Chủ Nhật, 2024-12-22, 5:16 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 23 » Lệnh cấm đánh cá và vấn đề bi kịch của công
8:51 AM
Lệnh cấm đánh cá và vấn đề bi kịch của công


22/07/2009

Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là “tragedy of the commons” – tạm dịch là ‘bi kịch của công”. Đại ý là các nguồn tài nguyên hoặc các tài sản mà chủ sở hữu không được xác định rõ ràng thì thường xảy ra bi kịch bị khai thác hoặc sử dụng bừa bãi.

hí dụ các khu vườn hoa hay công viên ở Việt Nam là một thứ của công hay của chùa. Mọi người có thể cùng thưởng thức vẻ đẹp của các khu cảnh quan này. Thế nhưng nếu không được canh gác tốt thì thể nào cũng có người tìm cách ăn trộm để khuân về nhà. Thậm chí có người gác nhưng vẫn bị ăn trộm như thường. Sự kiện phố hoa ở Hà Nội bị phá nát chỉ sau hai ngày trưng bày (hồi cuối năm 2007) là một thí dụ.

Hay trường hợp sông Mê kông là một thí dụ rất gần gũi với Việt Nam. Con sông này kéo dài qua nhiều nước. Trung Quốc là một nước thượng nguồn và đang tìm cách ngăn dòng chảy để làm thủy điện, mặc cho các nước ở hạ nguồn như Việt Nam phải chịu đủ mọi thứ khổ nạn từ sự biến đổi dòng chảy và lưu lượng nước cũng như sự giảm sút các nguồn lợi thủy sản.

San luong danh bat hai san


Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK và Pacific Rim Fisheries.

Vấn đề khai thác hải sản ở Biển Đông cũng trong tình trạng như vậy. Biển Đông là một vùng biển đang bị tranh chấp. Vì thế, nguồn lợi hải sản ở đây có thể tạm coi như chẳng thuộc về ai. Từ chỗ đó, việc các quốc gia tìm cách tận thu nguồn lợi này là điều dễ hiểu.

Thí dụ sản lượng khai thác hải sản ở Biển Đông của Việt Nam đều tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 1998 Việt Nam chỉ khai thác được 1 triệu 357 ngàn tấn thì tới năm 2007 chúng ta đã khai thác được 2 triệu 63 ngàn tấn, tăng 52% trong vòng 10 năm (số liệu của Tổng cục Thống kê ).

Tuy nhiên, sản lượng này cũng không thấm tháp gì so với sản lượng người Trung Quốc khai thác được ở Biển Đông.

Theo số liệu của Pacific Rim Fisheries , tính riêng trong năm 2000 Trung Quốc đã khai thác được 3 triệu 513 ngàn tấn, gấp hơn 2 lần sản lượng khai thác của Việt Nam trong cùng năm.

Gần đây có vẻ như Trung Quốc muốn tìm cách bảo tồn nguồn cá ở Biển Đông, hay ít ra là họ thể hiện ra bên ngoài như vậy. Trung Quốc tuyên bố ban hành lệnh cấm đánh cá vào mùa hè ở Biển Đông .

Đây là một quyết định đơn phương của Trung Quốc. Quyết định này không hề có sự hội ý của các nước khác như Việt Nam hay Philippines. Trên thực tế, cả Việt Nam và Philippines đều phản đối quyết định này.

Tạm không bàn đến việc sử dụng bạo lực đối với ngư dân các nước lân cận như đâm chìm tàu đánh cá, bắn giết hay bắt cóc rồi đòi tiền chuộc của Trung Quốc thì việc bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi hải sản ở Biển Đông là việc làm chính đáng.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc ngang nhiên ban hành lệnh cấm đánh cá, áp dụng cho ngư dân tất cả các nước quanh vùng mà không cần có sự tham gia hội ý của các nước này là một việc làm ngang ngược. Trong khi vùng biển này đang còn bị tranh chấp, một động thái như vậy có thể nói là mang tính khiêu khích rất lớn.

Lý do nào khiến Trung Quốc làm như vậy? Có nhiều cách hiểu khác nhau: Thứ nhất, Trung Quốc có thể muốn dò xét thái độ các nước lân bang bằng một hành vi khiêu khích.

Thứ hai, Trung Quốc có thể đã thực sự cảm thấy họ đủ mạnh để hiện thực hóa chủ quyền mà họ tuyên bố từ lâu nay trên Biển Đông. Khi Trung Quốc đã thực sự coi Biển Đông là của mình, đương nhiên họ muốn tổ chức khai thác lại theo hướng khai thác bền vững. Kinh tế học gọi khái niệm này là internalize (nội bộ hóa) nguồn tài nguyên vốn trước đây là của chùa. Khi nguồn tài nguyên đã được nội bộ hóa, thì chủ sở hữu nguồn tài nguyên này sẽ không muốn khai thác nó bừa bãi như trước.

Thứ ba, có thể cả hai lý do trên đều sai. Đơn giản có thể chỉ vì Trung Quốc nhận thấy các quốc gia khác như Việt Nam hay Philippines đang tăng cường khai thác một cách bừa bãi nguồn lợi ở Biển Đông, và vì thế họ nhận thấy cần phải ra tay hành động. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì giải pháp phải là hội đàm và thỏa thuận hạn chế khai thác giữa các nước chứ không phải là một hành động đơn phương như Trung Quốc đã làm.

Category: Chính trị | Views: 952 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 11
Khách: 11
Thành Viên: 0