài viết thì có vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam không? Luật Việt Nam có điều nào hạn chế, chỉ cho phép công dân bày tỏ ý kiến bằng tiếng nói và không được diễn đạt ý kiến của mình bằng những hình thức biểu đạt khác không?

LS Lê Trần Luật : Theo tôi được biết thì không có một quy định nào ràng buộc rằng người ta chỉ được bày tỏ ý kiến bằng miệng mà không được bày tỏ ý kiến qua những phương tiện khác, ví dụ biểu ngữ, bài viết, vân vân. Quyền bày tỏ chính kiến có thể thể hiện bởi nhiều phương tiện diễn đạt khác nhau, ví dụ như là ngôn ngữ, bài viết, biểu ngữ, hình ảnh, vân vân.

Tôi cho rằng tất các các phương tiện đó cũng chỉ nhằm một mục đích là thể hiện quyền được bày tỏ chính kiến và không có văn bản nào bắt buộc người ta chỉ được bày tỏ chính kiến bằng miệng. Người ta có thể bày tỏ chính kiến bằng bất kỳ loại diễn đạt nào và tôi nghĩ hạn chế quyền bày tỏ chính kiến bởi Điều 88 là hết sức vô lý.

Trân Văn : Thưa ông, luật pháp của nhiều quốc gia khác không chấp nhận sự tồn tại của bất kỳ quy định pháp luật nào mâu thuẫn với tinh thần của hiến pháp, thế trong trường hợp Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự của CHXHCN Việt Nam mâu thuẫn với những quy định về quyền công dân đã được minh định trong Hiến Pháp thì những người phát giác ra yếu tố vi hiến đó có thể đệ đạt nguyện vọng xin sửa điều đó đối với cơ quan nào?

LS Lê Trần Luật : Xin khẳng định, đối với tôi, Điều 88 rõ ràng là vi hiến. Vấn đề còn lại là khi một điều luật vi hiến thì cơ chế nào, thủ tục nào để mà thay đổi điều luật đó? Thông thường ở các quốc gia khác họ luôn luôn có một Toà Án Hiến Pháp để xem xét các luật, các quy định trái với hiến pháp và họ xoá bỏ những luật đó và bắt buộc các luật khác phải tuân thủ những gì đã đuợc ghi nhận trong hiến pháp.

Ở Việt Nam thì không có những cơ chế như thế nên ngăn cản quyền bày tỏ chính kiến hoặc những người phát hiện Điều 88 vi hiến, với cơ chế như thế họ không có cơ hội nào để hy vọng rằng quốc hội sẽ xoá bỏ Điều 88. Khi làm việc với cơ quan an ninh tôi cũng khẳng định rằng đối với tôi là cần phải xoá bỏ Điều 88 để thúc đẩy tiến trình dân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có một quyền nhất định, đó là quyền được bày tỏ chính kiến đối lập.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 715 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 37
Khách: 37
Thành Viên: 0