Ngày
24/7/2009 tôi tham dự từ đầu đến cuối phiên tòa lưu động sơ
thẩm xét xử 15 nạn nhân bị truy tố về cái gọi là “gây rối
trật tự công cộng” tại Trung tâm văn hóa xã Túc Trưng, Định
Quán, Đồng Nai. Sau đây là một số nhận định về phiên tòa có
nhiều điều khuất tất này.
Cổng vào nơi xử án
Các nạn nhân trước tòa
Trước
hết là giờ khai mạc phiên tòa bị chậm lại hơn hai tiếng đồng
hồ nhưng không có một lời giải thích của HĐXX: lẽ ra bắt đầu
lúc 8g00 nhưng mãi đến 10g20 mới khai mạc. Cuối phiên tòa “bị
cáo” Trần Ngọc Lâm cho biết xe chở 15 nạn nhân bị tai nạn nhưng
may mắn thoát chết! Người dân cho hay chiếc xe tù này bị lật
trên đường đến nơi xử án, lúc đó khoảng 7g15 và cách nơi xử
án khoảng 6 km. Điều này cho thấy cách làm việc thiếu minh
bạch của tòa án huyện Định Quán khi không thông báo cho dân
biết nguyên nhân việc khai mạc trễ. Đáng trách hơn đó là sự vô
tâm của bà chủ tọa phiên tòa: các nạn nhân vừa bị tai nạn
lật xe, mình mẩy ê ẩm và đau đớn thế mà vẫn bị buộc phải
đứng rất lâu trong thời gian xử án, như thể những người khỏe
mạnh. Tại sao không để cho họ được ngồi? Đây chính là sự thể
hiện tính nhân đạo của toà án Việt Nam đó sao? Đúng là “khẩu
phật tâm xà”!
Hội đồng xét xử
Trong
phần thủ tục, khi luật sư Nguyễn Thị Dư thuộc đoàn luật sư TP.
HCM yêu cầu tòa triệu tập nhân chứng tên Hoàng Yến là người
có liên quan nhưng hiện nay vắng mặt trước tòa thì HĐXX cho
biết cơ quan điều tra đã triệu tập nhiều lần nhưng người này
vẫn không đến và hiện vắng mặt tại địa phương! Chẳng lẽ
nghiệp vụ của cơ quan điều tra công an huyện Định Quán kém đến
thế sao? Thế mà tòa còn ngụy biện một cách tinh vi rằng “sự
vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng tới phiên tòa”.
Phần
bào chữa của luật sư Nguyễn Thị Dư rất tuyệt vời. Những
người dân tham dự phiên tòa đều khen. Chị cho rằng trong vụ án
này HĐXX chỉ giải quyết “phần ngọn” mà quên đi “phần gốc”.
Nguyên nhân gây ra việc làm cho người dân bức xúc và dẫn đến
tụ tập đông người chính là việc CSGT Nguyễn Trường Giang đánh
bị thương Trần Ngọc Lâm. Nếu công an tiến hành lập biên bản vụ
việc va chạm giữa CSGT Giang và Lâm theo đề nghị của một số
người khi xảy ra sự việc (như bà Đặng Thị Huệ và những người
khác) thì chắc chắn sẽ không có việc người dân tụ tập lâu
giờ ngoài đường gây cản trở giao thông đến hơn hai tiếng mà
giờ đây họ phải bị khung hình phạt khá nặng theo khoản 2c,
điều 245 bộ luật hình sự là từ 2 đến 7 năm tù. Nếu không
giải quyết phần gốc thì quả là một thiệt thòi cho các bị
cáo ở đây. Luật sư Dư đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ vụ án và
yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung.
Luật sư Nguyễn Thị Dư là người ngồi giữa
Đáng
tiếc là bà Thẩm phán Phạm Thị Thanh Thủy, chủ tọa phiên tòa
không chấp nhận điều này. Bà cho rằng việc CSGT đánh người
được tách ra thành một vụ án khác. Đây là kiểu lập luận
“lấp liếm” và lợi dụng quyền Thẩm phán để lách luật. Khi
nào thì vụ án “CSGT đánh người” được khởi tố? Việc tách vụ
án của bà Thẩm phán Thủy là không thể chấp nhận được. Việc
CSGT đánh người xảy ra trước sao không được xét xử trước?
Nhiều người dân tham dự bày tỏ sự phẫn nộ khi nghe bà lập
luận: phiên tòa này chỉ xét xử tội ‘gây rối trật tự công
cộng’ của các bị cáo chứ không xét đến việc bị cáo Lâm có
bị CSGT Giang đánh bị thương hay không? Vậy chẳng lẽ nếu CSGT
giết chết một người dân, vì việc này nên những người chứng
kiến bức xúc đã tụ tập gây cản trở giao thông tương tự như vụ
này, thì bà cũng tách ra để chỉ xử “phần ngọn”, còn “phần
gốc” thì để “xử lý nội bộ” hay sao? Thật là bất công và vô
nhân đạo! Như thế mà vẫn cứ ngồi ở vị trí “cầm cân nẩy
mực”.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy, chủ tọa phiên tòa
Bà
Thủy còn đòi hỏi vô cùng ngớ ngẩn là nếu luật sư Dư cung cấp
cho bà những đoạn phim có cảnh Nguyễn Trường Giang đánh Trần
Ngọc Lâm thì HĐXX mới cứu xét! Chắc bà tưởng rằng Giang đánh
Lâm trong một khoảng thời gian đủ dài để có người đến quay
phim chụp hình hay sao? Khi CSGT đánh dân thì ai biết trước mà
quay phim chụp hình? Một thẩm phán như bà mà đòi hỏi điều đó
thì thật là… bó tay! Bà lập luận rằng trừ bà Huệ ra (nếu
có) thì không ai thấy CSGT đánh dân mà chỉ nghe nói; và các
bị cáo vì căn cứ vào một điều “không rõ thực hư” mà tụ tập
làm tắc nghẽn giao thông thì bị coi là vi phạm tội ‘gây rối
trật tự công cộng’. Chẳng lẽ bà Huệ nhìn thấy CSGT đánh dân
chưa đủ hay sao mà bà còn đòi hỏi gì nữa hỡi bà thẩm phán?
Về
phía các luật sư bào chữa, chỉ một mình Luật sư Dư thực hiện
vai trò bào chữa của mình cho thân chủ một cách xuất sắc,
đúng nghĩa chức năng của một luật sư. Ba luật sư còn lại là
Ngô Văn Dũng, Phan Mạnh Hoàng và Bùi Quang Vui đều chỉ làm một
công việc duy nhất là xin HĐXX giảm án cho các thân chủ của
mình vì lý do này lý do kia. Việc này các bị cáo còn lại
không mời luật sư đều có thể tự làm được, vì họ thực hiện
quyền bào chữa của họ chỉ để xin giảm án vì thế này thế
khác. Những người tham dự cảm thấy buồn cho ba luật sư tuy là
“phận trai” nhưng lại không bằng một luật sư nữ.
Nếu
xét xử một cách công tâm thì CSGT Nguyễn Trường Giang và các
đồng nghiệp cũng giữ vai trò “đồng phạm tích cực” khi để xảy
ra tình trạng dân chúng tụ tập đông gây cản trở giao thông
nghiêm trọng, vì họ có thể chủ động giải quyết được tình
trạng này nhưng đã không làm. CSGT mà không khai thông được xe
cộ ngay nơi họ đang làm nhiệm vụ thì trách nhiệm của họ tới
đâu trong vụ này? Chắc chắn không tránh khỏi “đồng phạm”.
Lương
tâm của bà Thẩm phán Phạm Thị Thu Thủy trong việc xét xử
ngày 24/7/2009 như thế nào sau vụ án này? Liệu bà có ăn ngon
ngủ yên được không khi đã đưa bà Đặng Thị Huệ vào tù với mức
án 2 năm chỉ vì bà Huệ là người nhìn thấy CSGT Nguyễn Trường
Giang đánh người dân đã yêu cầu lập biên bản vụ việc. Ai đã
chỉ đạo cho bà Thẩm phán đã chà đạp lên sự thật và sự lương
thiện của bà Huệ? Từ nay có lẽ không ai còn dám lên tiếng
trước những bất công trong xã hội nữa, để khỏi phải tù tội.
Gia đình bà Huệ không biết sẽ đi về đâu khi bị tước đi một lao
động chính là bà. Có lẽ hai đứa con thơ của bà Huệ sẽ khó
mà tha thứ cho sự bất lương của tòa án này.
Lương tâm
của CSGT Nguyễn Trường Giang và các đồng nghiệp ra sao? Họ có
cảm thấy hổ thẹn khi họ đã hứa trước tòa là nói sự thật?
Sự thật khách quan đó như thế nào thì chính lương tâm của họ
biết hơn ai hết. Họ đã làm gì để che đậy hành vi phạm tội
của mình để cho nhiều người vô tội phải vô tù?
5 CSGT làm “nhân chứng”, Nguyễn Trường Giang mặc áo thun màu nâu
Chính phiên tòa của lương tâm sẽ phán xét họ.
HIẾU MINH