Thứ Ba, 2024-11-05, 8:35 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 15 » Các vụ bắt giữ mới
11:28 PM
Các vụ bắt giữ mới
BBC
Ông Lê Công Định đọc bản nhận tội

Vụ Lê Công Định đã thu hút chú ý của nước ngoài

Thông tấn xã Pháp Agence France-Presse (AFP) vừa có bài phản ánh quan điểm của một số nhà phân tích về chiến dịch trấn áp chống đối của chính phủ Việt Nam.

Bài báo nói giới quan sát cho rằng vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định mới đây nằm trong một chiến dịch đã kéo dài một thời gian, và cho thấy chính quyền hết sức nhạy trước những hoạt động liên quan tới các thế lực nước ngoài mà họ cho là thù địch.

Một số nhà quan sát cũng xem vụ bắt ông Định và nhiều người khác là có liên hệ với chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Chỉ trong chưa đầy hai tháng, ngoài ông Định còn có tới sáu người khác bị bắt vì tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, mà mới nhất là anh Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim.

AFP trích lời ông David Koh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói: "Chiến dịch trấn áp vẫn đang diễn ra".

Ông Koh được trích lời nói: "Nhà nước Việt Nam tiếp tục cảm thấy bị các kẻ thù bên ngoài đe dọa, những kẻ thù mà họ cho rằng đang muốn diễn biến hòa bình, dẫn tới chấm dứt sự cầm quyền của đảng Cộng sản ở Việt Nam".

Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc thì được dẫn lời nói rằng chiến dịch hiện nay của chính quyền cho thấy "tầm quan trọng của mạng internet và quan hệ với bên ngoài trong duy trì mạng lưới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam", đồng thời phản ánh mức độ nhạy cảm của việc bất đồng chính kiến trong quan điểm của chính quyền Hà Nội.

Yếu tố Trung Quốc

Hãng thông tấn Pháp còn trích lời một chuyên gia Việt Nam khác từ Đại học Quốc gia Australia, ông Ben Kerkvliet, nói rằng vụ bắt giữ ông Lê Công Định phù hợp với một mô hình đã xảy ra từ thời cuối những năm 1990.

Đã có các tranh cãi trong đảng Cộng sản về việc liệu có nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến hay không.

Ben Kerkvliet, Đại học Quốc gia Australia

Ông Kerkvliet nói đây là một phần của "căng thẳng nội bộ trong đảng Cộng sản về cách thức đối phó với các bất đồng chính kiến và chỉ trích hệ thống".

Theo ông, đã có các tranh cãi trong Đảng về việc liệu có nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến hay không.

Tuy nhiên, ông cho rằng tuy số người chỉ trích tăng lên trong những năm gần đây, họ không có chung một viễn kiến và chiến lược, vậy nên khó có thể gọi là phong trào chống đối.

Một ý kiến khác của giới chuyên gia, là những vụ bắt bớ mới nhất có thể là thông điệp cho những người vốn chỉ trích chính quyền là nhượng bộ Trung Quốc quá nhiều.

Bản thân LS Định cũng bị cáo buộc là đã lợi dụng chủ đề khai thác bauxite để kích động tư tưởng chống chính quyền.

AFP trích lời một nhà ngoại giao nước ngoài, đề nghị không nêu danh tính, nói rằng chính quyền đang giữ lập trường khá "phòng thủ", và rằng "có yếu tố Trung Quốc trong chiến dịch trấn áp".

Ông Bùi Tín, hiện đang sống tại Pháp, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc đã gây áp lực bắt các nhà hoạt động dân chủ nhưng nhận định của ông không được các chuyên gia Koh và Kerkvliet đồng tình.

Tuy vậy, trả lời BBC từ Singapore hôm 15/07 qua điện thoại, tiến sĩ David Koh không tin là có tác động của Trung Quốc.

Ông nói: "Tôi nghĩ không có chuyện chính quyền Việt Nam hành xử vì quyền lợi, theo lợi ích của TQ. Lịch sử Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều giai đoạn khúc mắc nên tôi nghĩ không nghĩ có chuyện như vậy."

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 763 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0