Thứ Bảy, 2024-11-23, 6:58 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 25 » Thấy gì qua những hiện tượng?
9:11 PM
Thấy gì qua những hiện tượng?

Nguyễn Dư

Chống tham nhũng bằng những hình luật chắp vá mà không có tự do dân chủ và tự do ngôn luận là điều không thể và chắc chắn sẽ không thành công; về lâu về dài sẽ phá hủy đạo đức dân tộc; tạo khoảng cách bất công giữa giàu nghèo ngày càng lớn dần rồi sẽ đi đến một xã hội mất ổn định. Tham nhũng đôi khi xảy ra như một hiện tượng. Hiện tượng mà đem luật pháp để chống là việc làm không tưởng! Đừng trông mong học tập đơn thuần theo gương ông Hồ; cải cách giáo giục; bắt bớ; kềm kẹp là xã hội sẽ đi vào nề nếp! Khẳng định trăm lần không, ngàn lần không đạt được kết quả khi mà đồng thời luật lệ còn tùy nghi lạm dụng.

Những vụ tham nhũng từ xã, huyện, tỉnh về đất đai; những vụ ăn vặt tiền cứu trợ; lập những chứng từ giả để ăn chận từ trung ương tới điạ phương xảy ra đã quá thường xuyên. Có những vụ dễ kiểm chứng, còn có những vụ nhìn thấy chỉ qua hiện tượng. Qua thời gian, kinh nghiệm càng ngày càng tinh vi, bọn tham nhũng sẽ tiếp tục thao túng mà không ai có thể biết và làm gì được.

Những vợ chồng cán bộ bình thường, với đồng lương vừa phải, thế mà có tiền của, nhà lầu xe hơi, con cái đi nước ngoài du học, cuộc sống rất là ung dung. Có những người sống rất kín kẽ như ông Lê Khả Phiêu, nếu không có sự tiết lộ qua những hình ảnh thì người ta cứ tin tưởng qua cuốn sách “Mênh Mông Tình Dân” rằng ông là người liêm khiết! Biết đâu rằng những hình ảnh đó chỉ là mặt nổi khiêm nhường; sau lưng ông còn có một gia tài kết xù hơn thế nữa! Lòng tham của con người là cái túi không đáy mà! Tiền ở đâu ra thế? Đó chính là hiện tượng từ đồng tiền tham nhũng bằng nhiều kiểu, nhiều cách, tự người ta dâng đến ông (không có “dấu tay”) chứ không thể là do đồng lương mà có được.

Những vụ tham nhũng lớn tầm cỡ quốc gia như vụ PMU18, nếu không ai phát giác qua vụ cá độ bóng đá thì sao? Rồi người ta cũng có thể nghĩ rằng số tiền lớn đó không những chỉ do lập chứng từ khống, rút ruột công trình không thôi mà chính là do kết hợp với số tiền từ bán thầu. Nếu không mua thầu thì tại sao người ta cùng đồng lõa khi kiểm tra, cho rằng “không có biểu hiện tham nhũng từ rút ruột công trình”. Có thể thấy rằng vụ PMU18 là vụ ăn bẩn dây chuyền vụng về theo hệ thống cấu kết, bao che một phần của ngoại bang.

Qua vụ PMU18, chuyện của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người ta xử sự khôn khéo hơn. Từ sự việc trước, đẻ ra kinh nghiệm sau, tài sản sẽ được tẩu tán tinh vi, không ồn ào, bằng mọi cách lèo lách, rồi tội cũng sẽ nhẹ hơn.

Chuyện in tiền không trong sạch dính líu đến con trai ông Lê Đức Thuý, trước đây đã nhìn thấy qua hiện tượng, đến bây giờ người nước ngoài mới khui ra. Người dân sống bị kềm kẹp bởi những hình luật du côn, quái gở (điều 88 bộ luật hình sự, là một trong những nguyên nhân đem đến tệ nạn); chỉ biết ngậm ngùi cúi đầu nên cả một tập đoàn cầm quyền tha hồ thao túng.

Những hình ảnh ngư dân miền Trung làm uất nghẹn trong lòng muốn trào lên khóe mắt. Thế mà sao chính quyền lại dững dưng, miễn cưỡng phản ứng chỉ bằng những lời lẽ yếu ớt! Có thể trả lời một cách dễ dàng rằng vì họ đã bán nước, thu bằng tiền mặt qua “dự án Đông Dương” (chứ không phải như dự án xa lộ Đông-Tây) cho Trung Quốc.

Cuộc chiến giữ biên giới phía bắc, rồi cuộc chiến giữ đảo ở biển đông, xương máu người lính Việt Nam đã đổ, trong đó chắt chắn không có những ai là con em hay thân nhân của những người lãnh đạo trung ương. Những cuộc chiến đó, những người cầm đầu ở trung ương không mất mát gì, trái lại họ còn được vinh dự, sỉ diện của người lãnh đạo đảng; một chính quyền bảo vệ tổ quốc. Thế mà giờ đây danh dự, lãnh thổ (Bautxite) và lãnh hải quốc gia bị xâm lấn nghiêm trọng sao họ lại làm ngơ! Đây là một vụ ngây thơ về chính trị, họ tin tưởng vào lời hứa lúc ban đầu của người anh em láng giềng, tưởng rằng đàng hoàng, đứng đắn nhưng lại là tráo trở. Dễ thấy nhất qua những lời tuyên bố: Tình hữu nghị, hợp tác lâu dài, hướng tới tương lai… Cắm cọc móc biên giới chịu thiệt về phần Việt Nam, tưởng bao nhiêu thế đã đủ, người ta lạc quan tin tưởng rằng biên giới rạch ròi, tôn trọng lẫn nhau rồi sẽ ổn định, có thể hợp tác lâu dài và hướng tới tương lai. Nhưng không! Khi tiền “mua dự án” đã bỏ ra, người ta hành xử như người đã được sở hữu. Cá đã cắn câu rồi thì người anh em mới lật lọng. Bị đồng tiền sỏ mũi, người “bán thầu” xuôi tay. Đồng tiền đã nằm trong tay làm cho con người ta hèn yếu, nhũn ra, mất hết sức đề kháng. Bây giờ những người lãnh đạo trung ương đã nằm trên đe (của Trung Quốc) và dưới búa (của dân tộc Việt Nam). Chuyện đã rồi! Chỉ còn cách là lấp liếm, trấn áp người dân mình, nhận lãnh cái nhục với các nhà trí thức yêu nước và sự coi thường của người anh em phương bắc. Những lời chạy tội, viện lý do là tại mình yếu nên giải quyết trên vấn đề ngoại giao sao mà khó nghe quá! Ngoại giao phải bằng công ước quốc tế áp dụng về lãnh thổ và lãnh hải. Ngoại giao mềm mỏng có giới hạn nhất định. Ngoại giao không thể bằng cách năn nỉ. Ngoại giao kiểu gì kỳ vậy! Đè đầu dân mình để người ta lấn lướt, chứng tỏ cho người ta thấy rằng thiện chí hợp tác gọi là ngoại giao sao!?

Bắc thuộc sẽ tái diễn, không còn nghi ngờ gì nữa!
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 872 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 28
Khách: 28
Thành Viên: 0