Trong quá trình lịch sử đấu
tranh của dân tộc, không ai phủ nhận được rằng, tôn giáo bao giờ cũng gắn liền
với dòng sinh mệnh nổi trôi của đất nước như một thực thể bất khả phân.Tôn giáo còn thì dân tộc còn. Tổ quốc
nguy vong thì tôn gíao cũng rơi vào tình trạng khốn đốn. Biết bao tang
thương đổi dời, biết bao biến chuyển thăng trầm của tôn giáo đều đồng hành với
dân tộc để tồn tại và phát triển và cùng tòan dân chia xẻ ngọt bùi, vinh nhục,
khổ đau.
Sự tương quan mật thiết, sự
gắn bó keo sơn giữa tôn giáo và dân tộc là một thực tế, không một con dân yêu
nước nào mà không cảm nhận với niềm tự hào; và nhất định không có một thế lực
nào phủ nhận được. Cái thực tế hùng hồn, thiêng liêng và bất diệt đó,
chắc chắn sẽ trường tồn, vĩnh cửu với núi sông và muôn thuở với con cháu của
quốc tổ Hùng Vương.
Dù
được du nhập hay phát sinh từ lòng dân tộc, các tôn giáo, chẳng những đã hun đúc
tinh thần và tạo hòan cảnh thuận lợi cho công cuộc phát huy các thuần phong mỹ
tục, mang nét đặc thù Việt tộc mà còn vun bồi, xây đắp thêm cho các truyền thống
thiêng liêng và cao đẹp của nòi giống con Rồng, cháu Lạc, được thăng hoa tiến
triển, khiến cho nền đạo đức của dân tộc và lý tưởng quốc gia ngày một thêm rạng
rỡ, sáng ngời.
Quả thực, tôn giáo đã có những bước chân lịch
sử vô cùng vĩ đại. Những bước chân
thật dài, thật sâu đậm vào tổng thể sinh họat của quảng đại quần chúng Việt
Nam. Nó biến
thành thế chủ đạo trong đời sống tâm linh, tư tưởng và văn hóa của dân
tộc. Tôn giáo còn là đường hướng, là kim chỉ nam của một nền giáo dục
nhân bản; đặc biệt, thiết thực cho mọi tầng lớp dân chúng trong việc tu tâm,
dưỡng tính, trui rèn đạo đức và ý chí để trở thành những công dân xứng đáng của
đất nước, cũng như ý thức được nghĩa vụ của một con dân đối với quốc gia và dân
tộc.
Đây là nguyên nhân sâu xa, là nguồn động lực
chính yếu giúp cho chúng ta, những người có niềm tin tôn giáo, có điều kiện nhận
thức được trách nhiệm của mình trong giai đọan bi thương trầm thống của tổ quốc
và biết bao nỗi đau nhục, cùng khốn, đang đổ xuống cho dân tộc nơi quê nhà Việt
Nam, mà bạo CSHN, đã hơn hai phần ba thế kỷ qua, bằng mọi xảo thuật, mọi lừa
đảo, phỉnh gạt, dối trá, với mục
đích chia rẽ,
phân hóa mọi thành phần dân tộc để chúng dễ bề độc quyền cai trị đất nước. Lẽ cố
nhiên, bạo quyền CSHN còn chủ trương xóa bỏ mọi gía trị văn hóa, đạo đức và mọi
truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của tổ tiên, của cha ông nòi giống; cũng như
bằng mọi thủ đọan thâm độc, gian trá, bạo quyền quyết hủy diệt cho bằng được
niềm tin tôn giáo của mọi người. Hơn 63 năm thống trị, nửa
nước rồi cả nước, CSHN đã nhận chìm dân tộc vào hố sâu của hận thù, mâu thuẫn,
tệ đoan và nghèo đói. Cho nên, CSHN đương nhiên là kẻ
thù tàn độc nhất của dân tộc ta hiện nay. Chắc chắn rằng sớm muộn thế
nào, thì đồng bào trong nước và chúng ta đây, những người Việt tỵ nạn CS tại hải
ngọai, những kẻ “ra đi không vì cơm áo”, cũng sẽ lật đổ được cơ chế tàn bạo này
bằng một cuộc đấu tranh toàn diện và triệt để. Nói một cách
khác, đó là một cuộc “cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhân
bản”.
Dựa vào hiện tình quốc nội cho chúng ta thấy
rằng, chỉ có các lực lượng tôn giáo mới đủ niềm tin, sức mạnh và khả năng để
hướng dẫn đồng bào trong công cuộc đấu tranh giải trừ được bạo quyền CSHN mà
thôi.
Nói về các lực lượng tôn giáo trong nước, tuy
không có tính đồng nhất về tôn giáo như Kitô Giáo ở Âu Châu, Mỹ Âu, Hồi Giáo ở
Trung Đông, Ấn Giáo ở Ấn Độ, hay Phật Giáo ở Tây Tạng,...v.v, mà dân tộc ta có
nhiều tôn giáo khác nhau, như : Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, Thiên Chúa
Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành,...nhưng các tôn giáo của dân tộc ta, trong quá
khứ, đã góp phần thành công
trong những cuộc tranh đấu chống thực dân, phong kiến, cường quyền, độc tài và
ngay cả CS, cũng như tạo được sự đồng thuận, đồng tình hỗ trợ của toàn dân. Do
đó, công cuộc đấu tranh giải trừ chế độ độc tài phi nhân CSHN hiện nay, các tôn
giáo tại quốc nội chắc chắn sẽ đóng một vai trò tích cực trong sứ mạng lãnh đạo
quần chúng cho cuộc đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm người, quyền hưởng tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc của toàn dân mà bạo quyền thống trị đã tước đoạt từ hơn hai
phần ba thế kỷ qua.
Phương thức đấu tranh chống bạo quyền
CSHN, phù hợp nhất đối với tình hình hiện nay tại quốc nội cũng như xu thế chung
của quốc tế, là áp dụng nguyên tắc “bất bạo động” bằng những
cuộc xuống đường rầm rộ cùng khắp và liên tục để đòi quyền làm người, nhân quyền, dân quyền,
chống sưu cao thuế nặng, chống tham ô quan lại, chống đàn áp tôn giáo, chống bất
công xã hội,...v.v. bằng mọi phương tiện và liên tục dưới nhiều hình thức, như
biểu tình, tuyệt thực, đình công bãi thị, những đêm cầu nguyện ngoài
trời,...v.v.
Cũng cần khẳng định rằng, công cuộc đấu
tranh để giải cứu quốc dân Việt khỏi gông
cùm của tập đoàn thống trị CSHN là một công cuộc đấu tranh toàn diện, liên tục,
trường kỳ và triệt để; nhưng hiện tình Việt Nam không
cho phép chúng ta nghĩ đến việc xử dụng phương thức đấu tranh bạo lực. Vì không có một lực lượng quốc gia chống Cộng nào, trong nuớc cũng
như ngoài nuớc hiện nay có đủ sức để đối đầu với bạo quyền CSHN bằng bạo
lực. Thứ đến, tình hình bang giao quốc tế, nhìn chung, không có một
khuynh hướng nào cho thấy sẽ tán trợ cho một giải pháp chống lại CSHN bằng bạo
lực, vũ trang hay quân sự, - Hơn
thế nữa, mọi người tuy hận thù bạo quyền thống trị; nhưng tâm lý của đại đa số
đồng bào quốc nội cho đến giờ này vẫn còn chán ghét chiến tranh, sợ hãi chết
chóc, đau khổ và chia ly.
Trong khi đó, lại có một số người cho
rằng xử dụng giải pháp “hòa hợp hòa giải hoặc thỏa hiệp cầu hòa
với bạo quyền
CSHN”
như là một phương thức đấu tranh ôn hòa để dần dần cải biến “kẻ
thù” trở thành một chính quyền đa nguyên, đa đảng, biết lo cho dân, tôn
trọng dân chủ, tự do và nhân quyền. Lập luận này thực là “không tưởng” bởi vì, theo kinh
nghiệm lịch sử quốc Cộng, trừ phi có kế hoạch lừa đảo được phe quốc gia, bạo
quyền CSHN không bao giờ chịu ngồi cùng bàn để nói chuyện “hòa hợp hòa giải” với tất cả lòng thành của
chúng.
Hơn nữa, áp dụng phương thức đấu tranh
bất bạo động, chẳng những phù hợp với tình hình quốc nội hiện nay, mà còn phù
hợp với bản chất ôn hòa, khoan dung, độ lượng của các tôn giáo, cũng như sẽ rất
hữu hiệu đối với môi trường đấu tranh mà đại bộ phận nhân dân chỉ với hai bàn
tay không, dám thách thức trước bạo lực của một tập đoàn độc tài, tàn bạo, đang
nắm mọi quyền hành và bạo lực.
Lịch sử cận đại của thế giới cho chúng ta
thấy rằng, phương thức đấu tranh bất bạo động đã được áp dụng thành công trong
cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Anh của nhân dân Ấn Độ, nhân dân Phi Luật Tân
chống lại nhà độc tài Marcos, nhân dân các nước vùng Baltic, Đông Âu, Nga Sô,
Trung Mỹ, Nam Mỹ và Phi Châu, trong công cuộc đấu tranh lật đổ các cơ chế chuyên
chính CS hay độc tài nơi đây vào những năm của thập niên 80. Gần đây nhất, cuộc
đấu tranh của nhân dân Urkraine, nhân dân Kurskistan,..
đã thành công và lật đổ được cả hai chế độ độc tài này
cũng bằng đường lối đấu tranh bất bạo động.
Đấu tranh bất bạo động có
nghĩa là không dùng bạo lực để đánh trả lại kẻ gây ra bạo lực; nhưng phải hết
sức kiên trì, nhẫn nại, quyết liệt và triệt để. Thánh Gandhi cho rằng
“người đấu tranh bất bạo động là người dũng cảm hơn cả”. Tinh thần
dũng cảm của người đấu tranh bất bạo động là võ khí chính yếu sẽ đánh động được
lương tâm của nhân loại, sẽ được sự cảm thông của trời đất, và sẽ khiến kẻ có võ
khí trong tay phải sợ hãi.
Sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo
động với bạo quyền CSHN hiện nay cũng đồng nghĩa với việc lấy chính nghĩa để
thắng tà gian, lấy cái thiện thắng cái ác, lấy tình thương thắng hận thù, lấy ân
báo oán, và lấy can đảm khuất phục sự hèn nhát.
Tuy nhiên, trước khi phát động một cuộc đấu
tranh bất bạo động và triệt để chống lại bạo quyền CSHN, các tôn giáo trong cũng
như ngoài nước phải kiện toàn lại hàng ngũ, phối hợp hoạt động một cách chặt
chẽ, nhịp nhàng hỗ trợ nhau và quyết liệt chống lại mọi âm mưu nhằm lũng đoạn
các tôn giáo truyền thống của các tổ chức “giáo hội quốc doanh” do bạo quyền CSHN dàn dựng
và bọn tay sai cổ súy. Tiếp đến, các tôn giáo cần tích cực trong việc thể hiện ý
chí sống chung và hài hòa giữa các tôn giáo. Thực hiện
những cuộc tiếp xúc cụ thể giữa các đại diện các tôn giáo để hóa giải những mâu
thuẫn nếu có, và cùng thể hiện lập trường chung trong
công cuốc cứu nguy dân tộc và đạo pháp. Ngoài ra, các tôn giáo cũng nên đóng vai
trò tích cực trong việc nỗ lực kêu gọi các đoàn thể, đảng phái quốc gia chống
Cộng, nên liên kết lại với nhau thành những lực lượng mạnh hơn và đông đảo hơn,
hoặc phối hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ cho đại cuộc phục quốc, phục Việt mà
trong hơn hai phần ba thế kỷ qua, dân tộc ta đã bị nhiễm độc, biến chất và khổ
đau vì chiến tranh, gây nên bởi chủ nghĩa
và tập đoàn
thống trị Bắc Bộ Phủ HN độc ác, tham tàn, khiến lòng người trở nên nghi kỵ, xem
thường lẫn nhau và không còn đặt niềm tin của mình vào một sức mạnh trần thế
nào. Vì thế, hiện nay tại quốc nội niềm tin tôn giáo đã trở
thành mãnh liệt đối với mọi tầng lớp dân chúng. Chỉ có
tiếng gọi của các tôn giáo mới hóa giải được mọi bất đồng trong lòng dân tộc và
cũng chỉ có tiếng gọi của các tôn giáo mới tạo được sự đồng tâm hiệp lực của mọi
thành phần dân tộc quyết vùng lên đấu tranh giải trừ CS, quang phục quê hương mà
thôi.
Ngoài ra, các tôn giáo cũng còn là những
căn cứ hậu phương vững chắc và trường kỳ cho cuộc đấu tranh chống bạo quyền CSHN
về nhiều mặt: tài chánh, nhân lực, vật lực, quốc tế vận các giáo hội thuộc nhiều
tôn giáo của các nước phương Tây, các nhà lãnh đạo trên thế giới, nhân dân và
chính phủ các nước yêu chuộng tự do, các tổ chức nhân quyền và các cơ quan
truyền thông, dư luận quốc tế một cách thuận lợi, để hỗ trợ cho cuộc đấu
tranh chung của toàn dân ta.
Mặt khác, các tôn giáo
truyền thống tại quốc nội hiện nay, còn được coi là tuyến đầu của cuộc đấu
tranh. Cho nên, các tôn giáo cần hoạch định những chương trình củng cố,
đào tạo và huấn luyện tu sĩ, cư sĩ, biến họ thành những nhân tố tích cực trong
việc truyền bá niềm tin, đạo pháp, cũng như việc lãnh đạo quần chúng một khi
thời cơ đến.
Song song với phong trào hướng về điều
thiện chống lại cái ác, hướng về tự do dân chủ, nhân quyền, nhân bản và phúc lợi
của người dân chống lại độc tài toàn trị CS vô thần, chống lại tham quan ô
lại,… đã và đang mạnh mẽ vùng lên
từ lòng dân tộc nơi quê nhà Việt Nam hiện nay. Các tôn giáo truyền thống tại
quốc nội, cần phải tổ chức các chương trình cứu trợ xã hội, y tế và giáo dục một
cách rộng lớn và qui mô, vừa để giúp cải thiện đời sống dân nghèo, vừa đề dân
chúng càng ngày càng nhận chân được đâu là điều thiện, đâu là cái ác, đâu là bạn
và đâu là kẻ thù dân tộc. Những chương trình như vậy rất có
thể bị bạo quyền CSHN tìm cách ngăn cản, cấm đoán như trước đây chúng đã từng
cấm cản. Nhưng nếu các tôn giáo truyền thống biết vận
dụng mọi phương tiện và kiên trì, những chương trình này chắc chắn sẽ đến được
tới quần chúng. Chúng ta biết rằng hiện nay có những tổ
chức vô chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam để
giúp đỡ phát triển đời sống dân nghèo ở nông thôn. Vì
vậy, các tôn giáo truyền thống, cũng phải có những tổ chức từ thiện để giành
quyền giúp đỡ người dân nghèo. Nếu bạo quyền CSHN chống
lại những việc làm tốt đẹp và có lợi cho đồng bào của các tôn giáo truyền thống
thì càng làm cho đồng bào căm phẫn bạo quyền thống trị hơn mà
thôi.
Đồng ý rằng, công việc chuẩn bị để phát
động cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và liên tục, càng chậm rãi và chu đáo thì cuộc đấu tranh càng đạt đến thành công hơn. Tuy nhiên, thời cơ cũng là một trong những yếu tố then chốt để dẫn
đến thành công vậy. Cho nên các tôn giáo, nhất là các tôn giáo truyền
thống trong nước cần phải sẵn sàng nắm bắt thời cơ cho cuộc đấu tranh, tuy đầy
cam go, nhưng vô cùng sáng ngời chính nghĩa dân tộc vì “thời - thế -
cơ” hiện nay, thuận lợi hơn khi nào hết.
Chúng ta cũng cần nhấn mạnh rằng, vào
những năm cuối của thập niên 70, khi bạo quyền CSHN đang ở tột đỉnh của sự hung
hãn thì những cuộc đấu tranh bất bạo động của các tôn giáo truyển thống và đồng
bào quốc nội nếu có, cũng sẽ trở nên vô hiệu, bởi vì bạo quyền sẽ thẳng tay đàn
áp bằng mọi phương tiện và vũ lực của chúng. Nhưng từ những năm cuối thập niên
80, với những cuộc biểu tình bất bạo động đòi tự do, dân chủ và công lý của các
dân tộc Đông Âu đã làm sụp đổ lần lượt các chế độc độc tài chuyên chính CS của
Liên Bang Xô Viết và các nước nơi đây; - Cùng với tình hình trong nước hiện nay,
không ai mà không nhận ra rằng, thực chất bạo quyền CSHN không còn là một khối
đồng nhất, nguyên vẹn và vững chắc, mà nó đã bị nứt rạn, vách tường xiêu vẹo, đổ nát thành nhiều mảnh, thành
nhiều phe nhóm; nhất là những năm gần đây, nhiều cán binh cao cấp và giới trí
thức lần lượt rời bỏ hàng ngũ và chống
lại tập đoàn thống trị ngày một nhiều ngay trong lòng chế độ, điển hình như, GS
Trần Khuê, cố lý thuyết gia CS Hoàng Minh Chính, BS Phạm Hồng Sơn, TS Nguyễn
Thanh Giang, TS Hà Sĩ Phu, Nhà văn Hoàng Tiến, cựu Đại Tá CS Phạm Quế Dương, cựu
cán binh CS Nguyễn Khắc Toàn,…Các thành phần cán binh cấp trung và cấp dưới,
cũng đang tỏ ra có những dấu hiệu bất trung và phản lại Cộng đảng ngày một
nhiều, nhất là tinh thần của hầu hết cán binh CS nay đã biến chất và đại đa số
chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân chứ chẳng còn nghĩ gì đến chủ nghĩa và bảo
vệ chế độ. Cho nên, rất có
thể những phần tử này sẽ là những nhân tố tích cực đứng về phía chính nghĩa tự
do của dân tộc, cùng đồng bào chống lại bạo quyền thống trị, một khi thực sự có
cuộc đấu tranh một mất một còn xẩy ra giữa nhân dân và tập đoàn lãnh đạo
CSHN.
Bạo quyền CSHN hiện nay tuy coi quan
thầy Trung Cộng là hòn đá tảng lớn, chấp nhận khấu đầu, “mãi
quốc cầu vinh”, hiến đất (hơn 1.000 km2 dọc theo biên giới Hoa Việt năm 1999; các quặng mỏ Bâu Xít vùng Tây
Nguyên Trung Phần năm 2008), dâng biển (một vùng biển
rộng lớn trên 10.000 km2 và vô số tài
nguyên của lãnh hải năm 2.000) và nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958 cho thiên triều
Bắc Kinh để có chỗ dựa; nhưng chúng
vẫn phải ngả theo chính sách ngoại giao mềm dẻo và uyển chuyển để tìm nguồn tài
chính của 3 triệu người Việt tỵ nạn hải ngoại, sự giúp đỡ và ủng hộ của các nước
tự do Tây phương nhất là Hoa Kỳ. Do đó, bạo quyền CSHN không thể nào hành động
cứng rắn và bất chấp dư luận thế giới như chúng đã từng hành động trước đây. Tập
đoàn thống trị CSHN có thể bắt bớ, thủ tiêu một số người đấu tranh, có thể đàn
áp phong trào chống đối của đồng bào ở một vài nơi trong nước; nhưng chắc chắn
chúng không thể giữ vững được quyền hành bằng những đàn áp đẫm máu ở khắp các
nơi một cách liên tiếp được.
Kinh nghiệm từ những cuộc đấu tranh trước
đây của bác sĩ Nguyễn Đan Quế với Cao Trào Nhân Bản, của đồng bào Thái Bình,
Xuân Lộc, Hưng Yên, Thanh Hóa, Đồng Nai,.. những đòi
hỏi quyền làm người và tự do tôn giáo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền
Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, các
Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi,.. cùng sự ra
đời của Khối 8406, Đảng Thăng Tiến, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam và,
những biến cố của giáo dân Thiên Chúa Giáo
Thái Hà, Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện nay, đã cho thấy rõ là các
phong trào đấu tranh chưa có sự phối hợp sâu rộng, toàn diện và nhịp nhàng và,
không có kế hoạch để giữ thế đấu tranh liên tục; nhất là sau khi một vài người
lãnh đạo bị bắt thì phong trào trở nên chìm lắng.
Nhưng một khi các phong trào kể trên
cũng như các tổ chức đấu tranh được phát sinh trong tương lai, nếu được liên
kết, phối hợp một cách chặt chẽ, nhịp nhàng để hỗ trợ cho nhau, lại có sự chuẩn
bị sâu rộng trong quần chúng trước khi nổ ra một cuộc đấu tranh bằng mọi hình
thức bất bạo động, lan rộng trên cả nước và liên tục, thì chắc gì tập đoàn thống
trị CSHN đã không cùng đi chung số phận với các chế độ độc tài CS tại Đông Âu,
khi nội tình và các phe nhóm của chúng, giằng co giữa hai ngã đi, một là giữ
vững chính sách cứng rắn, chấp nhận làm tôi mọi cho bá quyền Tầu Cộng, để tiếp
tục hưởng đặc quyền đặc lợi; hai là phải từ bỏ cơ chế Mác Lê độc tài và đu giây
giữa các thế lực quốc tế tự do Tây phương.
Với những cao trào đang âm ỉ chờ ngày
vùng lên đòi quyền làm người, tự do tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền và hạnh phúc cho toàn dân của mọi thành phần dân tộc như hiện nay,
thì bất cứ một biến cố nào xẩy ra tại quốc nội cũng có thể là mồi lửa cho một
cuộc đấu tranh bất bạo động quyết liệt bùng nổ khắp nước, đương nhiên phải xẩy ra. Chẳng hạn, ở một
vài địa phương có thể phát động những cuộc biểu tình chống tham ô quan lại,
chống lại những tước đoạt tài sản, đất đai và những hà
hiếp dân chúng của những công an, cán bộ CS địa phương. Các địa phương khác cũng
tiếp tục làm như vậy, Và nếu có sự đàn áp của bạo quyền thống trị thì sẽ nhân cơ
hội này, phát động những cuộc biểu tình dưới nhiều hình thức qui mô hơn và đòi
hỏi bạo quyền phải giải quyết những việc to lớn hơn như chống đàn áp biểu tình,
chống đàn áp tôn giáo, chống sưu cao thuế nặng, đòi nhân quyền, đòi tôn trọng tự
do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng và quyền dân tộc tự quyết,..v.v. Phong trào đấu tranh phải lan rộng và được liên tục cho
tới khi nào bạo quyền buộc phải lùi bước.
Nói tóm lại, với “một cuộc đấu
tranh bất bạo động” được chuẩn bị chu đáo và được phát động một cách
toàn diện, triệt để và liên tục bởi lực lượng các tôn giáo, chắc chắn đại cuộc
cứu nước ra khỏi tập đoàn độc tài CSHN sẽ đạt được thành công, mở đầu cho việc
khai thông tất cả những đau thương, những cùng khốn mà đồng bào cả
nước đang phải gánh chịu
bởi bàn tay đẫm máu của cường quyền CSHN
và cũng là mở
đầu cho công cuộc dựng lại một quê hương Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và
phú cường.
GS Lai Thế
Hùng
|