Giáo
xứ Tam Tòa là một Giáo xứ lâu đời, Nhà thờ Tam Tòa đứng bên bờ biển
Nhật Lệ, có khuôn viên thoáng mát, rộng rãi và các cơ sở mục vụ. Nơi
đây, nhiều văn sỹ, trí thức và nhiều người nổi tiếng đã sinh ra và được
chịu phép rửa tội như nhà thơ Hàn Mặc Tử…
Qua những năm chiến tranh, năm 1968 nhà thờ bị đánh sập, chỉ còn phần tháp chuông trơ trọi.
Người
dân Quảng Bình và Giáo dân đã tin rằng sau chiến tranh chấm dứt, đất
nước sẽ được xây dựng lại “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ “hơn mười ngày
này” như lời Hồ Chí Minh vẫn thường hứa hẹn mà họ đã bỏ xương máu, công
sức ra để hi sinh, phấn đấu.
Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Sau ngày chấm dứt chiến tranh, chính quyền Quảng Bình ngang nhiên chiếm
đoạt khu đất toàn bộ khuôn viên nhà thờ và các cơ sở mục vụ nhằm mục
đích triệt hạ Công giáo nơi đây với lý do “làm khu di tích tội ác Đế
quốc Mỹ”. Toàn bộ khuôn viên xung quanh nhà thờ đã bị chiếm đoạt làm
các công trình khác nhau.
Sau một thời gian đề nghị trả lại đất
đai của Giáo xứ Tam Tòa không được nhà nước chấp nhận. Cả một Giáo xứ
giữa Thành phố Đồng Hới đã không còn một chỗ nào sinh hoạt tôn giáo
(Lưu ý là Thành phố Đồng Hới hiện nay là vùng trắng, không có một Nhà
thờ nào sau khi Nhà thờ Tam Tòa bị triệt hạ).
Tòa Giám mục Giáo
phận Vinh đã nhiều lần có đơn, có các buổi làm việc để yêu cầu chính
quyền trả lại cho Gíao dân để có nơi tiến hành phụng tự, bởi không thể
ngang nhiên chiếm đất của nhà thờ để làm một việc là ghi lại mối hận
thù không phù hợp với đường lối “đem yêu thương vào nơi oán thù” của
người Công giáo.
Khi có đơn từ Giáo phận, chính quyền Quảng
Bình đã giở chiêu bài kéo dài thời gian để thực hiện sách lược “để lâu,
cứt trâu hóa bùn”. Vì vậy họ vẫn hứa hẹn lần này đến lần khác bằng đủ
mọi lý do.
Không có nơi thờ tự, giáo dân đã phải họp nhau thờ
phượng tại gia đình một giáo dân và đã bị chính quyền ngăn cản bất chấp
mọi luật lệ.
Không còn cách nào khác, các giáo dân và linh mục
quản xứ phải dân lễ ngoài bãi cỏ, ngoài đường. Có lẽ không có một thành
phố nào trong cả nước có những buổi lễ được cử hành như ở nơi đây, một
thành phố đông đúc người qua lại. Đây cũng là những buổi hành lễ hiếm
có, đạt kỷ lục trên thế giới về nơi thờ tự ở một đất nước luôn rêu rao
về tự do tôn giáo. Họ dâng lễ trong vòng vây của cảnh sát các loại canh
giữ.
Giữa nắng rát Quảng Bình, bà con giáo dân, linh mục đã phải phơi dầm giữa trời đất bao năm nay.
Mới đây, trước nhu cầu bức xúc về nơi thờ tự, giáo dân đã cùng nhau tiến hành làm một chiếc lán để che mưa nắng khi phụng vụ.
Ngày
20/7/2009, giáo dân đã tiến hành dựng ngôi lán tạm trên nền đất cũ của
nhà thờ. Việc xựng nhà bằng khung thép, lợp mái xong thì bất ngờ hàng
loạt công an được huy động đến với số lượng áp đảo so với khoảng 1000
giáo dân Tam Tòa và các giáo xứ lân cận. Các giáo dân đã bị Công an TP
Đồng Hới đàn áp trắng trợn và dã man bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi
cay, xe bắt tù…
Họ dùng xe kéo đổ sập ngôi lán mà giáo dân đã
dựng lên để cướp tất cả mang đi khỏi khu vực nhà thờ mà không có bất cứ
thông báo nào. Họ đã ngang nhiên thể hiện quyền lực của súng đạn trước
giáo dân hiền lành.
Trước cảnh cướp bóc trắng trợn diễn ra, bà
con giáo dân đã anh dũng bảo vệ tài sản của mình bằng cách giữ lại
những tài sản đó, công an đã dùng dùi cui và công cụ hỗ trợ đánh thẳng
vào mặt giáo dân không thương tiếc và lôi xềnh xệch những người đó ra
xe, những người khóc than, kêu gào cũng bị đánh đập và điệu lên xe
khủng bố. Thậm chí, ngay cả sau khi lên xe, họ vẫn bị đánh đập tiếp.
Khi
Thánh Giá bị hạ xuống có một em bé đã nhào đến ôm lấy cây Thánh Giá và
em đã bị đánh đập dã man nhất, bị thương nặng, hiện không thể liên lạc
được với em và những nạn nhân đang bị bắt.
Đến trưa 20/7/3009,
Công an TP Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt đi 19 người, hiện các thân nhân
chưa được tiếp xúc với các nạn nhân, các nạn nhân bị đánh đập dã man
trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em vẫn chưa biết có được điều trị hay
không.
Tất cả khung nhà, máy móc và những dụng cụ thi công đã
bị cướp đoạt mang đi. Tất cả giáo dân mang máy ảnh, máy quay phim… ghi
lại hình ảnh đã bị trấn áp và cướp đoạt toàn bộ.
Việc dùng vũ
lực trấn áp một cách bất chấp luật pháp của nhà cầm quyền Quảng Bình
với giáo dân Tam Tòa, là một cú đánh nhằm thách thức giáo dân và giáo
quyền Giáo phận Vinh vốn nổi tiếng mạnh mẽ và can đảm. Họ đã lợi dụng
số giáo dân Tam Tòa sau mấy chục năm không có nơi thờ tự nên đã thưa
vắng mà ra tay. Họ đã dùng đòn này nhằm thăm dò giáo dân và giáo quyền
ở đây để chuẩn bị cho những vụ việc khác đang nổi cộm trong Giáo phận
như vụ ở Giáo xứ Cồn Cả, mấy hôm nay giáo dân đang tập trung đến trụ sở
UBND xã đòi thả người và trả tài sản, cũng như những vụ việc đã xảy ra
tại Lập Thạch, tại Yên Lý thời gian qua.
Và họ đã thực hiện một
đợt diễn tập cho việc sử dụng bạo lực, một tiểu Thiên An môn tại Việt
Nam nhằm thử sức giáo dân và giáo quyền ở Địa phận này.
Tuy nhiên, đó là một tính toán sai lầm của nhà cầm quyền.
Họ
không biết rằng, với hơn nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh mạnh mẽ
thông công và hiệp nhất, họ phải trả giá trước hành động dã man này.
Những hành động trấn áp dã man giáo dân, là những mồi lửa khêu lên sự
căm hận đối với nhà cầm quyền Cộng sản mấychục năm nay đã thi thố trên
giáo phận này nói riêng và đất nước này nói chung.
Ngày 20/7/2009
CTV Thái Hà
Thánh lễ ngoài đường
Giáo dân dự lễ
Cảnh sát tuần tra
Công an canh giữ
Giáo dân nô nức dựng lán
Lán dựng xong đã bị san bằng và mang đi