Thứ Năm, 2024-11-21, 11:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 15 » Ăn mày dĩ vãng: Thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
8:27 PM
Ăn mày dĩ vãng: Thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Phạm Đình Trọng,
Lề Bên Trái - daohieu.wordpress.com
14.07.2009

Sáng chủ nhật, tôi vừa mở máy vi tính mới viết được mấy dòng thì có chuông gọi cửa làm đứt mạch suy nghĩ. Xuống cầu thang ra mở cửa, thấy ông hàng xóm là đảng viên cùng sinh hoạt tổ đảng với tôi mà ít ngày trước tôi đã phải mất một buổi tối họp kiểm điểm ông về cái tật lãng nhách, rất không đáng có ở một đảng viên của đảng cách mạng, đảng chính trị là tật tối ngày nhậu nhẹt bét nhè, bê tha, đã kéo dài suốt nhiều năm của ông. Nay một người như thế đến bảo tôi nộp cho ông bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh!

Cuộc học tập tư tưởng, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh tiến hành rầm rộ suốt mấy năm nay trên cả nước đã bộc lộ rất rõ tính hình thức, phô trương, màu mè, tốn kém, đầy sự áp đặt duy ý chí, đầy tính tôn giáo tụng niệm, thể hiện cung cách làm công tác tư tưởng theo lối mòn xưa cũ, đã quá lạc hậu trong thời công nghệ thông tin đã đi vào từng gia đình, đã đến với từng cá  nhân, trong thời kinh tế thị trường quyết liệt, nghiệt ngã, cuộc sống đã trở về với những giá trị thiết thực, con người phải đối mặt với một thực tế phũ phàng của một xã hội tiêu dùng, xã hội bị chi phối, phân hóa quyết liệt bởi vật chất! Nhìn ông đảng viên nát rượu đến đôn đốc tôi nộp bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tôi lại nghĩ đến những ông quan tham nhũng có mặt ở khắp nơi, ở mọi cấp, những người đang đôn đáo phát động và thành kính học tập đạo đức Hồ Chí Minh, những diễn viên đang diễn vở kịch học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Không, tôi không thể tham gia vở diễn ấy. Chỉ chứng kiến vở diễn tôi đã bứt rứt không yên làm sao tôi có thể tham gia cùng họ được! Tôi nói với ông đảng viên nát rượu: Nhờ anh báo cáo rằng tôi không làm bản thu hoạch cũng như tôi đã không đi nghe buổi lên lớp về đạo đức Hồ Chí Minh do đảng ủy phường 15 quận Tân Bình tổ chức.

1. MỖI NGƯỜI DÙ VĨ ĐẠI ĐẾN ĐÂU CŨNG CHỈ CÓ MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ NHẤT ĐỊNH

Tôi rất kính trọng nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh. Tôi đánh giá cao vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh cũng như tôi đánh giá cao tư tưởng nhân dân, đạo đức yêu nước, giản dị, khiêm nhường, gần dân của Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại giải phóng dân tộc, thời đại giành độc lập dân tộc. Thời đại cách mạng giải phóng dân tộc đã qua. Việt Nam cũng như cả thế giới thứ ba vừa giành được độc lập đã bước vào thời đại mới, thời đại phát triển kinh tế, chăm lo cuộc sống riêng tư của mỗi người, mỗi nhà, nỗ lực phấn đấu vì sự phồn vinh, giàu mạnh của mỗi dân tộc.

Thời đấu tranh cách mạng giành độc lập, một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu phải chiến đấu với kẻ thù xâm lược giàu có, hùng mạnh, có vũ khí hiện đại thì vũ khí vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc nhỏ bé là ý chí, tinh thần quả cảm, là khối đoàn kết dân tộc muôn người như một xả thân vì nghĩa lớn độc lập dân tộc.

Trong cuộc chiến đấu giành độc lập, cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân phải gác sang một bên, không được quan tâm nhìn nhận. Chỉ có sự sống còn của cả dân tộc mới là nỗi đau đáu của mọi con tim. Cuộc sống cá nhân phải hi sinh. Ý chí của cá nhân cũng là ý chí của cả dân tộc. Để có mặt được trong cuộc sống đó, con người phải sống khác bình thường, sống bằng lí chí, niềm tin. Đó là không gian linh thiêng để những con người huyền thoại xuất hiện. Hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn con người Việt Nam huyền thoại có tên và không tên đã xuất hiện trong cuộc chiến tranh huyền thoại giải phóng dân tộc suốt ba mươi năm qua. Hồ Chi Minh là con người huyền thoại lớn nhất trong những con người Việt Nam huyền thoại đó.

Con người huyền thoại phải có không gian huyền thoại. Con người huyền thoại và không gian huyền thoại là cặp phạm trù luôn đi với nhau. Sự nghiệp lớn tạo ra con người huyền thoại và không gian huyền thoại. Đánh giặc giữ nước là một sự nghiệp lớn. Xây dựng đất nước cũng là một sự nghiệp lớn nhưng chúng ta không có không gian huyền thoại và con người huyền thoại trong xây dựng đất nước!

Đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, trên cơ thể đất nước Nhật chỉ có tro tàn đổ nát và  trên cơ thể con người Nhật còn nhức nhối vết thương phóng xạ sau khi nước Nhật phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử. Đất nước ấy, tài nguyên lại không có gì. Nhưng là dân tộc có ý chí khẳng định rất cao, có ý thức dân tộc rất mạnh, lại được sống trong xã hội dân chủ của nền dân chủ tư sản, những hiền tài của đất nước được trọng dụng, nội lực nhân dân được huy động, nước Nhật đã nhanh chóng cất mình đứng dậy, chỉ ba mươi năm sau trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, làm nên huyền thoại Kinh – Tế – Nhật – Bản làm ngỡ ngàng cả thế giới. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh, kinh tế miền Nam vẫn đứng đầu Đông Nam Á, miền Bắc vẫn có than đá, thủy sản xuất khẩu. Ý chí khẳng định, ý thức dân tộc của người Việt cũng không hề thua kém người Nhật. Ý chí ấy lại được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh. Tưởng như nhân dân Việt Nam sẽ làm nên một huyền thoại mới trong xây dựng đất nước. Nhưng huyền thoại đã không xảy ra vì những người lãnh đạo đất nước đã không có cùng ý thức dân tộc với người dân. Những người lãnh đạo đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc đối đầu ý thức hệ giai cấp, vẫn mê muội đấu tranh giai cấp, lấy giai cấp trấn áp dân tộc tạo nên cuộc đại li tán dân tộc! Với sự trấn áp đó, không phải chỉ có người dân miền Nam, người dân miền Bắc cũng lũ lượt bỏ đất nước ra đi, tạo nên làn sóng di tản đầy bi thảm cho dân tộc và tạo nên nỗi ô nhục “Thuyền nhân Việt Nam” trước thế giới! Vẫn duy trì đối đầu ý thức hệ, không bình thường hóa quan hệ với Mĩ để rồi phải nhận lấy cuộc bao vây cấm vận kinh tế của Mĩ. Những điều đó làm cho đất nước không thể cất mình lên nổi. Ba mươi năm sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản từ số không trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ba mươi năm sau chiến tranh, từ vị trí đứng đầu Đông Nam Á, kinh tế Việt Nam tụt lại sau các nước Đông Nam Á vài chục năm!

Trong sự nghiệp lớn xây dựng đất nước không tạo ra được huyền thoại lại có quá nhiều sai lầm, đổ vỡ, cuộc sống có quá nhiều chụp giựt, lừa lọc, bạo lực, kẻ mạnh quyền mạnh thế ức hiếp người thân cô thế yếu. Đưa con người huyền thoại Hồ Chí Minh vào cuộc sống chụp giựt, lừa đảo, hỗn loạn, nhâng nháo ấy là sự lạc lõng thảm hại!

Một con người bằng xương bằng thịt, một con người thực sự là người dù vĩ đại, kiệt xuất, cao đẹp đến đâu cũng vẫn có những hạn chế, những khiếm khuyết, có cả những mềm yếu, ngã lòng. Lại càng không thể tránh được những ham muốn, đòi hỏi bình thường của con người bình thường. Cuộc chiến đấu cam go của dân tộc nhỏ bé chống lại đội quân xâm lược khổng lồ, dân tộc ấy cần có ý chí, tinh thần quả cảm, lại càng cần có lãnh tụ thiêng liêng tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Vị lãnh tụ ấy không tự nhiên mà có. Chính khát vọng giải phóng dân tộc của nhân dân đã tô vẽ và tạo dựng lên vị lãnh tụ thiêng liêng ấy. Huy động lịch sử, văn hóa, nhân dân còn huy động cả thần linh để thần thánh hóa lãnh tụ của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chấm mỡ viết chữ lên lá cây để kiến gặm theo vết mỡ tạo thành hàng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Lá cây mang hàng chữ theo suối nhỏ chảy ra sông lớn, phát tán rộng rãi khắp trong nhân dân. Hàng chữ trên lá cây trở thành thần bí thiêng liêng, trở thành lời thần linh mách bảo người dân rằng Lê Lợi, Nguyễn Trãi mang mệnh Trời dựng cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Vị hào trưởng nông dân nơi góc rừng heo hút Lam Sơn được thần thánh hóa đã trở thành trung tâm tập hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc đánh đuổi quân Minh giành độc lập.

Ngay sau ngày 2.9.1945, hầu hết người dân Việt Nam vẫn ngơ ngác chưa biết Hồ Chí Minh là ai! Thù trong đe dọa, giặc ngoài lăm le, nền độc lập non trẻ đang ngàn cân treo trên sợi tóc. Tình thế ấy đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín tập hợp sức mạnh nhân dân bảo vệ độc lập. Hồ Chí Minh liền tự tay viết tập sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” và kí tên người viết là Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện kể tưởng như chân thực nhưng vẫn mang không khí huyền thoại, mang cảm hứng anh hùng ca. Trong tập sách đó cũng chính Hồ Chí Minh tự nhận là Cha già Dân tộc! Từ đó những bài hát Lãnh tụ ca của các nhạc sĩ, những tranh, tượng Cha già Dân tộc Hồ Chí Minh của các họa sĩ, nhà điêu khắc, những chuyện kể về Bác Hồ kính yêu của các nhà văn, các nhà cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, của cả đông đảo quần chúng công nông binh đều với cảm hứng anh hùng ca, với tình cảm thành kính thiêng liêng càng thần thánh hóa Hồ Chí Minh đậm đặc hơn. Những việc làm đó là rất cần thiết khi đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù xâm lược. Nếu không có tình cảm thiêng liêng dành cho Hồ Chí Minh thì không có chín phút lẫm liệt đi vào lịch sử của Nguyễn Văn Trỗi. Đứng trên pháp trường, trước họng súng hành quyết, Nguyễn Văn Trỗi giật tấm vải đen bịt mắt, ưỡn ngực hô ba lần Hồ Chí Minh muôn năm trước khi bị loạt đạn xé nát ngực!

Trong đấu tranh cách mạng và trong những cuộc chiến tranh không cân sức vừa qua, đồng bào chiến sĩ ta luôn phải đối mặt với cái chết và mỗi người luôn sẵn sàng nhận lấy cái chết vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc. Năm 1944, chiến sĩ du kích Ba Tơ hô: Hi sinh vì Tổ quốc. Năm 1946, chiến sĩ cảm tử Thủ đô ôm bom ba càng lao vào xe tăng giặc Pháp hô: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Những tiếng hô ấy âm vang trong suốt ba mươi năm chiến tranh giữ nước. Trong sự xả thân cứu nước đó, yếu tố tinh thần là quyết định. Truyền thống dân tộc, không gian huyền thoại của cuộc kháng chiến, gương anh hùng dũng sĩ và nhất là tình cảm thiêng liêng đậm màu tôn giáo giành cho lãnh tụ thần thánh Hồ Chí Minh làm nên tinh thần đó.

Trở về cuộc sống làm ăn đời thường, hàng ngày hàng giờ không còn đối mặt với cái chết nữa mà phải đối mặt với những bài toán kinh tế. Đời sống riêng tư mỗi người, đời sống kinh tế gia đình, đời sống kinh tế quốc gia đều đặt ra những bài toán cụ thể, thiết thực của đời thường. Trước những bài toán ấy, yếu tố tinh thần không còn quyết định nữa mà quyết định là yếu tố thực tế, yếu tố tỉnh táo, trí tuệ, yếu tố nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin. Chỉ có tình cảm hai nước cùng là cộng sản phải đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chỉ có tinh thần quốc tế vô sản, không có thực tế của của đời sống kinh tế khắc nghiệt, thiếu sự tỉnh táo lạnh lùng của người làm kinh tế, lại càng thiếu trí tuệ của khoa học công nghệ, chúng ta đã kí hợp đồng với Trung Quốc hợp tác khai thác bô xít ở Tây Nguyên, đẩy đất nước ta vào những thảm họa khủng khiếp và bi thảm. Làm kinh tế chỉ bằng tinh thần và tình cảm nguy hại như vậy đó! Học tập đạo đức Hồ Chí Minh hoàn toàn chỉ là tinh thần và tình cảm!

Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá! Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng. Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là “đát”. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể “học tập” được nữa!

Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát. Hết đát, hết thời đại của mình thì lui về quá vãng, lui về thời của mình để thời đại khác xuất hiện, để nhân vật lịch sử khác thay thế. Ồn ào lôi nhân  vật lịch sử từ quá vãng ra hiện tại là việc làm trái tự nhiên, trái qui luật, là phủ nhận hiện tại. Với công tác tư tưởng, đó là sự yếu kém, không biết làm việc, đành lôi  bài bản cũ ra xào xáo lại!

2. SỰ CHỐI BỎ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Tư duy phương Tây coi trọng cái lí. Những gì của tự nhiên không phù hợp với con người đều là bất hợp lí, đều cần cải tạo. Phương Tây đặt con người đối mặt với tự nhiên, con người luôn lăm le cải tạo tự nhiên. Tư duy phương Đông hướng vào cái Tâm. “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” (Nguyễn Du). Coi tự nhiên cũng như con người, đều là chủ thể thế giới, triết lí phương Đông không đẩy con người đối lập với tự nhiên mà đòi hỏi con người sống hòa thuận với tự nhiên. Ngôi nhà sàn nhỏ bé của Hồ Chí Minh núp trong cây xanh, soi bóng xuống hồ cá trong rừng cây xao xác gió ở Phủ Chủ tịch giữa Hà Nội là cách sống hòa vào thiên nhiên, là tư tưởng triết lí phương Đông của Hồ Chí Minh. Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Hồ Chí Minh nhắc lại lời của nhà hiền triết phương Đông như vậy và đi đâu thăm hỏi đồng bào chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở việc trồng cây không phải chỉ vì lợi ích mười năm sau được hái quả, thu hoạch gỗ mà còn vì cây xanh là thiên nhiên, là màu xanh vĩnh hằng của sự sống.

Tư tưởng lớn, xuyên suốt, nhất quán trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh là tư tưởng Nhân dân. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh dựng lên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước với những tiêu chí thiết thực, đáp ứng nỗi khát khao Dân chủ cháy bỏng của Nhân dân. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh đã xây dựng lên bản Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đưa Nhân dân lên chủ thể xã hội. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh đã đổi tên đảng Cộng sản Đông Dương huyễn hoặc mang những tham vọng viển vông thành đảng Lao động Việt Nam bình dị, gần gũi với Dân. Khi buộc phải tiến hành chiến tranh bảo vệ nền độc lập thì cuộc chiến tranh do Hồ Chí Minh phát động cũng là cuộc chiến tranh  Nhân dân, dựa vào Nhân dân tiến hành chiến tranh giữ nước.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bình dị vậy thôi. Những người tự nhận là học trò gần gũi của Hồ Chí Minh, luôn ra rả nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng hoàn toàn làm trái với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, hoàn toàn chối bỏ, phủ nhận tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với triết lí phương Đông, con người sống chết đều hòa vào thiên nhiên, Hồ Chí Minh viết rõ ràng trong di chúc đưa tro xác Hồ Chí Minh về với đất đai. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh không chấp nhận hoang phí tiền bạc của Dân. Khi sống, Hồ Chí Minh cần kiệm, giản dị, sinh hoạt như người dân thường. Cả đời làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh chỉ có hai kiểu trang phục, bộ quần áo nâu nông dân và bộ quần áo ka ki cán bộ như mọi cán bộ bình thường. Cơm dưa cà đạm bạc. Chiếc ô tô của Chủ tịch nước chỉ là ô tô thông thường đã chạy hơn mười năm Hồ Chí Minh vẫn không cho đổi xe mới . . . Khi chết, Hồ Chí Minh chỉ mong muốn tro xác về với đất đai cả ba miền đất nước. Nơi Hồ Chí Minh về với đất chỉ cần mái chòi đơn sơ trên đồi cây mang màu xanh bất tận của thiên nhiên đất nước. Hồ Chí Minh ngăn cấm không cho sử dụng tốn kém tiền bạc của Dân cho cái chết của Hồ Chí Minh. Mong muốn giản dị về với đất đai của Hồ Chí Minh đã không được thực hiện, những người ra rả học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn đổ không thương xót số tiền khổng lồ của Dân để xây lăng mộ, duy trì bộ máy đồ sộ, cả một Bộ Tư lệnh lăng để bảo quản thi hài, quản lí lăng mộ Hồ Chí Minh! Cho đến nay, cả đến Quốc hội của Dân cũng không được biết số tiền khổng lồ đó là bao nhiêu!

Điều bất nhẫn với Dân và xúc phạm đạo đức Hồ Chí Minh hơn nữa là nhà nước đổ số tiền khổng lồ ra xây dựng và duy trì lăng Hồ Chí Minh khi hơn mười triệu Dân miền Bắc đang đói lay đói lắt, trẻ thơ không đủ cơm ăn, người bệnh không có viên thuốc uống, người nông dân thu hoạch lúa, đóng thuế rồi chỉ còn bữa cháo bữa rau cầm hơi!

Trong đoàn nhà văn Việt Nam sang Ấn Độ tham dự một hoạt động văn chương quốc tế ở thành phố Kolkata, lúc vui chuyện với các bạn Ấn Độ, tôi nhắc đến việc Ấn Độ đã trở thành cường quốc nguyên tử, tưởng các bạn Ấn Độ sẽ tự hào lắm. Nhưng tôi thấy mọi người đều im lặng, vẻ mặt tư lự rồi nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chàm đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Ấn Độ – Việt Nam (Indo – Vietnam Solidarity Committee), ông Geetesh Sharma nói: Để có nguyên tử, cho đến hôm nay hơn năm mươi phần trăm dân số Ấn Độ còn phải sống trong nghèo khổ và những khu nhà ổ chuột cứ lan rộng khắp đất nước Ấn Độ! Nghe người bạn thân thiết của Việt Nam nói vậy tôi lại thầm so sánh: Hơn năm mươi phần trăm dân số sống trong nghèo khổ để Ấn Độ có nguyên tử vẫn còn hơn là hơn mười triệu dân Việt Nam cũng là hơn năm mươi phần trăm dân số lúc đó phải sống trong nghèo khổ để có lăng mộ Hồ Chí Minh! Đó là điều trái với đạo đức Hồ Chí Minh, là sự phỉ báng tư tưởng Nhân dân của Hồ Chí Minh!

Làm trái tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là cá biệt mà là việc làm có tính toán, có hệ thống từ nhỏ đến lớn, từ chi tiết đến đại thể, từ sự việc cụ thể đến vấn đề khái quát, có sự thống nhất của nhiều thế hệ lãnh đạo kế tiếp sau Hồ Chí Minh.

Nhà nước Dân chủ là khát vọng của mọi thân phận người Dân nước Việt, là xu thế của thời đại. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra thời đại Dân chủ hóa cho cả thế giới thứ ba. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi bảo vệ thành công nền Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kích hoạt cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trở thành dòng thác cách mạng thế giới. Vì thế tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự ngưỡng vọng của thế giới, là niềm tự hào to lớn của mọi người dân Việt Nam. Cho đến nay tiến trình dân chủ hóa vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới. Ở nước ta, tiến trình dân chủ hóa vẫn còn ở chặng khởi đầu, còn nhiều dò dẫm và trở ngại. Dân chủ vẫn đang là nỗi thèm khát và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ người dân đi tới, vượt qua mọi trở ngại, giành lấy một nền dân chủ thực sự và đầy đủ. Thế mà tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mang tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh, mang khát vọng Dân chủ của cả dân tộc Việt Nam đã bị những người luôn cao giọng học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh loại bỏ thẳng thừng để thay thế bẳng tên gọi xa lạ, ngoại lai: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Trong khái niệm, trong ý thức, trong tình cảm mọi người dân Việt Nam, tiếng gọi Việt Nam bao giờ cũng phải đưa lên trên cùng. Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! Ôi nước Việt yêu dấu ngàn năm! Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thân thiết như máu thịt chính là do đáp ứng tình cảm đó. Nay một ngôn từ xa lạ, xã hội chủ nghĩa, ngôn từ chỉ gợi lên những kí ức đau buồn của cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, của những cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt triền miên, trở thành tên nước Việt và tên gọi Việt Nam thân yêu như tên người Mẹ hiền, như tên người thương đã bị chìm khuất, bị đè bẹp, bị đẩy xuống cuối cùng trong chuỗi ngôn từ lạnh lùng, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Thể chế Dân chủ cần thiết cho người dân Việt Nam như khí trời cần thiết cho sự sống. Thể chế ấy bị vất bỏ để thay thế bằng khái niệm mơ hồ, viển vông, không có thật, khái niệm chỉ có trong ảo thuyết. Đó là sự chối bỏ phũ phàng tư tưởng Hồ Chí Minh!

Chính đảng cách mạng Hồ Chí Minh dựng lên là sự tập hợp từ những nhóm cộng sản Việt Nam hình thành trong thời kì lây lan của phong trào cộng sản thế giới. Vì thế chính đảng ấy ban đầu mang tên cộng sản, mang dấu ấn hoàn cảnh lịch sử ra đời. Nhưng đến năm 1951, khi cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh, cách mạng đã giành được quyền chủ động và thế phản công trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đang tiến tới ngày giải phóng đất nước, Hồ Chí Minh liền đổi tên đảng là đảng Lao động Việt Nam. Tuy vẫn phải giữ liên hệ chặt chẽ với các đảng cộng sản và các nước cộng sản để nhận sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng tên đảng Lao động Việt Nam đã bộc lộ rất rõ tư tưởng Dân tộc, tư tưởng hướng nội của Hồ Chí Minh. Khi đất nước đã được hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã thoát khỏi thân phận là lực lượng xung kích phải đứng ở mũi nhọn trong cuộc đối kháng ý thức hệ thế giới là khi chúng ta càng phải hướng nội, càng phải nêu cao tư tưởng Dân tộc của Hồ Chí Minh để hòa giải, hòa hợp dân tộc, dồn sức xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Nhưng thế hệ lãnh đạo kế cận Hồ Chí Minh tự nhận là những học trò gần gũi nhất của Hồ Chí Minh lại phủ nhận tên đảng Lao động Việt Nam mang văn hóa Việt Nam coi trọng người lao động, mang tâm lí, tính cách con người Việt Nam là phủ nhận bản sắc Việt Nam để đồng hóa Việt Nam với thế giới cộng sản chỉ nhìn nhận giai cấp!

Vất bỏ tư tưởng dân tộc, tư tưởng hướng nội của Hồ Chí Minh, vẫn say sưa quyết liệt với bạo lực chuyên chính vô sản, vẫn say sưa quyết liệt đối đầu ý thức hệ, lấy giai cấp trấn áp dân tộc, đưa đất nước đến hai thảm họa: Phá hoại khối đoàn kết dân tộc, tù đày, dằn mặt với những người con nước Việt ở phía bên kia ý thức hệ, bỏ phí một lực lượng lao động cao cấp vô cùng quí giá! Phá hoại tan hoang nền kinh tế miền Nam, một nền kinh tế tư bản cao hơn hẳn kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc!

Vất bỏ tư tưởng dân tộc, tư tưởng hướng nội của Hồ Chí Minh để hướng ngoại, vươn tới thế giới cộng sản khi thế giới cộng sản đang khủng hoảng toàn diện, đang thoái trào tan rã, đang lục đục gầm gừ năm bè bảy mối. Một lần nữa những người lãnh đạo Việt Nam ngây thơ, không đủ tầm lại đưa dân tộc Việt Nam trở thành vật hi sinh của thế giới cộng sản. Mâu thuẫn của thế giới cộng sản lại trút xuống đầu nhân dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam lại phải hứng chịu cuộc chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Bắc kéo dài suốt mười năm, từ 1979 đến 1988. Đó là hậu quả của việc đi ngược tư tưởng dân tộc của Hồ Chí Minh.

Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh soạn thảo được Quốc hội khóa I thông qua ngày 9.11.1946 đã cụ thể hóa tư tưởng Nhân dân của Hồ Chí Minh. Hiến pháp 1946 đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên vị trí chủ thể xã hội, trao cho Nhân dân toàn bộ quyền bính xã hội: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1, điều đầu tiên Hiến pháp 1946). Hiến pháp 1946 đã cụ thể hóa quyền lực nhân dân khi ghi rõ: Những điều thay đổi Hiến pháp khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70, điều cuối cùng Hiến pháp 1946). Nhưng những Hiến pháp ban hành sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, đã tước bỏ vị trí làm chủ của Nhân dân, tước bỏ quyền bính xã hội của Nhân dân, trao quyền làm chủ xã hội cho đảng Cộng sản, trao toàn bộ quyền bính xã hội cho đảng Cộng sản, một đảng nắm quyền thống trị xã hội bằng bạo lực chuyên chính vô sản, bằng trấn áp giai cấp. Điều 4 Hiến pháp 1980 ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam . . . là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Điều 4 Hiến pháp 1992 lại ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam . . . là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội! Chỉ một điều 4 của Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã tước đoạt toàn bộ quyền làm chủ xã hội của Nhân dân mà Hiến pháp 1946 của Hồ Chí Minh đã trao cho Nhân dân. Bao nhiêu thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống, bao nhiêu xương máu đã đổ ra mới giành và giữ được độc lập. Nhưng nước có độc lập mà người Dân lại trở về thân phận trước năm 1945 khi đất nước còn nô lệ! Đó là nỗi cay đắng của Nhân dân khi tư tưởng Nhân dân của Hồ Chí Minh bị phản bội!

Những tư tưởng đạo đức cơ bản của Hồ Chí Minh đã bị chối bỏ thì việc rầm rộ học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có thực tâm?

3. CUỘC VẬN ĐỘNG LÀM ĐIỀU GIẢ DỐI

Phải nói thẳng rằng chính quyền nhà nước hiện nay là chính quyền tham nhũng. Chính quyền tham nhũng tạo ra luật pháp để tham nhũng. Luật để tham những rõ ràng nhất là luật Đất đai. Luật Đất đai ở điều 5 ghi: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Điều 7 lại ghi: Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lí nhà nước về đất đai. Câu chữ lủng củng và diễn đạt cầu kì có thể rút gọn lại là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí. Ruộng vườn mồ hôi xương máu của tổ tiên từ ngàn đời để lại bỗng thành sở hữu toàn dân! Cha chung không ai khóc, sở hữu toàn dân là vô chủ và quan tham thỏa sức vơ vét! Nhà nước quản lí nên quan chức nhà nước mặc sức cắm mốc thu hồi đất theo những tính toán vụ lợi của các quan. Thu hồi đất, phân lô chia chác cho các quan, chia cho vợ, con, họ hàng các quan. Thu hồi đất cho các dự án để ăn chặn tiền đền bù, ăn chênh lệch giữa giá đất đền bù và giá đất giao cho các dự án! Càng nhiều dự án thì các quan càng có nhiều tiền và dòng người dân khiếu kiện vì bị cướp đất, bị ăn chặn tiền đền bù càng nối dài theo năm tháng. Người nông dân mất đất phải phiêu bạt khắp nơi, từ vị trí làm chủ họ trở thành người đi làm thuê. Con gái ra thành phố làm tiếp viên cà phê đèn mờ, ra nước ngoài làm ô sin, làm nô lệ tình dục. Con trai đi bán sức lao động, làm thuê, làm mướn. Bần cùng và phẫn uất, có người trở thành trộm cướp. Có người già phải dắt cháu đi ăn xin!

Miệng hô hào chống tham nhũng nhưng chính quyền tham nhũng thì rất nương nhẹ, dửng dung với quốc nạn tham nhũng. Chính phủ nước ngoài cho ta vay vốn làm công trình. Công ti nước ngoài liền hối lộ quan chức ta để trúng thầu thi công công trình đó. Chính quyền nước ngoài đã đưa người hối lộ ra tòa án nhưng quan chức ta nhận hối lộ thì vẫn bình yên và chính quyền ta thì dửng dưng nói với nước ngoài: Cứ đưa chứng cứ ra, chúng tôi sẽ xử lí! Làm như hối lộ và nhận hối lộ chỉ là việc của mấy người nước ngoài!

Bố đứng đầu cơ quan phát hành tiền bạc nhà nước, con liền lập công ti in tiền cho bố. Bao nhiêu bê bối, lình xình đã phơi bày ra nhưng vẫn được bỏ qua! Dù chế độ tiền lương đã được cải thiện nhiều nhưng nếu không tham nhũng thì đồng lương quan chức không thể dư dả đến mức quan chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì về vùng xa mua hàng chục hecta đất làm trang trại, về những nơi kì thú như Sóc Sơn, Ba Vì, Nha Trang, Mũi Né, Đà Lạt mua biệt thự làm chốn đi về nghỉ ngơi. Các quan tỉnh lẻ thì về Hà Nội, vào thành phố Hồ Chí Minh mua đất, mua nhà cho con lớn con nhỏ, mua biệt thự chờ ngày về hưu. Lớp quan chức này đã vớ bẫm về nghỉ, hạ cánh an toàn, lớp quan chức sau lại cất cánh bay theo đường bay làm giầu, bòn rút tiền bạc nhà nước, bóp nặn dân của lớp quan chức trước. Tất cả đều an toàn, tất cả đều vô sự trở thành sự khuyến khích tham nhũng, trở thành sự hấp dẫn của chiếc ghế quan chức và chiếc ghế quan chức trở thành đắt giá trong thị trường mua quan bán chức!

Chuyện tham nhũng của bộ máy nhà nước ta không sao kể xiết. Bộ máy nhà nước tham nhũng ấy lại cao giọng rao giảng đạo đức Hồ Chí Minh, lại ồn ào rầm rộ học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì đó là sự giả dối vô liêm sỉ, một sự giả dối tự nhiên như không, không còn biết ngượng, thì đó là một màn kịch vụng về, trơ trẽn! Và cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành cuộc vận động làm điều giả dối! Đó là sự suy đồi thảm hại của đạo đức xã hội!

Bộ máy tham nhũng làm cho chính quyền suy yếu, nhân dân oán giận, lòng người li tán. Trong tình thế đó, đưa Hồ Chí Minh ra, đưa những năm tháng đánh giặc hào hùng ra, đưa sự hi sinh to lớn của đồng bào chiến sĩ ra để ru ngủ nhân dân quên đi những nhức nhối hiện tại, để chính quyền tham nhũng núp bóng, ăn theo vinh quang của quá khứ mà tồn tại.

Đó là sự ăn mày dĩ vãng!

Nguồn: Lề Bên Trái

Ăn mày dĩ vãng: Thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh


Phạm Đình Trọng,
Lề Bên Trái - daohieu.wordpress.com
14.07.2009

Sáng chủ nhật, tôi vừa mở máy vi tính mới viết được mấy dòng thì có chuông gọi cửa làm đứt mạch suy nghĩ. Xuống cầu thang ra mở cửa, thấy ông hàng xóm là đảng viên cùng sinh hoạt tổ đảng với tôi mà ít ngày trước tôi đã phải mất một buổi tối họp kiểm điểm ông về cái tật lãng nhách, rất không đáng có ở một đảng viên của đảng cách mạng, đảng chính trị là tật tối ngày nhậu nhẹt bét nhè, bê tha, đã kéo dài suốt nhiều năm của ông. Nay một người như thế đến bảo tôi nộp cho ông bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh!

Cuộc học tập tư tưởng, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh tiến hành rầm rộ suốt mấy năm nay trên cả nước đã bộc lộ rất rõ tính hình thức, phô trương, màu mè, tốn kém, đầy sự áp đặt duy ý chí, đầy tính tôn giáo tụng niệm, thể hiện cung cách làm công tác tư tưởng theo lối mòn xưa cũ, đã quá lạc hậu trong thời công nghệ thông tin đã đi vào từng gia đình, đã đến với từng cá  nhân, trong thời kinh tế thị trường quyết liệt, nghiệt ngã, cuộc sống đã trở về với những giá trị thiết thực, con người phải đối mặt với một thực tế phũ phàng của một xã hội tiêu dùng, xã hội bị chi phối, phân hóa quyết liệt bởi vật chất! Nhìn ông đảng viên nát rượu đến đôn đốc tôi nộp bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh, tôi lại nghĩ đến những ông quan tham nhũng có mặt ở khắp nơi, ở mọi cấp, những người đang đôn đáo phát động và thành kính học tập đạo đức Hồ Chí Minh, những diễn viên đang diễn vở kịch học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Không, tôi không thể tham gia vở diễn ấy. Chỉ chứng kiến vở diễn tôi đã bứt rứt không yên làm sao tôi có thể tham gia cùng họ được! Tôi nói với ông đảng viên nát rượu: Nhờ anh báo cáo rằng tôi không làm bản thu hoạch cũng như tôi đã không đi nghe buổi lên lớp về đạo đức Hồ Chí Minh do đảng ủy phường 15 quận Tân Bình tổ chức.

1. MỖI NGƯỜI DÙ VĨ ĐẠI ĐẾN ĐÂU CŨNG CHỈ CÓ MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ NHẤT ĐỊNH

Tôi rất kính trọng nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh. Tôi đánh giá cao vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh cũng như tôi đánh giá cao tư tưởng nhân dân, đạo đức yêu nước, giản dị, khiêm nhường, gần dân của Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại giải phóng dân tộc, thời đại giành độc lập dân tộc. Thời đại cách mạng giải phóng dân tộc đã qua. Việt Nam cũng như cả thế giới thứ ba vừa giành được độc lập đã bước vào thời đại mới, thời đại phát triển kinh tế, chăm lo cuộc sống riêng tư của mỗi người, mỗi nhà, nỗ lực phấn đấu vì sự phồn vinh, giàu mạnh của mỗi dân tộc.

Thời đấu tranh cách mạng giành độc lập, một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu phải chiến đấu với kẻ thù xâm lược giàu có, hùng mạnh, có vũ khí hiện đại thì vũ khí vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc nhỏ bé là ý chí, tinh thần quả cảm, là khối đoàn kết dân tộc muôn người như một xả thân vì nghĩa lớn độc lập dân tộc.

Trong cuộc chiến đấu giành độc lập, cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân phải gác sang một bên, không được quan tâm nhìn nhận. Chỉ có sự sống còn của cả dân tộc mới là nỗi đau đáu của mọi con tim. Cuộc sống cá nhân phải hi sinh. Ý chí của cá nhân cũng là ý chí của cả dân tộc. Để có mặt được trong cuộc sống đó, con người phải sống khác bình thường, sống bằng lí chí, niềm tin. Đó là không gian linh thiêng để những con người huyền thoại xuất hiện. Hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn con người Việt Nam huyền thoại có tên và không tên đã xuất hiện trong cuộc chiến tranh huyền thoại giải phóng dân tộc suốt ba mươi năm qua. Hồ Chi Minh là con người huyền thoại lớn nhất trong những con người Việt Nam huyền thoại đó.

Con người huyền thoại phải có không gian huyền thoại. Con người huyền thoại và không gian huyền thoại là cặp phạm trù luôn đi với nhau. Sự nghiệp lớn tạo ra con người huyền thoại và không gian huyền thoại. Đánh giặc giữ nước là một sự nghiệp lớn. Xây dựng đất nước cũng là một sự nghiệp lớn nhưng chúng ta không có không gian huyền thoại và con người huyền thoại trong xây dựng đất nước!

Đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, trên cơ thể đất nước Nhật chỉ có tro tàn đổ nát và  trên cơ thể con người Nhật còn nhức nhối vết thương phóng xạ sau khi nước Nhật phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử. Đất nước ấy, tài nguyên lại không có gì. Nhưng là dân tộc có ý chí khẳng định rất cao, có ý thức dân tộc rất mạnh, lại được sống trong xã hội dân chủ của nền dân chủ tư sản, những hiền tài của đất nước được trọng dụng, nội lực nhân dân được huy động, nước Nhật đã nhanh chóng cất mình đứng dậy, chỉ ba mươi năm sau trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, làm nên huyền thoại Kinh – Tế – Nhật – Bản làm ngỡ ngàng cả thế giới. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh, kinh tế miền Nam vẫn đứng đầu Đông Nam Á, miền Bắc vẫn có than đá, thủy sản xuất khẩu. Ý chí khẳng định, ý thức dân tộc của người Việt cũng không hề thua kém người Nhật. Ý chí ấy lại được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh. Tưởng như nhân dân Việt Nam sẽ làm nên một huyền thoại mới trong xây dựng đất nước. Nhưng huyền thoại đã không xảy ra vì những người lãnh đạo đất nước đã không có cùng ý thức dân tộc với người dân. Những người lãnh đạo đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc đối đầu ý thức hệ giai cấp, vẫn mê muội đấu tranh giai cấp, lấy giai cấp trấn áp dân tộc tạo nên cuộc đại li tán dân tộc! Với sự trấn áp đó, không phải chỉ có người dân miền Nam, người dân miền Bắc cũng lũ lượt bỏ đất nước ra đi, tạo nên làn sóng di tản đầy bi thảm cho dân tộc và tạo nên nỗi ô nhục “Thuyền nhân Việt Nam” trước thế giới! Vẫn duy trì đối đầu ý thức hệ, không bình thường hóa quan hệ với Mĩ để rồi phải nhận lấy cuộc bao vây cấm vận kinh tế của Mĩ. Những điều đó làm cho đất nước không thể cất mình lên nổi. Ba mươi năm sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản từ số không trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ba mươi năm sau chiến tranh, từ vị trí đứng đầu Đông Nam Á, kinh tế Việt Nam tụt lại sau các nước Đông Nam Á vài chục năm!

Trong sự nghiệp lớn xây dựng đất nước không tạo ra được huyền thoại lại có quá nhiều sai lầm, đổ vỡ, cuộc sống có quá nhiều chụp giựt, lừa lọc, bạo lực, kẻ mạnh quyền mạnh thế ức hiếp người thân cô thế yếu. Đưa con người huyền thoại Hồ Chí Minh vào cuộc sống chụp giựt, lừa đảo, hỗn loạn, nhâng nháo ấy là sự lạc lõng thảm hại!

Một con người bằng xương bằng thịt, một con người thực sự là người dù vĩ đại, kiệt xuất, cao đẹp đến đâu cũng vẫn có những hạn chế, những khiếm khuyết, có cả những mềm yếu, ngã lòng. Lại càng không thể tránh được những ham muốn, đòi hỏi bình thường của con người bình thường. Cuộc chiến đấu cam go của dân tộc nhỏ bé chống lại đội quân xâm lược khổng lồ, dân tộc ấy cần có ý chí, tinh thần quả cảm, lại càng cần có lãnh tụ thiêng liêng tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Vị lãnh tụ ấy không tự nhiên mà có. Chính khát vọng giải phóng dân tộc của nhân dân đã tô vẽ và tạo dựng lên vị lãnh tụ thiêng liêng ấy. Huy động lịch sử, văn hóa, nhân dân còn huy động cả thần linh để thần thánh hóa lãnh tụ của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chấm mỡ viết chữ lên lá cây để kiến gặm theo vết mỡ tạo thành hàng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Lá cây mang hàng chữ theo suối nhỏ chảy ra sông lớn, phát tán rộng rãi khắp trong nhân dân. Hàng chữ trên lá cây trở thành thần bí thiêng liêng, trở thành lời thần linh mách bảo người dân rằng Lê Lợi, Nguyễn Trãi mang mệnh Trời dựng cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Vị hào trưởng nông dân nơi góc rừng heo hút Lam Sơn được thần thánh hóa đã trở thành trung tâm tập hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc đánh đuổi quân Minh giành độc lập.

Ngay sau ngày 2.9.1945, hầu hết người dân Việt Nam vẫn ngơ ngác chưa biết Hồ Chí Minh là ai! Thù trong đe dọa, giặc ngoài lăm le, nền độc lập non trẻ đang ngàn cân treo trên sợi tóc. Tình thế ấy đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín tập hợp sức mạnh nhân dân bảo vệ độc lập. Hồ Chí Minh liền tự tay viết tập sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” và kí tên người viết là Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện kể tưởng như chân thực nhưng vẫn mang không khí huyền thoại, mang cảm hứng anh hùng ca. Trong tập sách đó cũng chính Hồ Chí Minh tự nhận là Cha già Dân tộc! Từ đó những bài hát Lãnh tụ ca của các nhạc sĩ, những tranh, tượng Cha già Dân tộc Hồ Chí Minh của các họa sĩ, nhà điêu khắc, những chuyện kể về Bác Hồ kính yêu của các nhà văn, các nhà cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, của cả đông đảo quần chúng công nông binh đều với cảm hứng anh hùng ca, với tình cảm thành kính thiêng liêng càng thần thánh hóa Hồ Chí Minh đậm đặc hơn. Những việc làm đó là rất cần thiết khi đang phải chiến đấu gay go với kẻ thù xâm lược. Nếu không có tình cảm thiêng liêng dành cho Hồ Chí Minh thì không có chín phút lẫm liệt đi vào lịch sử của Nguyễn Văn Trỗi. Đứng trên pháp trường, trước họng súng hành quyết, Nguyễn Văn Trỗi giật tấm vải đen bịt mắt, ưỡn ngực hô ba lần Hồ Chí Minh muôn năm trước khi bị loạt đạn xé nát ngực!

Trong đấu tranh cách mạng và trong những cuộc chiến tranh không cân sức vừa qua, đồng bào chiến sĩ ta luôn phải đối mặt với cái chết và mỗi người luôn sẵn sàng nhận lấy cái chết vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc. Năm 1944, chiến sĩ du kích Ba Tơ hô: Hi sinh vì Tổ quốc. Năm 1946, chiến sĩ cảm tử Thủ đô ôm bom ba càng lao vào xe tăng giặc Pháp hô: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Những tiếng hô ấy âm vang trong suốt ba mươi năm chiến tranh giữ nước. Trong sự xả thân cứu nước đó, yếu tố tinh thần là quyết định. Truyền thống dân tộc, không gian huyền thoại của cuộc kháng chiến, gương anh hùng dũng sĩ và nhất là tình cảm thiêng liêng đậm màu tôn giáo giành cho lãnh tụ thần thánh Hồ Chí Minh làm nên tinh thần đó.

Trở về cuộc sống làm ăn đời thường, hàng ngày hàng giờ không còn đối mặt với cái chết nữa mà phải đối mặt với những bài toán kinh tế. Đời sống riêng tư mỗi người, đời sống kinh tế gia đình, đời sống kinh tế quốc gia đều đặt ra những bài toán cụ thể, thiết thực của đời thường. Trước những bài toán ấy, yếu tố tinh thần không còn quyết định nữa mà quyết định là yếu tố thực tế, yếu tố tỉnh táo, trí tuệ, yếu tố nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin. Chỉ có tình cảm hai nước cùng là cộng sản phải đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chỉ có tinh thần quốc tế vô sản, không có thực tế của của đời sống kinh tế khắc nghiệt, thiếu sự tỉnh táo lạnh lùng của người làm kinh tế, lại càng thiếu trí tuệ của khoa học công nghệ, chúng ta đã kí hợp đồng với Trung Quốc hợp tác khai thác bô xít ở Tây Nguyên, đẩy đất nước ta vào những thảm họa khủng khiếp và bi thảm. Làm kinh tế chỉ bằng tinh thần và tình cảm nguy hại như vậy đó! Học tập đạo đức Hồ Chí Minh hoàn toàn chỉ là tinh thần và tình cảm!

Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá! Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng. Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là “đát”. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể “học tập” được nữa!

Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát. Hết đát, hết thời đại của mình thì lui về quá vãng, lui về thời của mình để thời đại khác xuất hiện, để nhân vật lịch sử khác thay thế. Ồn ào lôi nhân  vật lịch sử từ quá vãng ra hiện tại là việc làm trái tự nhiên, trái qui luật, là phủ nhận hiện tại. Với công tác tư tưởng, đó là sự yếu kém, không biết làm việc, đành lôi  bài bản cũ ra xào xáo lại!

2. SỰ CHỐI BỎ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Tư duy phương Tây coi trọng cái lí. Những gì của tự nhiên không phù hợp với con người đều là bất hợp lí, đều cần cải tạo. Phương Tây đặt con người đối mặt với tự nhiên, con người luôn lăm le cải tạo tự nhiên. Tư duy phương Đông hướng vào cái Tâm. “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” (Nguyễn Du). Coi tự nhiên cũng như con người, đều là chủ thể thế giới, triết lí phương Đông không đẩy con người đối lập với tự nhiên mà đòi hỏi con người sống hòa thuận với tự nhiên. Ngôi nhà sàn nhỏ bé của Hồ Chí Minh núp trong cây xanh, soi bóng xuống hồ cá trong rừng cây xao xác gió ở Phủ Chủ tịch giữa Hà Nội là cách sống hòa vào thiên nhiên, là tư tưởng triết lí phương Đông của Hồ Chí Minh. Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Hồ Chí Minh nhắc lại lời của nhà hiền triết phương Đông như vậy và đi đâu thăm hỏi đồng bào chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở việc trồng cây không phải chỉ vì lợi ích mười năm sau được hái quả, thu hoạch gỗ mà còn vì cây xanh là thiên nhiên, là màu xanh vĩnh hằng của sự sống.

Tư tưởng lớn, xuyên suốt, nhất quán trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh là tư tưởng Nhân dân. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh dựng lên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước với những tiêu chí thiết thực, đáp ứng nỗi khát khao Dân chủ cháy bỏng của Nhân dân. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh đã xây dựng lên bản Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đưa Nhân dân lên chủ thể xã hội. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh đã đổi tên đảng Cộng sản Đông Dương huyễn hoặc mang những tham vọng viển vông thành đảng Lao động Việt Nam bình dị, gần gũi với Dân. Khi buộc phải tiến hành chiến tranh bảo vệ nền độc lập thì cuộc chiến tranh do Hồ Chí Minh phát động cũng là cuộc chiến tranh  Nhân dân, dựa vào Nhân dân tiến hành chiến tranh giữ nước.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bình dị vậy thôi. Những người tự nhận là học trò gần gũi của Hồ Chí Minh, luôn ra rả nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng hoàn toàn làm trái với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, hoàn toàn chối bỏ, phủ nhận tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với triết lí phương Đông, con người sống chết đều hòa vào thiên nhiên, Hồ Chí Minh viết rõ ràng trong di chúc đưa tro xác Hồ Chí Minh về với đất đai. Với tư tưởng Nhân dân, Hồ Chí Minh không chấp nhận hoang phí tiền bạc của Dân. Khi sống, Hồ Chí Minh cần kiệm, giản dị, sinh hoạt như người dân thường. Cả đời làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh chỉ có hai kiểu trang phục, bộ quần áo nâu nông dân và bộ quần áo ka ki cán bộ như mọi cán bộ bình thường. Cơm dưa cà đạm bạc. Chiếc ô tô của Chủ tịch nước chỉ là ô tô thông thường đã chạy hơn mười năm Hồ Chí Minh vẫn không cho đổi xe mới . . . Khi chết, Hồ Chí Minh chỉ mong muốn tro xác về với đất đai cả ba miền đất nước. Nơi Hồ Chí Minh về với đất chỉ cần mái chòi đơn sơ trên đồi cây mang màu xanh bất tận của thiên nhiên đất nước. Hồ Chí Minh ngăn cấm không cho sử dụng tốn kém tiền bạc của Dân cho cái chết của Hồ Chí Minh. Mong muốn giản dị về với đất đai của Hồ Chí Minh đã không được thực hiện, những người ra rả học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn đổ không thương xót số tiền khổng lồ của Dân để xây lăng mộ, duy trì bộ máy đồ sộ, cả một Bộ Tư lệnh lăng để bảo quản thi hài, quản lí lăng mộ Hồ Chí Minh! Cho đến nay, cả đến Quốc hội của Dân cũng không được biết số tiền khổng lồ đó là bao nhiêu!

Điều bất nhẫn với Dân và xúc phạm đạo đức Hồ Chí Minh hơn nữa là nhà nước đổ số tiền khổng lồ ra xây dựng và duy trì lăng Hồ Chí Minh khi hơn mười triệu Dân miền Bắc đang đói lay đói lắt, trẻ thơ không đủ cơm ăn, người bệnh không có viên thuốc uống, người nông dân thu hoạch lúa, đóng thuế rồi chỉ còn bữa cháo bữa rau cầm hơi!

Trong đoàn nhà văn Việt Nam sang Ấn Độ tham dự một hoạt động văn chương quốc tế ở thành phố Kolkata, lúc vui chuyện với các bạn Ấn Độ, tôi nhắc đến việc Ấn Độ đã trở thành cường quốc nguyên tử, tưởng các bạn Ấn Độ sẽ tự hào lắm. Nhưng tôi thấy mọi người đều im lặng, vẻ mặt tư lự rồi nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chàm đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Ấn Độ – Việt Nam (Indo – Vietnam Solidarity Committee), ông Geetesh Sharma nói: Để có nguyên tử, cho đến hôm nay hơn năm mươi phần trăm dân số Ấn Độ còn phải sống trong nghèo khổ và những khu nhà ổ chuột cứ lan rộng khắp đất nước Ấn Độ! Nghe người bạn thân thiết của Việt Nam nói vậy tôi lại thầm so sánh: Hơn năm mươi phần trăm dân số sống trong nghèo khổ để Ấn Độ có nguyên tử vẫn còn hơn là hơn mười triệu dân Việt Nam cũng là hơn năm mươi phần trăm dân số lúc đó phải sống trong nghèo khổ để có lăng mộ Hồ Chí Minh! Đó là điều trái với đạo đức Hồ Chí Minh, là sự phỉ báng tư tưởng Nhân dân của Hồ Chí Minh!

Làm trái tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là cá biệt mà là việc làm có tính toán, có hệ thống từ nhỏ đến lớn, từ chi tiết đến đại thể, từ sự việc cụ thể đến vấn đề khái quát, có sự thống nhất của nhiều thế hệ lãnh đạo kế tiếp sau Hồ Chí Minh.

Nhà nước Dân chủ là khát vọng của mọi thân phận người Dân nước Việt, là xu thế của thời đại. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra thời đại Dân chủ hóa cho cả thế giới thứ ba. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi bảo vệ thành công nền Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kích hoạt cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trở thành dòng thác cách mạng thế giới. Vì thế tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự ngưỡng vọng của thế giới, là niềm tự hào to lớn của mọi người dân Việt Nam. Cho đến nay tiến trình dân chủ hóa vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới. Ở nước ta, tiến trình dân chủ hóa vẫn còn ở chặng khởi đầu, còn nhiều dò dẫm và trở ngại. Dân chủ vẫn đang là nỗi thèm khát và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ người dân đi tới, vượt qua mọi trở ngại, giành lấy một nền dân chủ thực sự và đầy đủ. Thế mà tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mang tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh, mang khát vọng Dân chủ của cả dân tộc Việt Nam đã bị những người luôn cao giọng học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh loại bỏ thẳng thừng để thay thế bẳng tên gọi xa lạ, ngoại lai: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Trong khái niệm, trong ý thức, trong tình cảm mọi người dân Việt Nam, tiếng gọi Việt Nam bao giờ cũng phải đưa lên trên cùng. Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! Ôi nước Việt yêu dấu ngàn năm! Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thân thiết như máu thịt chính là do đáp ứng tình cảm đó. Nay một ngôn từ xa lạ, xã hội chủ nghĩa, ngôn từ chỉ gợi lên những kí ức đau buồn của cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, của những cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt triền miên, trở thành tên nước Việt và tên gọi Việt Nam thân yêu như tên người Mẹ hiền, như tên người thương đã bị chìm khuất, bị đè bẹp, bị đẩy xuống cuối cùng trong chuỗi ngôn từ lạnh lùng, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Thể chế Dân chủ cần thiết cho người dân Việt Nam như khí trời cần thiết cho sự sống. Thể chế ấy bị vất bỏ để thay thế bằng khái niệm mơ hồ, viển vông, không có thật, khái niệm chỉ có trong ảo thuyết. Đó là sự chối bỏ phũ phàng tư tưởng Hồ Chí Minh!

Chính đảng cách mạng Hồ Chí Minh dựng lên là sự tập hợp từ những nhóm cộng sản Việt Nam hình thành trong thời kì lây lan của phong trào cộng sản thế giới. Vì thế chính đảng ấy ban đầu mang tên cộng sản, mang dấu ấn hoàn cảnh lịch sử ra đời. Nhưng đến năm 1951, khi cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh, cách mạng đã giành được quyền chủ động và thế phản công trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đang tiến tới ngày giải phóng đất nước, Hồ Chí Minh liền đổi tên đảng là đảng Lao động Việt Nam. Tuy vẫn phải giữ liên hệ chặt chẽ với các đảng cộng sản và các nước cộng sản để nhận sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng tên đảng Lao động Việt Nam đã bộc lộ rất rõ tư tưởng Dân tộc, tư tưởng hướng nội của Hồ Chí Minh. Khi đất nước đã được hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã thoát khỏi thân phận là lực lượng xung kích phải đứng ở mũi nhọn trong cuộc đối kháng ý thức hệ thế giới là khi chúng ta càng phải hướng nội, càng phải nêu cao tư tưởng Dân tộc của Hồ Chí Minh để hòa giải, hòa hợp dân tộc, dồn sức xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Nhưng thế hệ lãnh đạo kế cận Hồ Chí Minh tự nhận là những học trò gần gũi nhất của Hồ Chí Minh lại phủ nhận tên đảng Lao động Việt Nam mang văn hóa Việt Nam coi trọng người lao động, mang tâm lí, tính cách con người Việt Nam là phủ nhận bản sắc Việt Nam để đồng hóa Việt Nam với thế giới cộng sản chỉ nhìn nhận giai cấp!

Vất bỏ tư tưởng dân tộc, tư tưởng hướng nội của Hồ Chí Minh, vẫn say sưa quyết liệt với bạo lực chuyên chính vô sản, vẫn say sưa quyết liệt đối đầu ý thức hệ, lấy giai cấp trấn áp dân tộc, đưa đất nước đến hai thảm họa: Phá hoại khối đoàn kết dân tộc, tù đày, dằn mặt với những người con nước Việt ở phía bên kia ý thức hệ, bỏ phí một lực lượng lao động cao cấp vô cùng quí giá! Phá hoại tan hoang nền kinh tế m

Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 1182 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 38
Khách: 38
Thành Viên: 0