Cuộc khủng hỏang kinh tế đã bộc lộ những mắt xích yếu nhất của nền kinh tế
Việt Nam. Nhiều chuyên gia đưa ra lời cảnh báo thảm họa diệt vong nếu khu vực
nông thôn tiếp tục bị bỏ quên.
AFP PHOTO
Vào WTO, Việt Nam đã chính thức hội nhập kinh tế với thế
giới từ vài năm nay nhưng nông thôn vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Thực trạng nông thôn
Chưa bao giờ công luận
Việt Nam đề cập nhiều
như vậy về thực
trạng nông thôn Việt Nam. Các chuyên gia đã phân tích
rạch ròi về sự kiện nông dân
và cư dân nông thôn bị đối
xử bất bình đẳng trong suốt
quá trình đổi mới từ năm 1986 cho
tới nay.
Chuyên gia tài chánh cao cấp Bùi Kiến Thành, trong
cuộc hội thảo mệnh danh tìm
kiếmcơ hội và
giải pháp trong thời kỳ hậu suy thoái
kinh tế, tổ chức vào ngày 4/7
vừa qua ở Hà Nội, đã ví von khu
vực nông thôn như một hậu
phương lớn và cũng là chiến
trường lớn.
Ông cho rằng dân số Việt Nam
hơn 80 triệu người với 70%
sinh sống ở nông thôn, thì đây vừa là
lợi thế vừa là trách nhiệm
lớn của nhà nước.
Vị chuyên gia Việt Kiều
nhiều kinh nghiệm nhấn mạnh
rằng, nếu chính phủ Việt Nam
không có chính sách và quyết tâm xây dựng nông thôn
để làm hậu thuẫn và căn bản
cho phát triển thì Việt Nam có nguy cơ
bị tụt hậu, thậm chí
bị thôn tính.
Một nhà nghiên cứu chính sách của
chính phủ, TS Đặng Kim Sơn
Viện trưởng Viện chính sách và
chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn nói rằng, quá trình thu
hẹp khoảng cách đời sống
giữa nông thôn và thành thị đã diễn ra
quá chậm chạp, quyết tâm và mong
muốn của chính phủ là rõ,
nhưng giải pháp để thực
hiện được thì không dễ dàng.
TS Đặng Kim Sơn tiếp lời:
“Người nông dân Việt
Nam với tỷ lệ
đất đai rất thấp,
qui mô nông trại của
Việt nam chỉ khỏang
0,6 ha, thấp hơn rất
nhiều so với các
nứơc khác trên thế
giới. Các nước ở
châu Á cũng phải từ 2
đến 3 ha, các châu Âu thì vài chục ha,
còn Bắc Mỹ là vài trăm ha,
ở Canada và Úc thì vài ngàn ha.
Như vậy điểm
khởi đầu của
Việt Nam rất thấp,
trong khi đó hầu hết các
nứơc mức độ
trợ cấp cho nông
nghiệp thấp nhất là
30% nhưở các nứơc
công nghiệp phát triển, còn
ở các nứơc trợ
cấp cao thì lên tới 60-70%, còn
ở Việt Nam hầu
như không có gì, ngân sách nhà nứơc có
muốn cũng chưa đủ
sức đầu tư
trở lại cho nông
nghiệp.”
Nhiều nghịch lý
Sự nghèo khó của nông thôn thể
hiện rất rõ, nhiều hộ nông
dân trồng lúa mà không đủ gạo ăn cho
cả nhà, trong khi mỗi năm Việt Nam
xuất khẩu trên dứơi 5 triệu
tấn gạo, năm 2008 chỉ riêng
xuất khẩu gạo đã thu về 2
tỷ 800 triệu đô la.
Sự đói nghèo ở thôn quê thể
hiện qua việc cả triệu thanh
niên con em nông dân phải bỏ đồng
ruộng ra đô thị làm công nhân, để có
thể tự túc cho bản thân hoặc
giúp đỡ chút ít cho gia đình.
Một nông dân đồng bằng sông
Cửu Long mô tả đời sống khó
khăn ở vùng quê: “Đa số bà con
mỗi hộ chỉ canh tác
trên1 ha đất đây là số
nhiều. Những hộ có
ruộng dưới 1 ha thì con cái
họ phải đi làm thuê làm
muớn cho những ngừơi
nhiều đất, số khác
phải đi xứ khác.
Nhưng nói chung nông dân vẫn
phải bám lấy đất mà
sống, bỏ ruộng đâu
biết làm gì.”
Các chuyên gia như ông Bùi Kiến Thành
ở Hà Nội, kêu gọi chính phủ
đáp ứng tới nơi tới
chốn những gì nông nghiệp
cần, nông thôn cần.
Góp ý trong một cuộc hội
thảo tổ chức ở
thủ đô hồi đầu tháng 7, ông Thành
nhấn mạnh tới việc
phải tạo điều kiện
để 70% dân số là nông dân nông thôn có
cuộc sống tốt đẹp
hơn, bằng cách tạo cho nông thôn có
được lợi thế phát triển, qua
những chính sách tín dụng, tài chính thích
hợp, ngừơi nông dân phải
được hỗ trợ giống
tốt, thủy lợi tốt và
hạ tầng cơ sở
tốt.
Làm tới nơi tới chốn cho
nông nghiệp nông thôn quả là một nhu
cầu cấp bách, chẳng hạn
hơn 20 năm sau đổi mới máy móc
phục vụ nông nghiệp ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long chỉ
đáp ứng 15% nhu cầu, công nghệ sau thu
họach còn yếu kém gây thất thoát
lớn sau mỗi vụ thu họach.
Đầu vụ thì lúa giống đạt
tiêu chuẩn chì đủ cung cấp 30% nhu
cầu.
Một thí dụ khác, thủy lợi
từng là một trong những vấn
đề được các chuyên gia nhiều
lần đề cập. TS Phạm Văn
Dư, Cục Phó Cục Trồng
Trọt nhận định:
“Đồng bằng sông
Cửu Long và miền Nam nói chung còn
vấn đề đặc
biệt là thuỷ lợi,
đây là sự giới hạn
nước trong sản xuất.
Để bà con nông dân có thể gieo
sạ đúng thời hạn thì
cần đặc biệt chú
trọng thủy lợi.”
Nguy cơ bất ổn
Sau hai thập niên đổi mới,
đời sống cư dân thành thị
tiến lên phiá trước khá nhanh, nhưng
ngược lại vùng nông thôn qui tụ 70% dân
số cả nứơc, nơi đóng góp 20%
giá trị tổng sản phẩm
nội địa GDP, lại không có sự
tiến bộ đáng kể.
Các thống kê chính thức cho thấy
mức tăng thu nhập trung bình của
cư dân thành thị cao gấp hai
lần mức tăng thu nhập trung bình
của nông dân.
Những năm mới thống nhất
đất nước, bộ máy tuyên
truyền của chính phủ đã phổ
biến tộng rãi ở Saigon bộ
phim Pháp mang tựa ‘Người Nông Dân Nổi
Giận’ mô tả sự bất công
đối với nông dân thời xa
xưa.
Bây giờ hơn 30 năm sau, nhiều nông dân
và cư dân nông thôn cũng đầy ắp
bất bình về sự chênh lệch
đời sống giữa nông thôn và đô
thị.
Các chuyên gia nói rằng, không phải Nhà
nứơc không thấy hết những
vấn đề trọng yếu
như vậy, nhưng trong cơ
chế chính trị xã hội ở
Việt Nam hiện nay, mọi sự
cải tổ đều diễn
tiến khá chậm chạp.