Hà Giang, RFA
17-7-2009
Cách
đây vài ngày các diễn đàn điện tử trong và ngoài nước đã phổ biến rộng
rãi một tờ “Đơn Kiến Nghị nhờ CanThiệp” của LS Lê Trần Luật gửi đến chủ
tịch liên đoàn LS VN và Đoàn LS tỉnh Ninh Thuận khẩn thiết mong hai cơ
quan này khẩn cấp có hành động can thiệp để ông được tự do đi lại hành
nghề luật sư của mình. Tại sao lại có sự kiện này?
Phải xin phép can thiệp để được đi lại hành nghề có phải là một thủ tục bình thường của những luật sư ở VN không?
Bản
Kết luận Điều tra vụ án “Nguyễn Xuân Nghĩa cùng đồng bọn tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, được công bố cách
đây vài ngày, đã được dư luận cho là một báo hiệu nhà nước Hà Nội sắp
mang các bị can liên quan đến vụ án này ra xét xử.
Luật sư phải xin phép để được đi lại hành nghề?
Dư
luận cũng cho rằng có lẽ để đề phòng trường hợp sẽ bị ngăn cản, không
cho bay ra Bắc để bào chữa cho các thân chủ của mình là bị can Phạm Văn
Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, và cô Phạm Thanh Nghiên, như trước
đây ông đã bị ngăn cản bay ra Hà Nội để bào chữa cho các giáo sứ Thái
Hà, LS Lê Trần Luật đã viết tờ Đơn Kiến Nghị Nhờ Can Thiệp gửi đến ông
Lê Thúc Anh, chủ tịch liên đoàn LS VN và Đoàn LS tỉnh Ninh Thuận.
Trong lá đơn này, LS Lê Trần Luật khẳng định 3 điều:
1. Ông chưa bị bất kỳ "Một lệnh khởi tố" nào của cơ quan công an.
2. Chưa có phán quyết nào của Toà án hạn chế quyền tự do đi lại của ông.
3. Ông chưa hề bị các thẩm phán phạt vì vi phạm kỷ luật toà án trong các vụ xử.
Dù
đứng trước pháp luật, ông là một công dân hoàn toàn tụ do, thế nhưng LS
Lê Trần Luật vẫn khẩn thiết yêu cầu chủ tịch liên đoàn luật sư VN và
Đoàn luật sư tỉnh Ninh Thuận mau chóng can thiệp với lực lượng an ninh
tp HCM để ông được tự do đi lại hành nghề.
Câu hỏi được đặt ra
là tại sao lại có sự kiện này, và việc phải xin phép can thiệp để được
đi lại hành nghề có phải là một thủ tục bình thường của những người LS
ở VN không?
Lúc này tôi không còn được sự tự do đi lại, và
lực lượng an ninh quản lý tôi hàng ngày, khi tôi đi thì phải có sự đồng
ý của họ thì tôi mới đi được. Lúc nào họ cũng cử người theo tôi hết, kể
cả ngủ trước nhà tôi nữa, lúc nào tôi đi đâu thì họ đi theo.
Nếu
mà tôi đến phi trường chuẩn bị lên máy bay thì họ sẽ áp giải ngay đó.
Đối với pháp luật hành động cử người đi theo dõi người khác một cách rõ
ràng như vậy là một việc rất là vi phạm pháp luật, tuy nhiên tôi không
ngạc nhiên trong trường hợp xã hội hiện tại hiện nay.
Lúc
đầu thì tôi có khó chịu về sự theo dõi liên tục của lực lượng an ninh,
nhưng lâu dần tôi cũng quen, và thực sự mà nói, đây là một hành động
hết sức vi phạm pháp luật.”
Công An lớn hơn cả Toà Án và Luật Sư
Xã
hội VN hiện nay là một xã hội như thế nào? Nếu LS Lê Trần Luật là một
công dân vô tội, và tự do của ông đang được luật pháp bảo vệ, thì tại
sao lực lượng an ninh lại có quyền cản trở việc đi lại của ông?
Và
khi Công An vi phạm luật pháp trong khi thi hành trách nhiệm bảo vệ
luật pháp như trường hợp này, thì ai sẽ là cơ quan bảo vệ người dân? Và
quan trọng hơn cả là tại sao người dân lại có thể quen đi được với
những hành động này?
Theo anh Nguyễn Trung, một người sống ở Hà
Nội, thì sở dĩ có sự kiện này là vì Việt Nam đang ở trong tình trạng
“công an trị”. Trong cơ cấu chính quyền hiện nay, Công An là lính bảo
vệ cho lãnh đạo đảng CS. CA chỉ đứng sau Lãnh đạo ĐCS như Bí thư Tỉnh
uỷ và Ủy Viên Trung Ương Đảng. Mà đảng CSVN đứng trên tất cả, vì vậy
quyền uy của Công An rất lớn, lớn hơn cả Toà Án và Luật Sư. Anh nói:
“Tôi
thấy cái quyền lực của Công An trong nước rất là lớn. Bộ Công An họ nắm
một cái vai trò rất là lớn, từ chuyện cảnh sát bắt bớ hoặc là theo dõi
tất cả những cái hiện tượng, đa số là những cái người mà người ta gọi
là có những cái gì trái với hệ thống chính trị ở trong nước, từ vấn đề
văn hóa, tư tưởng, đến cái vấn đề an ninh, phần lớn là họ nắm cả, để
bảo vệ quyền lợi cũng như là chức quyền của cấp lãnh đạo, người ta bảo
là bảo vệ chế độ!.”
Trong một hoàn cảnh xã hội như vậy,
liệu rồi lá đơn xin can thiệp của LS Lê Trần Luật có mang đến được kết
quả mà mong muốn không?
Hoàn toàn không lạc quan về sự kiện này, một thành viên của diễn đàn điện tử X-Café viết: “Anh
Luật biết chắc rằng bức thơ của anh sẽ được vào sọt rác, nhưng với đơn
kiến nghị anh "chính thức" thông tin về anh và những thủ đoạn bẩn thỉu
của cơ năng chức quyền đại diện nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu là một
tập đoàn có nhiệm vụ bảo vệ đoàn viên, pháp lý, chú ý vào điều kiện làm
việc..., thì luật sư đoàn đã lên tiếng phản đối từ lâu rồi, đâu cần gì
phải có đơn kiến nghị hay không!”
Chế độ công an trị
Còn
du sinh Lê Trung Thành, hiện đang học ngành kiến trức tại Đài Loan, vẫn
được bạn bè cho là đã trở thành một người phản động sau khi rời VN mới
được vài năm, phát biểu:
“Hồi em còn ở VN thì em có suy
nghĩ như thế này : “rằng công an phải là vô địch chứ , sao có người lại
dám chống đối công an , mà công an theo giỏi dân thấy dân vi phạm pháp
luật đánh dân là đúng rồi. Sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN nên
đầu óc em nó có những suy nghĩ dốt nát như vậy.
Gần đây
chúng ta cũng thấy công an đã có nhiều hành động rất giang hồ , theo
giỏi bắt bớ những người không có án gì , làm như thế vi phạm nghiêm
trọng quyền công dân rồi . Nhưng theo em thấy thì ở trong nước người ta
vẫn quan tâm đến nồi cơm nhiều hơn là chuyện ai bị bắt , ai bị bỏ tù.
Vì
thế nên em nghĩ rằng cái quan trọng không phải là chúng ta hỏi “liệu ở
Việt Nam công an có quyền hơn cả luật pháp quy định hay không ?” mà
chúng ta phải hỏi là “liệu người dân Việt Nam có cho rằng cách hành
xử của công an là sai trái hay không ? hay họ nghĩ rằng đó là điều đúng
đắn ?” nếu thế thì sẽ còn rất lâu nữa một nền dân chủ mới có mặt ở
Việt Nam.
Cũng theo du sinh Lê Trung Thành thì trong đám bạn bè của anh, không ít những người phản động./.