Cuối tuần qua, một người từng công khai có một số đòi hỏi cho dân chủ và nhân
quyền tại Việt Nam, cũng như ký tên vào danh sách 135 trí thức kiến nghị với
chính phủ Hà Nội về kế hoạch khai thác bôxít Tây Nguyên, đã bị công an cửa khẩu
Tân Sơn Nhất rút hộ chiếu không cho xuất cảnh.
Ông Mai Thái Lĩnh. RFA file photo
Người trong cuộc của
vụ việc xảy ra hôm ngày 10 tháng
bảy vừa qua là ông Mai Thái Lĩnh. Đây là
một thành viên thuộc ‘Nhóm thân hữu Đà
Lạt’, một nhóm được nhiều
người biết đến lâu nay với
các nhân vật tên tuổi như các ông Hà Sĩ
Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc…
Họ được nhiều người
biết đến nhờ những bài
viết, cũng như những hoạt
động công khai đòi hỏi phải có
những thay đổi, sửa đổi
trong đường lối điều hành
đất nước của chính phủ Hà
Nội.
Sau 5 hôm bị tịch thu hộ
chiếu và không cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ
và Canada để thăm thân nhân, ông Mai Thái Lĩnh tường
thuật lại sự việc đã
xảy ra với bản thân ông hôm ngày 10 tháng
bảy vừa qua:
“Một anh đồn phó ở đó nói
với tôi là tôi không được phép xuất
cảnh. Lúc ban đầu họ có làm
một biên bản căn cứ theo một
nghị định; tôi nói cho tôi xemthì họ nói
cứ về mở mạng mà xe.
Nhưng trong biên bản ban đầu là ‘vì lý do
anh ninh’.
Sự việc kéo dài lắm. Họ
bắt tôi chờ đến hơn 11
giờ trưa, tôi nóng lòng vì sợ hành lý đã
cân, nên họ làm biên bản khác với lý do
thu hồi hộ chiếu và muốn
khiếu nại thì đến cơ quan
chức năng để khiếu nại.”
Tôi ký số 37 trong số 135 người
đầu tiên. Đó cũng chỉ là giả
thuyết thôi. Tôi nghĩ ký vào kiến nghị đó
là hoàn toàn đúng đắn thôi.
Ô. Mai Thái Lĩnh
Lý do?
Tự thân ông Mai Thái Lĩnh đưa ra nhận
định về biện pháp mà cơ quan
chức năng tại cửa khẩu Tân
Sơn Nhất thực hiện
đối với ông:
“Họ cấp hộ
chiếu cho tôi vào tháng tư,
như vậy lúc đó tôi
vẫn còn được xuất
cảnh chứ. Xét trong ba tháng đó thì tôi
chỉ thấy có một
việc làm mà tôi thấy có
thể nói quan trọng là ký vào
đơn kiến nghị
ngưng dự án bô-xít.
Tôi ký số 37 trong số 135
người đầu tiên. Đó cũng
chỉ là giả thuyết
thôi. Tôi nghĩ ký vào kiến nghị đó là
hoàn toàn đúng đắn thôi.
Tại kỳ họp
quốc hội vừa
rồi, quốc hội nói
vần chưa rõ rằng:
các vị lãnh đạo có lúc nói đóng góp ý
kiến là tốt, nhưng
có lúc lại có ý nói là có người
lợi dụng để làm
chuyện này, chuyện khác -
điều đó không rõ ràng. Quốc
hội cũng cho rằng có
sự đồng thuận,
nhưng thực tế không
có như Tướng Giáp cũng không
đồng thuận, rồi
những người ký kiến
nghị cũng không đồng
thuận.
Hôm ở chỗ công an tôi cũng nói
việc cấm tôi xuất
cảnh là vô lý, một đã
cấp hộ chiếu cho tôi
thì cho tôi đi, thứ hai làtôi không có
tiền án, tiền sự gì.
Vừa qua trên các website thì có người
bình luận cho rằng tôi mang theo gì đó;
nhưng thực tế
nếu vậy thì họ
sẽ căn cứ vào khoản
khác; còn căn cứ vào khoản sáu thì theo
tôi biết là ông bộ
trưởng công an có quyền
lập danh sách những
người không cho xuất
cảnh; ngoài ra cũng có qui định là
phải thông báo cho người
bị cấm.
Tôi cho việc đó là giao quyền quá
lớn cho công an, tôi cho là rất tùy
tiện. Đã là công dân bình thường không
phải đang thi hành án thì có thể
cấm người ta đi, còn vì ‘lý do an ninh
quốc gia là hết sức
mù mờ’. Tương tự năm
2000, tôi và anh Hà Sĩ Phu bị điều tra
về tội phản
bội tổ quốc,
suốt thời gian điều
tra tôi không đuuợc tiếp xúc
luật sư.
Việc cấm tôi xuất cảnh là
vô lý. Giao cho công an một quyền quá lớn
mà không có ai kiểm soát và như vậy vi
phạm quyền dân sự của con
người về quyền tự do đi
lại.
Ô. Mai Thái Lĩnh
Nếu
vậy người ta có
thể lấy lý do an ninh
quốc gia để ghép bất
cứ người nào. Giao cho công an
một quyền quá lớn mà
không có ai kiểm soát và như
vậy vi phạm quyền
dân sự của con người
về quyền tự do đi
lại.”
Để tìm hiểu ý kiến của
phía cơ quan chức năng, chúng tôi liên
lạc với Cục Quản lý
Xuất Nhập Cảnh tại Hà
Nội và được một nhân viên
tại đó trả lời:
“Có nhiều dạng
lắm như bệnh
tật truyền nhiễm,
thứ hai có nợ nần
thuế má nhà nước,
hặc đang trong thi hành án, đang trong
điều tra xét hỏi,
hoặc là có hành vi chống phá nhà
nước.”
Khi được nêu vấn đề là bản thân ông Mai
Thái Lĩnh nói là ông không vướng vào bất
cứ điều gì trong những qui định
này? Vị cán bộ xuất nhập cảnh nói: “Tôi
chỉ biết đến đó và
ông ấy có thể đến
trực tiếp để
hỏi.”
Hồi tháng chín năm ngoái, Luật sư Lê
Quốc Quân cũng bị công an cửa
khẩu Nội Bài không cho xuất
cảnh. Hồi năm 2006, nữ luật
sư Lê Thị Công Nhân khi được phía Ba Lan
mời sang thuyết trình về tình hình công
đoàn tại Việt Nam, khi sắp lên máy bay đi
họp, cũng bị cơ quan an ninh
buộc phải trở về.