Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 21 » Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Đế Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền
11:48 AM
Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Đế Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền

19/07/2009 | 10:00 sáng |

Tác giả: Dương Danh Huy

Chuyên mục: Quan hệ Việt – Trung, Vấn đề Biển Đông
Thẻ:

Theo báo Thanh Niên, vào ngày 16/6/2009 và 17/6/2009, Trung Đế Quốc bắt giữ 3 tàu cá Việt Nam gần đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Bản đồ 1: Địa điểm các tàu cá Việt Nam bị bắt[1]

Bản đồ 1: Địa điểm các tàu cá Việt Nam bị bắt

 

Bản đồ 2: Bản đồ chi tiết

Bản đồ 2: Bản đồ chi tiết

Sau đó, Trung Đế Quốc thả cho 25 ngư dân và một tàu cá về nước, bảo là phải nộp tiền “phạt” 70.000 Nhân dân Tệ (khoảng 10.000 USD) cho mỗi tàu – tổng cộng là 210.000 NDT, thì họ mới thả 12 người họ còn giam, bao gồm tất cả 3 thuyền trưởng, và 2 tàu cá đã bị hư hại vì bị tàu ngư chính của Trung Đế Quốc kéo quá nhanh.

Ngày 18/7/2009, báo Tiền Phong đưa tin rằng Trung Đế Quốc giảm tiền chuộc xuống còn 50.000 NDT (khoảng 7.500 USD) cho mỗi tàu.

Dù Trung Đế Quốc giảm tiền chuộc như thế, và dù cho giả sử họ có giảm thêm nữa, thì Việt Nam cũng phải kiên quyết không nộp tiền chuộc. Lý do là nếu Việt Nam nộp tiền chuộc, mà Trung Đế Quốc cho đó là tiền phạt, thì Trung Đế Quốc sẽ dùng việc đó để nói là Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Đế Quốc đối với Hoàng Sa. Điều đó sẽ vô cùng thiệt hại cho cơ sở pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Nếu một nước nào đó bắt giam người Việt Nam, bảo là nếu nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ thì họ thả, thì chúng ta có nhượng bộ không? Dĩ nhiên là không thể. Trường hợp Trung Đế Quốc đòi tiền “phạt” cũng y như vậy, vì cái mà Trung Đế Quốc đòi không phải là tiền phạt, cũng không phải là tiền chuộc, không phải là tiền, mà là chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa.

Nếu trong vị trí của Việt Nam, có nước nào trên thế giới sẽ nộp tiền “phạt” không? Chắc chắn là không.

Nếu ngư dân Việt Nam bị hải tặc Somalia bắt làm con tin thì còn có thể nộp tiền chuộc. Ngư dân Việt Nam bị Trung Đế Quốc bắt thì không thể đơn giản nộp tiền chuộc, vì nếu nộp thì cái chúng ta nộp sẽ là chủ quyền lãnh thổ.

Trung Đế Quốc không thể giam giữ 12 ngư dân Việt Nam mãi. Trung Đế Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tính mạng và sức khoẻ của những người mà họ đang giữ làm con tin. Trên danh nghĩa, Trung Đế Quốc cũng không phải là một tổ chức khủng bố và có thể giết con tin hay để cho họ chết trong ngục tù của nước này.

Việc những con tin này nằm trong tay của Trung Đế Quốc mà Việt Nam kiên quyết không nộp tiền chuộc sẽ là biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa. Trung Đế Quốc càng để lâu thì biểu tượng đó càng kéo dài, càng có lợi cho Việt Nam.

Nếu Việt Nam nộp tiền chuộc thì sẽ dập tắt biểu tượng đó và góp phần dập tắt chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Bên cạnh lý lẽ trên, chúng ta cũng phải nhìn vấn đề ở mức con người.

Trong thời gian mà 12 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam còn bị Trung Đế Quốc bắt làm con tin, Chính phủ Việt Nam cần phải tài trợ để đền bù cho những thiệt hại kinh tế mà những gia đình liên quan phải gánh chịu.

Chúng ta không làm gì được khi Trung Đế Quốc bắt ngư dân Việt Nam làm con tin. Chúng ta cũng không làm gì được để đền bù cho những mất mát tình cảm, tinh thần mà gia đình họ phải gánh chịu. Nhưng chúng ta có thể đền bù cho mất mát kinh tế của của gia đình họ. Chúng ta phải làm điều đó. Hoàn cảnh của họ, đáng thương và đáng tiếc, có phần tương đương với hoàn cảnh của những người lính bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Và, tất nhiên, Chính phủ Việt Nam có thể phản đối ngoại giao, và phải làm tốt điều đó.

Chú thích:

[1] Bản đồ 1: Hình đa giác là đường cơ sở thẳng vi phạm UNCLOS mà Trung Đế Quốc tuyên bố chung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi nước này đang chiếm đóng bất hợp pháp. Đường đỏ là trung tuyến giữa một bên là bờ biển đất liền và các đảo ven bờ của Việt Nam, và bên kia là Hải Nam.

ShareThis

Phản hồi

15 phản hồi (bài “Dương Danh Huy - Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Đế Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền”)

  1. Hoà Nguyễn nói:

    Ông Hoàng Trường Sa dẫn chứng được VN đã lên tiếng về việc TQ năm 1996 vẽ vùng “nội thuỷ quần đảo” ở Hoàng Sa là điều rất hay cho chúng ta. Nhưng như thế, cũng nói đuợc VN không phải “bán nước” (hay “dâng HS cho TQ”) theo cách nói quá đơn giản. Có thể có một vài nhượng bộ trong Đệ trính LHQ vế Thềm Lục Địa Mở Rộng, khi TLĐMR của VN không bao gồm (phía Nam) bãi ngầm Maclesfield đáng lẽ thuộc VN, hay là vùng tranh chấp với TQ, ví nằm ngoài EEZ 200 hải lý của TQ.

    Nhưng còn hai điểm:
    1/ Nếu thuyền đánh cá VN cách đảo Lin-Côn trong phạm vì 12 hải lý, thì TQ có lý do để bắt.

    2/ Chỗ tàu đánh cá VN bị bắt (không xét tới vị trí với đảo Lin-Côn) nằm ở phía Bắc đường trung tuyến giữa bờ biển VN và đảo Hải Nam, tức nằm trong EEZ của TQ hay thuộc hải phận TQ được VN nhìn nhận.

    TQ có thể ban hành lệnh cấm đánh cá, hay gì khác, một thời gian trong phạm vi vùng biển nhất định đó (theo lý do họ viện dẫn)

    Lý lẽ của ông Phạm Quang Tuấn nghe thật trơn tru, nhưng giải thích hay bênh vực thế nào về trường hợp các tàu đánh cá VN bị Mã, Indonesia bắt ? Hay trường họp tàu đánh cá Thái Lan bị VN bắt, ngư dân TQ bị Indonesia, Phi bắt ? Chính vấn đề tàu đánh cá VN khi bị bắt đang ở vị trí chính xác như thế nào là câu hỏi tôi đặt ra hai lần khi có cuộc Thăm Dò người Việt trong và ngoài nước nên hay không nên biểu tình phản đối vụ các tàu đó bị TQ bắt giữ. Lúc đó không được trả lời.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 732 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0