Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 19 » Việt Nam và đập thủy điện sông Mekong
7:54 AM
Việt Nam và đập thủy điện sông Mekong
BBC
Cảnh nông dân Nam Bộ be bờ ngăn lũ

Việc xây các nhà máy thủy điện thượng nguồn sông Mekong sẽ tạo ra nhiều thách thức cho nước hạ nguồn như Việt Nam.

Lo ngại đập thủy điện làm hại sông Mê kông, Ủy Hội sông Mekong vừa mở trang web thu thập ý kiến của người dân về dự án xây thủy điện.

Bốn nước thành viên Ủy hội, gọi tắt là MRC, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam chủ yếu sống ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Mekong.

Theo MRC các nước này hiện đang có 11 dự án xây đập thủy điện.

Damian Kean từ Phòng Thông tin MRC cho hay chiến dịch thu thập chữ ký nằm trong Đánh giá Môi trường đối với việc xây đập thủy điện.

“MRC sẽ đưa các ý kiến này vào phần đánh giá chiến lược để xem đập thủy điện ảnh hưởng ra sao đến môi trường, di dân và nguồn sống của người dân hạ nguồn sông Mekong,

“Hy vọng các nước thành viên MRC sẽ đưa ra quyết định đúng đắn trong các dự án xây dựng của họ.”

Tin nói rằng tại thượng nguồn sông Mekong Trung Quốc đang xây tám nhà máy thủy điện công suất lớn. Ít nhất họ đã hoàn tất bốn đại tổ hợp thủy điện. Theo ông Damian Kean, vì Trung Quốc không phải là thành viên của MRC nên Ủy hội không thể can thiệp.

Khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước, hạ lưu của chúng ta sẽ hứng đủ

GS Nguyễn Ân Niên

“Chiến dịch thu thập ý kiến chỉ nhằm đến 11 đập thủy điện dự tính sẽ xây tại bốn nước vùng hạ lưu là Campuchia, Lào Thái Lan và Việt Nam.

“MRC không có quyền phủ quyết dự án xây thủy điện của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện chúng tôi đang có đối thoại và Trung Quốc hợp tác với các quốc gia khác thông qua MRC, cung cấp các thông số về ảnh hưởng có thể đối với hạ nguồn sông Mekong.

“Bên cạnh người dân, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, đại diện tổ chức phi chính phủ, khoa học gia đóng góp y kiến.”

Ban thư ký MRC hy vọng sau giai đoạn đóng góp của người dân và giới chuyên môn, họ sẽ công bố các chỉ dẫn về việc xây đập thủy điện cho các nước thành viên nhằm giảm bớt tác hại đối với dòng chảy và đời sống của người dân ở vùng hạ nguồn.

Khiếm khuyết

Ông Nguyễn Ân Niên một chuyên gia thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long cho rằng các nước hạ nguồn và thượng nguồn sông Mekong cần có trách nhiệm chung trong việc giữ gìn ‘sức khỏe’ của dòng sông.Nếu chỉ góp ý đối với các dự án hạ nguồn mà không đếm xỉa đến nhiều dự án tại thượng nguồn là một thiếu sót.

“Việc xây các công trình trực tiếp trên sông Mekong cần được cân nhắc kỹ để đánh giá ảnh hưởng của nó đến hạ lưu,

“11 cái này chưa bằng 8 cái ở bên Trung Quốc đâu. Trung Quốc là đầu nguồn, họ kiểm soát 16% lượng nước của Mekong,

“Nếu đầu nguồn có vấn đề lớn xảy ra trên đó, các nước hạ nguồn coi như lãnh đủ.”

MRC chỉ yêu cầu người dân góp ý với các đập thủy điện dự tính xây từ Luang Phrabang (Lào) xuôi xuống vùng hạ lưu. Giáo sư Nguyễn Ân Niên tỏ ý ngạc nhiên khi MRC “bất lực” trước việc Trung Quốc xây đập.

Việt Nam quan ngại?

Ông Niên cho rằng Việt Nam, nước thuộc vùng hạ lưu, cần lo lắng trước khả năng thiếu nước về mùa khô, và ngập úng bắt buộc khi các đập thủy điện cùng xả nước.

Hy vọng các nước thành viên MRC sẽ đưa ra quyết định đúng đắn trong các dự án xây thủy điện của họ

Damian Kean-MRC

“Trong mùa lũ cao, mực nước ở hạ lưu sẽ thấp hơn nhưng cơn lũ kéo dài hơn. Nếu lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thấp đi nó sẽ làm cho tình hình tự cải thiện phèn chua yếu đi.”

“Thế còn khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước, hạ lưu của chúng ta sẽ hứng đủ.”

Đói lũ là câu nói đặc biệt mang tính Nam Bộ. Nó nói đến mực nước lũ thấp hơn mọi năm, khiến quá trình rửa phèn và bồi bổ chất phù xa diễn ra chậm chạp.

Năm 1998 đã xảy ra tình trạng này. Nước chua phèn lan rộng, ảnh hưởng đến vụ gieo trồng. Các nhánh sông Cửu Long vốn tích lũy chất độc hại trong mùa khô không được nước lũ làm “vệ sinh.”

Các chuyên gia cho rằng sự hiện diện của quá nhiều đập thủy điện trên sông Mekong sắp tới sẽ làm cho mùa khô tại đồng bằng sông Cửu Long thêm kiệt nước.

“Vào mùa khô các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ tăng cường tích nước, phía Campuchia sử dụng nước nhiều hơn, khi ấy đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam rất gay go,” ông Nguyễn Ân Niên giải thích.

“Nếu đồng bằng sông Cửu Long không nhận đủ lưu lượng nước trên 2000 m3một giây trong tháng kiệt nhất, lúc ấy nước mặn từ biển sẽ thâm nhập rất sâu.”

Việt Nam và đập thủy điện sông Mekong

Cảnh nông dân Nam Bộ be bờ ngăn lũ

Việc xây các nhà máy thủy điện thượng nguồn sông Mekong sẽ tạo ra nhiều thách thức cho nước hạ nguồn như Việt Nam.

Lo ngại đập thủy điện làm hại sông Mê kông, Ủy Hội sông Mekong vừa mở trang web thu thập ý kiến của người dân về dự án xây thủy điện.

Bốn nước thành viên Ủy hội, gọi tắt là MRC, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam chủ yếu sống ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Mekong.

Theo MRC các nước này hiện đang có 11 dự án xây đập thủy điện.

Damian Kean từ Phòng Thông tin MRC cho hay chiến dịch thu thập chữ ký nằm trong Đánh giá Môi trường đối với việc xây đập thủy điện.

“MRC sẽ đưa các ý kiến này vào phần đánh giá chiến lược để xem đập thủy điện ảnh hưởng ra sao đến môi trường, di dân và nguồn sống của người dân hạ nguồn sông Mekong,

“Hy vọng các nước thành viên MRC sẽ đưa ra quyết định đúng đắn trong các dự án xây dựng của họ.”

Tin nói rằng tại thượng nguồn sông Mekong Trung Quốc đang xây tám nhà máy thủy điện công suất lớn. Ít nhất họ đã hoàn tất bốn đại tổ hợp thủy điện. Theo ông Damian Kean, vì Trung Quốc không phải là thành viên của MRC nên Ủy hội không thể can thiệp.

Khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước, hạ lưu của chúng ta sẽ hứng đủ

GS Nguyễn Ân Niên

“Chiến dịch thu thập ý kiến chỉ nhằm đến 11 đập thủy điện dự tính sẽ xây tại bốn nước vùng hạ lưu là Campuchia, Lào Thái Lan và Việt Nam.

“MRC không có quyền phủ quyết dự án xây thủy điện của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện chúng tôi đang có đối thoại và Trung Quốc hợp tác với các quốc gia khác thông qua MRC, cung cấp các thông số về ảnh hưởng có thể đối với hạ nguồn sông Mekong.

“Bên cạnh người dân, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, đại diện tổ chức phi chính phủ, khoa học gia đóng góp y kiến.”

Ban thư ký MRC hy vọng sau giai đoạn đóng góp của người dân và giới chuyên môn, họ sẽ công bố các chỉ dẫn về việc xây đập thủy điện cho các nước thành viên nhằm giảm bớt tác hại đối với dòng chảy và đời sống của người dân ở vùng hạ nguồn.

Khiếm khuyết

Ông Nguyễn Ân Niên một chuyên gia thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long cho rằng các nước hạ nguồn và thượng nguồn sông Mekong cần có trách nhiệm chung trong việc giữ gìn ‘sức khỏe’ của dòng sông.Nếu chỉ góp ý đối với các dự án hạ nguồn mà không đếm xỉa đến nhiều dự án tại thượng nguồn là một thiếu sót.

“Việc xây các công trình trực tiếp trên sông Mekong cần được cân nhắc kỹ để đánh giá ảnh hưởng của nó đến hạ lưu,

“11 cái này chưa bằng 8 cái ở bên Trung Quốc đâu. Trung Quốc là đầu nguồn, họ kiểm soát 16% lượng nước của Mekong,

“Nếu đầu nguồn có vấn đề lớn xảy ra trên đó, các nước hạ nguồn coi như lãnh đủ.”

MRC chỉ yêu cầu người dân góp ý với các đập thủy điện dự tính xây từ Luang Phrabang (Lào) xuôi xuống vùng hạ lưu. Giáo sư Nguyễn Ân Niên tỏ ý ngạc nhiên khi MRC “bất lực” trước việc Trung Quốc xây đập.

Việt Nam quan ngại?

Ông Niên cho rằng Việt Nam, nước thuộc vùng hạ lưu, cần lo lắng trước khả năng thiếu nước về mùa khô, và ngập úng bắt buộc khi các đập thủy điện cùng xả nước.

Hy vọng các nước thành viên MRC sẽ đưa ra quyết định đúng đắn trong các dự án xây thủy điện của họ

Damian Kean-MRC

“Trong mùa lũ cao, mực nước ở hạ lưu sẽ thấp hơn nhưng cơn lũ kéo dài hơn. Nếu lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thấp đi nó sẽ làm cho tình hình tự cải thiện phèn chua yếu đi.”

“Thế còn khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước, hạ lưu của chúng ta sẽ hứng đủ.”

Đói lũ là câu nói đặc biệt mang tính Nam Bộ. Nó nói đến mực nước lũ thấp hơn mọi năm, khiến quá trình rửa phèn và bồi bổ chất phù xa diễn ra chậm chạp.

Năm 1998 đã xảy ra tình trạng này. Nước chua phèn lan rộng, ảnh hưởng đến vụ gieo trồng. Các nhánh sông Cửu Long vốn tích lũy chất độc hại trong mùa khô không được nước lũ làm “vệ sinh.”

Các chuyên gia cho rằng sự hiện diện của quá nhiều đập thủy điện trên sông Mekong sắp tới sẽ làm cho mùa khô tại đồng bằng sông Cửu Long thêm kiệt nước.

“Vào mùa khô các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ tăng cường tích nước, phía Campuchia sử dụng nước nhiều hơn, khi ấy đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam rất gay go,” ông Nguyễn Ân Niên giải thích.

“Nếu đồng bằng sông Cửu Long không nhận đủ lưu lượng nước trên 2000 m3một giây trong tháng kiệt nhất, lúc ấy nước mặn từ biển sẽ thâm nhập rất sâu.”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 683 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0