Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam xem chừng như ráo riết đàn áp
ngày càng nặng tay đối với những nhà dân chủ trong nước.
AFP PHOTO
Tại Việt Nam, tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm
dưới quyền kiểm soát và chi phối của đảng CSVN. Mọi tiếng nói khác biệt đều bị
qui cho tội "tuyên truyền chống phá nhà nước".
Những vụ bắt giữ
gần đây nhất là LS Lê Công Định
rồi Thạc sĩ công nghệ tin
học Nguyễn Tiến Trung và cựu
Trung tá Trần Anh Kim, khiến công luận
trong và ngoài nước mạnh mẽ
phản đối.
Vấn đề được đặt ra là
những hành động đó của Hà
Nội có thểảnh hưởng ra sao
tới số phận dân chủ
Việt Nam?
Nhiều người bị bắt giam, bị truy tố
Sau khi Hoa Kỳ, Hiệp hội Luật
sư Toàn cầu, nhiều tổ
chức bảo vệ nhân quyền và
tự do báo chí trên khắp thế
giới cùng các trưởng phái bộ Liên
hiệp Âu châu EU tại Hà Nội bày
tỏ quan ngại sâu xa về việc
giới cầm quyền Việt Nam
bắt giữ LS Lê Công Định, thì hôm
thứ Ba tuần này, EU lại có
phản ứng đáng kể trước
hết hành động Việt Nam giam
giữ Thạc sĩ Nguyễn Tiến
Trung và cựu trung tá Trần Anh Kim, mặc
dù những nhà dân chủấy chỉ
thực hiện quyền tự do phát
biểu cảm tưởng, bày tỏ chính
kiến một cách ôn hoà cho quê hương
đất nước.
Nhưng Hà Nội chưa dừng
lại ở hành động đàn áp đó, mà, theo báo
Thanh Niên online số ra hôm thứ Tư,
Viện KSND Tối cao của Việt
Nam vừa tống đạt cáo trạng
truy tố thêm 6 nạn nhân của
chế độ, kể cả nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, cáo
buộc 6 nhà dân chủ này có hành động tuyên
truyền chống phá nhà nước và
phỉ báng giới lãnh đạo đảng
CSVN.
Điều 88 là một điều luật
do nhà nước tưởng tuợng ra và chính
điều luật này đã là một bức
tường ngăn cản những người
có quyền bày tỏ chính kiến.
LS Lê Trần Luật
Theo nhận xét của LS Lê Trần
Luật trong nước khi ông lên tiếng
mới đây với Đài Á Châu Tự Do, thì
những nhà dân chủ bị giới
cầm quyền trù dập thực ra
chỉ vì họ có lòng với quê
hương đất nước mà thôi:
“Đối với tôi thì
Điều 88 là một điều
luật do nhà nước
tưởng tuợng ra và chính
điều luật này đã là
một bức tường ngăn
cản những người có
quyền bày tỏ chính
kiến. Với tôi, những
người đó không bao giờ
phạm tội.
Với tôi, đơn
thuần những người đó
là những người muốn
bày tỏ chính kiến
một cách ôn hoà, chỉ ra
những sai trái của chính
quyền, chỉ ra những
cái không phù hợp quy luật khách quan
để cùng nhau đi đến
một xã hội công bằng
và dân chủ, thì đó không phải là
phạm tội.”
Lo sợ Diễn diến hòa
bình
Hành động nặng tay ráo riết
của Hà Nội khiến người ta
liên tưởng tới một bài báo đăng trong
tờ New York Times số ra hôm 25 tháng Năm
vừa rồi, tựa đề
tạm hiểu là “Tâm trạng bất
an về Diễn Biến Hoà Bình”.
Qua đó, tác giả Roger Cohen mở đầu
nhận xét rằng đảng CSVN, cũng
giống như đảng đàn anh ở
Trung Quốc, đã xác định mối đe
doạ số 1 mà họ đối
diện. Nguy cơ lù lù xuất
hiện đó được gọi là ‘Diễn
Biến Hoà Bình’”.
Vẫn theo bài báo thì “những cơn ác
mộng mà các kiến trúc sư của
chủ thuyết Lê-nin định hướng
thị trường gặp phải không
liên quan đến cuộc nổi dậy
cách mạng, mà là từng giọt,
từng giọt, rồi từng
giọt dân chủ tự do” âm thầm
rót vào xã hội xã hội chủ nghĩa.
Có lẽ “từng giọt dân chủ
tự do đó” cũng bao gồm thành phần các nhà
trí thức trẻ Việt Nam mà Hà
Nội trong thời gian gần đây liên
tục bắt giữ.
Theo nhận xét của BS Nguyễn Xuân Ngãi,
Phó Tổng Thư Ký đặc trách
Ngoại Vụ của Đảng Dân
Chủ Việt Nam, khi trả lời
Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự
Do, thì Hà Nội đặc
biệt canh chừng những nhà dân
chủ trẻ này:
“Nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam đã
vô cùng lo sợ vì những nhân
vật này là những nhân
vật trẻ tuổi, sanh
vào thế hệ sau 1975, có
thể nói họ có trình
độ học thức
rất cao và họ đã nhìn
thấy chuyện đang xảy
ra tại Việt Nam là
chuyện bất công, vấn
đề chuyên chế độc
đảng, vấn đề tham
nhũng, vấn đề nhà
nước hành sử không công
bằng và trái phép, thành ra chính quyền
cộng sản vô cùng lo
sợ.”
Dân chủ hóa Việt Nam?
Trong bối cảnh hiện nay
như vậy, Giáo sư Stephen Young,
từng là giới điều hành một
số Đại học danh tiếng Hoa
Kỳ, kể cả Đại học Harvard,
và là người am tường về tình hình chính
trị Việt Nam và Á Châu, nhận
định rằng “Việt Nam vẫn
không có tự do, không có sinh hoạt dân
chủ”.
Giáo sư Stephen Young, khi lên tiếng
mới đây với báo Người Việt
trụ sở tại California, Hoa Kỳ, cho
biết ông “...không nghĩ là
Việt Nam sẽ sớm có
dân chủ. Vì hệ thống
cai trị của công an đang dùng
tiền bạc mua chuộc
và biện pháp trấn áp
để đe doạ những
người chống
đối”.
Vẫn theo giáo sư Stephen Young, thì
“Hơn 30 năm qua, Việt Nam chưa có
một tổ chức nào đủ
mạnh để đối đầu
với đảng CS. Công nhân không có tổ
chức; sinh viên thanh niên không có tổ
chức; trí thức không có tổ
chức... có chăng là một số cá nhân can
đảm lên tiếng chống đối” mà
thôi.
Và ông kết luận rằng “...
chưa thấy lạc quan
ở tương lai dân chủ
của Việt Nam”.
Khi hỏi ý kiến về tình hình này, nhà
dân chủ Phương Nam Đỗ Nam
Hải từ Sài Gòn nhận xét:
Việc Hà Nội đàn áp là chuyện
của họ, nhưng không vì thế
mà phong trào dân chủ Việt Nam dừng
lại. Tôi nghĩ phong trào này vẫn tồn
tại, vẫn vững vàng và đang
tiến lên phía trước.
KS Đỗ Nam Hải
“Việc Hà Nội đàn áp là
chuyện của họ,
nhưng không vì thế mà phong trào dân
chủ Việt Nam dừng
lại. Tôi nghĩ phong trào này vẫn
tồn tại, vẫn
vững vàng và đang tiến lên phía
trước. Tình hình hiện
giờ là đã có một phong trào dân
chủ Việt Nam hình thành và đang phát
triển.
Phong trào đó đã vạch ra đường
lối đúng cho phong trào và cho cả dân
tộc. Phong trào ấy đã ăn sâu vào xã
hội Việt Nam hôm nay
–mọi tầng lớp nông
dân, công nhân, binh lính, học sinh, sinh viên, viên
chức chính phủ cùng
mọi thành phần khác trong xã
hội. Đây là điều đáng
mừng.
Còn việc nhà cầm
quyền đàn áp phong trào dân chủ
Việt Nam là chuyện
họ đã, đang và còn tiếp
tục làm. Nhưng điều
quan trọng là phong trào dân chủ,
tư tưởng dân chủ đã
ngấm sâu vào lòng xã hội
Việt Nam hôm nay.
Đây là điều lạc quan, và chúng ta
phải nhìn vào đó để có
sự tin tưởng tất
thắng của phong trào dân
chủ Việt Nam, vào sự
nghiệp dân chủ hoá
đất nước.”
Qua bài tựa đề “Việt Nam và
sự thách thức của xã hội dân
sự chính trị”, giáo sư Carl Thayer
thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc
nhận xét trong phần kết luận
rằng “trong vài năm nữa nhà
nước độc đảng
Việt Nam sẽ gặp
phải nhiều thách
thức lớn đối
với thành quả vốn
làm nền tảng cho sự
chính đáng của họ.
Điều hiện đã rõ là
tệ nạn tham nhũng lan tràn,
vấn đề ô nhiễm môi
sinh và sự giảm sút
về mức tăng trưởng
kinh tế đang góp phần
tạo nên căng thẳng trong
hệ thống tổ
chức nhất nguyên và
cả trong nội bộ
của đảng CSVN”.