Thứ Sáu, 2024-11-22, 0:06 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 15 » Phản biện bài viết "Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?"
8:30 PM
Phản biện bài viết "Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?"

Vanminh, thành viên X-Cafe

Tôi đã đọc bài viết của anh Khương. Đành rằng anh Khương có dụng ý tốt, mong muốn thể chế VN cải cách mạnh mẽ theo hướng trọng dụng nhân tài, minh bạch hóa hoạt động, tôi e rằng bài viết không có nhiều giá trị thực sự vì nội dung khá phiến diện của nó.

Các lập luận và tiêu chí anh Khương đưa ra để đánh giá vấn đề phát triển của VN giống như một sự thừa nhận rằng có một nguyên tắc phát triển đúng đắn nào đó làm khuôn mức cho Việt Nam. Rằng chỉ cần theo những nguyên tắc anh Khương đề ra là VN sẽ phát triển tốt đẹp.

Trong khi đó, mỗi một xã hội trên thế giới đều đi theo những con đường hoàn toàn không giống nhau, kể cả những nước phương Tây với lịch sử và XH tương đồng. Con đường phát triển của mọi quốc gia đều bị giới hạn mạnh mẽ bởi vị trí của nó trên thế giới, hoàn cảnh lịch sử, và năng lực của xã hội.

Nói rằng có một phương thuốc tổng hợp, hữu hiệu để một quốc gia phát triển là quá chủ quan, là quá xem thường tính phức tạp của xã hội. Điều này có nghĩa rằng, mọi mặt của xã hội VN đều là hệ quả của hệ thống kinh tế chính trị, và chỉ có thể vươn đến những cải cách trong giới hạn có thể có được.

Nếu nhìn phiến diện, ta sẽ thấy có nước có thể cải cách nhanh hơn, có nước hội nhập nhanh hơn, và kết luận rằng sự sáng tạo của lãnh đạo và chính sách NN đúng đắn của họ đóng vai trò chính. Nhưng thực ra, các nước trên có thể làm như vậy chẳng qua là do cái thế và nội tình của họ cho phép các diến biến trên diễn ra xuôn xẻ. Chính sách và lãnh đạo chỉ là sự cụ thể hóa của cái thế và cái nội lực đặc trưng của chế độ.

Nhìn vào VN, có thể thấy đã có nhiều chính sách, chủ trương tiến bộ được trên đề ra, ấn xuống thi hành, nhưng vì những hạn chế cơ bản của nó, rất ít vấn đề được thực hiện đến nơi đến chốn, mà thường bị méo mó đi.

Đối với vấn đề phức tạp như tổ chức nhà nước và phát triển quốc gia, các yếu tố đều có sự liên hệ và ảnh hưởng qua lại với nhau. Mọi sự nhận định phiến diện không thấu đáo đều có thể dẫn đến những hệ quả dây chuyền; mọi thay đổi gượng ép áp đặt, không phù hợp đều không bền vững;

Do đó, đi theo con đường cách mạng, tiến hành thay đổi triệt để theo một học thuyết hay cách nhìn nào đó, dù được tán dương đâu đó, là hành động rất nguy hiểm với đất nước. Lịch sử phát triển của nhiều quốc gia cho thấy chấp nhận các yếu tố lích sử để lựa từng bước phát triển là phương pháp bền vững nhất. Sử dụng các liều thuốc "kích thích" dù dựa vào chủ thuyết hay tinh thần dân tộc chủ nghĩa đều sớm tàn lụi với những di chứng nặng nề.

Do đó, với Việt Nam, con đường đúng đắn nhất là tiếp tục hoàn thiện sự hoạt động và tính hiệu quả của mọi bộ phận trong hệ thống.

Tôi không tin lời anh Khương cho rằng VN đang đứng trước bờ vực của hỗn loạn và mất nước. Những thói xấu, vấn nạn bị lên án ngày càng nhiều chỉ càng chứng tỏ sự trưởng thành của xã hội và sự tự do hóa tư tưởng. Đó là một dấu hiệu tích cực làm sức ép cho thay đổi.

Nếu tìm hiểu từng lĩnh vực nhỏ, cụ thể, ta sẽ thấy là còn có rất nhiều khoảng không để hoàn thiện và để phát triển. Chưa có gì đạt đến được độ chín muồi và hoàn thiện của nó, vì thế, còn quá sớm để nói rằng hệ thống hiện có hoàn toàn không thích hợp và cần sự thay đổi mang tính cách mạng.

Điều đáng lên án nhất của chế độ hiện nay, với những biểu hiện bắt bớ gần đây, là chủ trương mà những người có tâm huyết, theo đường lối cải cách, có thể hiểu là sự dùng vũ lực, hệ thống an ninh để kiểm soát những tiếng nói ôn hòa, phơi bày các mặt hạn chế của chế độ.

Nếu áp chế như thế, các tư tưởng tiến bộ sẽ không thể nảy sinh. Nếu còn tồn tại các khoảng "cấm", chế độ hiện nay của VN sẽ không có cơ hội tự cải tổ mình, sẽ đánh mất niềm tin của xã hội, khiến mọi người ngày càng trở nên bất tuân các quy ước và luật lệ chung.

Khi mọi quy ước văn minh của xã hội bị xâm phạm vì nhiều người tin rằng họ sẽ bị thiệt thòi khi tuân theo luật lệ, vì chính quyền không tạo ra luật lệ xác đáng, không tôn trọng và bảo vệ luật lệ, cả xã hội sẽ cùng là nạn nhân, mà hệ quả là sự hỗn loạn, bế tắc, chụp dựt, chậm phát triển.

Tóm lại, bài viết của anh Khương tích cực ở chỗ tiếp hơi ấm cho các nỗ lực cải cách, nhưng những luận điểm anh Khương đề ra là sự đơn giản hóa quá mức tình hình cũng như biện pháp phát triển cho Việt Nam.

Điều quan trọng nhất, việc cho rằng Việt Nam cần tinh thần "cách mạng" để cải cách và phát triển, theo tôi, là quan điểm sai lầm. Việt Nam chỉ cần tôn trọng, tạo điều kiện cho các nỗ lực cải cách cụ thể với từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể là đủ. Càng bỏ cái vòng kim cô "tinh thần tập thể" đi được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhà Nước chỉ cần bỏ đi mọi khoảng "cấm" trong tranh luận chỉ trích, tự khắc chân lý sẽ được xác định, và mọi vấn đề của XH, KT sẽ được bàn thảo giải quyết thấu đáo.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 818 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 48
Khách: 48
Thành Viên: 0