Việt Nam hiện có khoảng 700 cơ quan truyền thông nhưng vì các cơ quan truyền
thông này chỉ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và chính quyền.
Trong vài năm nay, sự phát triển của
Internet nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã
trở thành tiền đề giúp hình thành
một hệ thống thông tin khác,
độc lập hơn so với
hệ thống thông tin phụ thuộc
chính quyền. Đó là các diễn đàn điện
tử và blog.
Ở những diễn đàn điện
tử và các blog này, người ta có thể tìm
thấy nhiều thông tin cũng như chia
sẻ với nhau nhiều suy nghĩ, tuy sát
thực tế song người xem,
người nghe không thể tìm thấy, còn
người viết không thể bày tỏ
trên hệ thống truyền thông
phụ thuộc chính quyền.
Để quý thính giả có thêm thông tin về
hiện tình Việt Nam, hàng tuần, Ban
Việt ngữ chọn giới
thiệu một số thông tin, vấn
đề đáng chú ý trên các diễn đàn điện
tử, các blog.
Thực trạng xã hội
Cuối tháng trước, tờ Tuổi
Trẻ đăng một loạt bài điều
tra kéo dài ba kỳ về thực trạng “Ăn bám
trẻ em” – một khía cạnh đáng
buồn trong vấn nạn chung đã và đang làm
nhiều người đau lòng, đó là, tại
Việt Nam, bóc lột, ngược đãi
trẻ em, bất chấp cả
đạo lý lẫn pháp luật đã trở
thành điều bình thường.
Loạt bài “Ăn bám trẻ em”, đi kèm các video clip
trên website của tờ Tuổi
Trẻ, phơi bày và tố cáo tình
trạng nhiều người lớn
sử dụng trẻ em như
phương tiện để kiếm
tiền.
Lương tâm người đọc,
người xem nhức nhối khi được
biết và chứng kiến cảnh
những đứa trẻ bị
buộc phải đi bán hàng rong hoặc ăn xin
để nuôi người lớn khi chỉ
mới bốn, năm tuổi, bị đánh
đập do kiếm không đủ khoản
tiền đã được ấn định
như một thứ chỉ tiêu
phải đạt mỗi ngày.
Không ít người lớn đang “ăn bám trẻ
em” lại chính là cha mẹ của chúng.
Giống như nhiều loạt bài
liên quan đến vấn đề bóc lột
và ngược đãi trẻ em trên báo chí Việt
Nam, loạt bài “Ăn bám trẻ em” của
tờ Tuổi Trẻ khiến công chúng
phẫn nộ.
Người ta không chỉ lên án những
kẻ đang “ăn bám trẻ em” mà còn chỉ trích
chính quyền hết sức gay gắt.
Ngày 2 tháng 7, tờ Tuổi Trẻ trích đăng ý
kiến của một số
độc giả về vấn
đề này. Độc giả nào cũng yêu
cầu chính quyền phải quan tâm và
giải quyết thực trạng
đó.
Tình trạng trẻ em ăn xin nuôi người
lớn đã tốn không biết bao nhiêu
giấy mực của báo chí nhưng
rồi đâu vẫn hoàn đấy!
Bà Nguyễn Ngọc Hà
Bà Nguyễn Ngọc Hà, một
độc giả viết: “Tình
trạng trẻ em ăn xin nuôi
người lớn đã tốn
không biết bao nhiêu giấy
mực của báo chí
nhưng rồi đâu vẫn
hoàn đấy! Việt Nam đã ký vào Công
ước quốc tế
về quyền trẻ em!..
Phóng viên đã theo chân các em, từ những
em quỳ giữa trưa
nắng đến những em
lầm lũi kiếm sống
thâu đêm. Vậy lực
lượng công an, đoàn thể,... sao không
theo chân các em để truy bắt
những kẻ chăn
dắt?”.
Và cũng giống như nhiều
lần trước, chỉ đến khi
dư luận xã hội trở thành
ồn ào, đòi truy cứu trách nhiệm, các
cơ quan hữu trách mới chịu
để mắt tới vấn
nạn.
Kiên quyết xử lý…
Sau loạt bài vừa kể, đầu
tháng 7, UBND TP.HCM ban hành một công văn, yêu
cầu các sở, ngành, địa
phương làm rõ và kiên quyết xử lý tình
trạng chăn dắt, hành hạ,
buộc trẻ em phải đi ăn xin...
Riêng Sở Lao động – Thương binh – Xã
hội được yêu cầu phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra kế
hoạch giải quyết tình trạng
người lang thang ăn xin, sinh sống nơi
công cộng trên địa bàn TP.HCM.
Theo blogger Mắt Việt, nhờ
vậy, hôm 6 tháng 7, đề tài người lang
thang, ăn xin “trở thành đề tài lớn trong
buổi họp giao ban của Sở Lao
động - Thương binh - Xã hội TP.HCM
với Phòng Lao động - Thương binh - Xã
hội các quận huyện”.
Kể về cuộc họp
ấy, blogger Mắt Việt nêu
thắc mắc, báo chí chỉ là cơ
quan thông tin nhưng thật lạ lùng là hàng
loạt sự việc lớn
nhỏ trong xã hội, nhiều
người thấy như: tiêu cực
trong sử dụng ngân sách, chiếm
dụng đất công, mãi lộ trên
đường, hành hung dân chúng,... nhưng các
cơ quan chức năng không biết,
chỉ đến khi báo chí lên tiếng thì các
cơ quan này mới thấy và mới
có các “chỉ đạo làm rõ, báo cáo”.
Đáng lưu ý là theo blogger Mắt Việt,
qua cuộc họp vừa kể, ngành
Lao động - Thương binh - Xã hội
ở TP.HCM quyết định sẽ
thực hiện một cuộc
vận động đề dân chúng thành
phố này “Nói không với ăn xin”, giống
như cuộc vận động “Nói không
với ma tuý” mà TP.HCM đã từng thực
hiện, nhằm giải quyết
triệt để vấn nạn
người lang thang, xin ăn.
Người ăn xin là người nghèo và bởi
nghèo họ đành phải chấp nhận
hèn. Phải chăng vì họ quá nghèo hèn nên chúng ta có
thể tự cho mình quyền coi họ
như tội phạm?
blogger Mắt Việt
Blogger Mắt Việt thuật
rằng, nghe xong, anh nổi cơn
bất nhẫn và suýt chút nữa buông
tiếng chửi thề.
Mắt Việt giải thích lý do
khiến anh cảm thấy bất
nhẫn: Ăn xin, khác hẳn ma tuý. Đó không
phải là hành vi vi phạm pháp luật. Đó là
một vấn đề xã hội mà chúng
ta phải giải quyết bằng cách
hỗ trợ công ăn việc làm, tạo
điều kiện cho họ vươn lên
thay vì phải chấp nhận cảnh
ngửa tay xin từng đồng bố
thí.
Xin hãy nhớ rằng, không cứ
ở Việt Nam, mà bất kỳ đâu trên
thế giới, người ta đi xin ăn
chỉ khi cùng cực bất đắc dĩ.
Người ăn xin không phải tội
phạm để chúng ta "say NO". Người ăn xin
là người nghèo và bởi nghèo họ đành
phải chấp nhận hèn. Phải
chăng vì họ quá nghèo hèn nên chúng ta có thể
tự cho mình quyền coi họ như
tội phạm?
Dẫn một ý trong bài hát “Một
buổi sáng mùa Xuân” của Trịnh Công
Sơn: “Bài học về yêu
thương trên giấy mới. Sao hôm nay nét
mực đã phai?” Mắt Việt nêu
tiếp một thắc mắc khác: “Đâu
rồi truyền thống lá rách, lá lành? Đâu
rồi tinh thần tương thân
tương ái?” và “Thường ngày lang thang trên
phố, dọc đường tác nghiệp,
những lúc thảnh thơi... tôi
vẫn hay gặp người ăn xin.
Nhìn họ, điều tôi nghĩ đến
trước tiên không phải là cho tiền hay
không mà là ai hoặc cái gì đã đẩy họ
đến lựa chọn cuối cùng
ấy. Khi mỗi ngày trôi qua, nhìn thấy
nhiều người ăn xin hơn, tôi
buộc phải tin rằng, đang có
những bất ổn nào đó, ở
những nơi nào đó bởi chắc
chắn không dưng mà người ta
lại đi xin ăn...
Nếu có cuộc vận động ‘Nói
không với người ăn xin”, với
tư cách một cử tri, tôi sẽ
bỏ phiếu phản đối... Không
có trại tế bần. Không có nhà
ở cho người vô gia cư. Không có
trợ cấp xã hội. Không gì
cả.
Thế thì cái ‘mục tiêu đến năm 2010
cơ bản không còn người ăn xin’
sẽ chỉ là chuyện nói nghe
chơi cho vui, cho đẹp báo cáo, hoàn toàn không
khả thi. Hơn 30 năm qua ta đã không thể
giúp người đói có cơm, người rách có áo,
người cày có ruộng... để họ
khỏi phải đi ăn xin thì dựa trên cái gì
chúng ta có thể giải quyết
dứt điểm tình trạng trong
gần nửa năm còn lại?”.
Văn hóa miệt thị?
Dự định thực hiện
cuộc vận động “Nói không với
ăn xin” của Sở Lao động -
Thương binh - Xã hội TP.HCM chẳng
phải là bằng chứng duy nhất,
thể hiện sự rẻ rúng con
người của hệ thống
cầm quyền tại Việt Nam, dù
rằng, trong một quốc gia theo
thể chế cộng sản,
rẻ rúng người nghèo là điều
hết sức bất thường,
bởi không phải ngẫu nhiên mà các
cuộc cách mạng nhằm xây dựng
chủ nghĩa xã hội đều được
gọi là cách mạng vô sản.
Khi phát động các cuộc cách mạng vô
sản người ta luôn bảo nó vì
người nghèo để lôi kéo người nghèo tham
gia cách mạng. Rẻ rúng người nghèo có
khác gì bội tín?
Sự rẻ rúng thật ra không
chỉ với riêng người nghèo.
Hồi tháng 8 năm ngoái, sau cái chết của
nhà văn Sơn Nam, blogger Trục Nhật Phi có
một bài viết với tựa
đề “Bậc lương của
Sơn Nam”.
Sau khi Sơn Nam qua đời, thân nhân và thân
hữu của ông đã phải đưa
Sơn Nam về Bình Dương chôn
cất, vì bậc lương của ông
“không đủ tiêu chuẩn” để an táng
tại Nghĩa trang TP.HCM. Blogger Trục Nhật
Phi giải thích:
"Nói tắt một câu là chức
vụ, mức lương, danh hiệu,
huân chương, huy hiệu và nhất là quan
hệ của một người quy
định việc y được ai đứng ra
chôn, ai đọc điếu văn, vân vân…"
Sự cống hiến thật
sự của cá nhân bị đặt
dưới tất cả những
thứ ấy hay thậm chí không
cần đặt ra, nên cái chết nhỏ
hơn lễ tang, còn tình người
thấp hơn nghi thức. Vụ Cao
Xuân Hạo (một giáo sư nổi
tiếng, có nhiều cống hiến
cho ngành ngôn ngũ học) là một bằng
chứng.
Với não trạng như thế
“xây dựng xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh” khác gì lời quảng cáo
một vở hài kịch rẻ
tiền?
blogger Đồng Phụng
Việt
Cũng từ thực tế đó, Trục
Nhật Phi nhận xét: Nói ra thì giống
như vô lễ chứ nhiều nhà lãnh
đạo quốc gia hiện nay mà
chết đi thì chỉ sau năm ba năm có khi
chẳng ai buồn nhắc tới
nữa đâu, chứ Sơn Nam thì khác
đấy. Hệ thống hành chính
phải phục vụ quyền
lực chính trị, nhưng quyền
lực chính trị phải tôn vinh các giá
trị văn hóa chứ.
Cùng bàn đến các giá trị văn hóa, một
blogger lấy nick name là Đồng Phụng
Việt từng viết thế này:
“Một trong những giá trị
tối thượng, chứng minh có văn hóa là tôn
trọng con người nhưng chỉ
cần nghe lối chính quyền
đương nhiệm gọi đồng bào
của mình thì có thể thấy họ
khinh miệt tất cả mọi
người, bất kể sang hèn, giàu nghèo, có
học hay thất học.
Có chính quyền tư sản nào dám xem con
người như súc vật để tuyên
bố sẽ “cải tạo
nhận thức” hoặc xem nhân
phẩm con người như đồ
vật để đòi “phục hồi nhân
phẩm”?
Bởi nhìn những người khốn
cùng như rác nên họ mới thản
nhiên mở các “chiến dịch thu gom”
người ăn xin, trẻ lang thang. Lối
gọi, cách xưng hô chứng minh não
trạng. Với não trạng như
thế “xây dựng xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh” khác gì lời
quảng cáo một vở hài kịch
rẻ tiền?”