Thứ Sáu, 2024-11-22, 10:50 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 23 » Tranh chấp đất đai tại Tam Tòa Đồng Hới
8:03 AM
Tranh chấp đất đai tại Tam Tòa Đồng Hới

2009-07-22

Phía cơ quan chức năng nói gì và nguyên cớ tại sao lại xảy ra vụ việc công an đến phá tan nhà tạm do giáo dân dựng lên, rồi đánh đập và bắt đi gần 20 giáo dân?

Courtesy Vietcatholic

Di tích nhá thờ Tam Tòa nay trở thành chứng tích của tội ác Đế quốc Mỹ.

 

 

Đánh đập bắt bớ chủ trương của công an?

Như trình bày của các linh mục thì chúng tôi liên lạc với Ban Tôn giáo Tỉnh Quảng Bình để hỏi thăm thông tin về nhu cầu của giáo dân công giáo và cách thức giải quyết của cơ quan chức năng, thì ông Phó Ban Tôn giáo Tỉnh Quảng Bình cho biết:

Tôi mới về nên không nắm sự việc.

Liên lạc với công an tỉnh Quảng Bình, thì nhân viên trực tại đó cho hay là cấp lãnh đạo bận họp và bản thân nhân viên thì không hay biết gì về tình hình xảy ra tại thành phố Đồng Hới, dù rằng Cơ quan Công an tỉnh cũng đóng tại thành phố này:

 

 

Liên lạc với công an tỉnh Quảng Bình, thì nhân viên trực tại đó cho hay là cấp lãnh đạo bận họp và bản thân nhân viên thì không hay biết gì về tình hình xảy ra tại thành phố Đồng Hới, dù rằng Cơ quan Công an tỉnh cũng đóng tại thành phố này

 

 

 

Bọn em là lính nên chưa nghe thông tin trên địa bàn, anh liên lạc lãnh đạo; nhưng lãnh đạo đang họp.

Tuy nhiên vì sao lại xảy ra cớ sự đến nỗi cơ quan chức năng phải huy động lực lượng đến bắt gần 20 giáo dân, trong đó có cả hai thiếu niên, rồi đánh đập nhiều người khác, phá sập ngôi nhà tạm giáo dân dựng lên cũng như tịch thu hết mọi vật liệu xây nhà tạm, thu giữ máy quay phim, chụp ảnh của những người giáo dân ghi lại hình ảnh của sự việc.

Ngày nay, du khách đến thành phố Đồng Hới khi đi ngang đường Nguyễn Du, dọc bờ sông Nhật Lệ đều có thể thấy phế tích của ngôi nhà thờ rất rõ nét. Đó là thánh đường của giáo xứ Tam Tòa trước đây.Dừng lại thì du khách thấy một bản đề rất rõ đó là một ‘chứng tích của tội ác Đế quốc Mỹ’.

 

 

Ngày nay, du khách đến thành phố Đồng Hới khi đi ngang đường Nguyễn Du, dọc bờ sông Nhật Lệ đều có thể thấy phế tích của ngôi nhà thờ rất rõ nét. Đó là thánh đường của giáo xứ Tam Tòa trước đây.Dừng lại thì du khách thấy một bản đề rất rõ đó là một ‘chứng tích của tội ác Đế quốc Mỹ’

 

 

Lịch sử ghi lại thì ngôi thánh đường bị bom Mỹ tàn phá vào năm 1968, trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975. Chiến tranh cũng buộc các giáo dân xưa kia của giáo xứ Tam Tòa ly tán. Hồi năm 1954 hầu hết giáo dân Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng và lập nên một giáo xứ cùng tên tại Đà Nẵng.

Sau năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, và cuộc sống dần dần ổn định trở lại, Đồng Hới cũng hồi sinh với nhiều người dân trở về, cũng như di dân đến sinh sống.

Di tích nhà thờ hay “Chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ”

Trong số đó có giáo dân Công giáo và những người từng là gốc giáo xứ Tam Tòa gốc. Linh Mục Phạm Đình Phùng trình bày tiến trình yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho giáo dân Tam Tòa tại Đồng Hới:

Từ năm 97 khi Tổng giám mục giáo phận Huế nhờ Giáo phận Vinh cử linh mục vào giúp. Nhưng lúc đó vào giúp một cách kín thôi vì chính quyền không nhất trí. Năm 2006, Ban tôn giáo chính phủ yêu cầu giáo phận Huế phải bàn giao cho giáo phận Vinh thì mới cho linh mục vào làm mục vụ.Ngày 15 tháng 5 năm  2005 hai giám mục theo yêu của UBND tỉnh Quảng Bình gặp nhau tại ủy ban tỉnh Quảng Bình ký bàn giao sự quản lý về mặt đạo.

Sau đó chúng tôi có đề nghị tái lập lại giáo xứ Tam Tòa tại nhà thờ bị bom phá; lúc đầu thì chính quyền nói tại Đồng Hới không có giáo dân, nhưng sau đó chúng tôi đưa ra giáo dân gồn 600 tin hữu, và sau đó có thêm nhiều người nhập cư làm ăn và sinh viên nên số giáo dân lên đến 1000.

 

 

Chúng tôi đề nghị phải được làm lễ trên nền nhà thờ cũ; sau đó thì đức giám mục và cha tổng đại diện cũng vào làm lễ tại đó mấy lần. Vừa rồi tỉnh Quảng Bình nói nên để phần đất đó để làm di tích chiến tranh

 

 

Sau đó chính quyền thừa nhận có người có đạo sau đó mới tòa giám mục vào và nhất trí cho làm lễ nhưng chỉ cho làm lể Noel thôi; nhưng chúng tôi vẫn phải làm liều và sau đó thì họ cho làm lễ tại một nhà dân; nhưng rồi số giáo dân đông lên nên không thể làm lễ tại nhà giáo dân đó.

Chúng tôi đề nghị phải được làm lễ trên nền nhà thờ cũ; sau đó thì đức giám mục và cha tổng đại diện cũng vào làm lễ tại đó mấy lần.

Vừa rồi tỉnh Quảng Bình nói nên để phần đất đó để làm di tích chiến tranh, còn nếu tòa giám mục muốn phần đất nào thì họ sẽ cấp cho nơi đẹp nhất, thuận lợi; Tòa giám mục có đề nghị một số lần mà họ không trả lời, nhưng sau đó thì họ chỉ cho 5 phần đất nhưng rất xa có muốn xây nhà thờ cũng không xây được vì quá xa thành phố.

 

 

Vừa rồi thì Cha Lê Thanh Hồng phụ trách giáo xứ đề nghị xây dựng một lán trại để làm lễ tạm nhưng khi công việc gần xong thì công an đến phá, rồi đánh đập giáo dân một số bị trọng thương và bắt đi.

 

 

 

Vừa rồi thì Cha Lê Thanh Hồng phụ trách giáo xứ đề nghị xây dựng một lán trại để làm lễ tạm nhưng khi công việc gần xong thì công an đến phá, rồi đánh đập giáo dân một số bị trọng thương và bắt đi.

Khác với một số nơi khác, cơ sở thờ tự trong hay sau chiến tranh bị chuyển mục đích sử dụng biến thành một nơi hoàn toàn khác; trong khi khu đất nhà thờ Tam Tòa vẫn còn hiện diện một mặt tiền nhà thờ và gác chuông dù bị bom đạn tàn phá.

Và nay người giáo dân trở về muốn được phục hồi cơ sở ấy cho nhu cầu tâm linh của họ; và điều đó được họ cho là không hề trái với hiến pháp, cũng như Pháp lệnh Tự do Tín ngưỡng mà chính quyền Việt Nam ban hành.

Views: 760 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0