Từ năm 2004, nhiều tàu đánh cá nhỏ của ngư phủ Việt Nam đã bị Hải quân Trung
Quốc bắt giữ, ngư dân thì bị bắn chết hoặc bị thương hay bị bắt đòi tiền
phạt.
Thân nhân của các ngư dân gặp nạn nóng lòng chờ đợi người
thân.
Đến đầu năm 2008 đã có những đợt tấn công lạ lùng
hơn, là trong đêm tối, nhiều chiếc “tàu lạ” đã đâm mạnh vào những chiếc tàu của
người Việt đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Truyền hình
Trung Quốc còn chiếu những đoạn phim cảnh sát biển Trung Quốc trang bị tối tân
áp chế những ngư dân Việt nam tay không tấc sắt, khiến họ phải lạy lục xin tha
mạng.
Trước tình hình ấy, người Việt hải ngoại nghĩ gì?
Hiền Vy hỏi ý một số người đang sinh sống tại nước ngoài nhưng luôn quan tâm đến
tình hình trong nước.
Hành động côn đồ
Trước hết là ý kiến của ông Nguyên, hiện đang định
cư tại Úc, về sự việc bắt giữ ngư phủ Việt Nam của Hải Quân Trung
Quốc:
“Hành động của Hải quân Trung Quốc đối với ngư
dân Việt Nam là của những tên côn đồ, hay gọi là hải tặc, hay là của bọn khủng
bố. Chúng ta có trách nhiệm là phải lên án mạnh mẽ và chống trả bằng mọi hình
thức. Điều mà đáng lên án hơn là; giữa 2 Đảng và 2 nhà nước của Việt Nam và
Trung Quốc họ luôn luôn khoe rằng tình đồng chí anh em rất là nồng nhiệt, thắm
thiết nhưng mà trong khi đó thì ở ngoài biển Đông thì ngư dân Việt Nam bị tàu
thuyền của chính những người đồng chí đó bắn giết, cướp bóc.”
… giữa 2 Đảng và 2 nhà nước của Việt Nam và Trung
Quốc họ luôn luôn khoe rằng tình đồng chí anh em rất là nồng nhiệt, thắm thiết
nhưng mà trong khi đó thì ở ngoài biển Đông thì ngư dân Việt Nam bị tàu thuyền
của chính những người đồng chí đó bắn giết, cướp bóc.
Ông Nguyên, Úc
Còn ông Khoa, đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã bày tỏ sự
bất mãn của mình:
“Tôi rất là căm phẫn và tức giận vì đó là hành
động ăn hiếp. Hành động đó là hành động rất đáng khinh bỉ, không xứng đáng là
một nước mà kinh tế và quân sự đang lên. Hành động đó là của hải tặc, chứ không
thể là của hải quân một nước lớn. Người đàng hoàng chỉ cần đuổi hay mời ngư phủ
Việt Nam ra khỏi vùng đó thôi chứ không cần phải cướp tàu, bắt người và đòi tiền
chuộc. Chúng ta cần phải đem việc này ra trước quốc tế.”
Và ông Quân hiện đang ở Tân Tây Lan cũng cùng ý
kiến:
“Trung Quốc ỷ mình là nước lớn có sức mạnh rồi ăn
hiếp nước nhỏ. Đó là một việc rất sai trái. Vấn đề Hoàng Sa hiện đang còn tranh
chấp thì đáng lý phải đưa ra Công pháp Quốc tế mà giải quyết, chứ không phải
nước lớn đi ăn hiếp nước nhỏ rồi đương nhiên bắt người trái phép, rồi đòi tiền
chuộc, thì đó là hành động côn đồ của bọn hải tặc”
Nhà nước khiếp nhược
Đề cập đến phản ứng rất ôn hòa của nhà nước Việt Nam
với Bắc Kinh, trước việc Trung Quốc đòi tiền để chuộc những ngư dân đang bị cầm
giữ, ông Quân cho rằng:
“Việt nam chịu ơn quá nhiều của Trung quốc thành
ra họ rất sợ Trung Quốc. Thái độ đó không phải là thái độ của ông cha ta từ mấy
ngàn năm đã không sợ Trung Quốc, và giữ vững được đất nước, và mang lại sự độc
lập cho đất nước. Nhà nước Việt nam đáng lý là phải đứng ra mà yêu cầu quốc tế
giúp đỡ hay ít ra cũng tự mình phản đối, triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để mà
phản đối thay vì nói sẽ đề đạt lên và yêu cầu Trung Quốc thông cảm, giải quyết
giùm cho. Sự sợ hãi đó là một điều thua thiệt cho người Việt mình và tỏ ra thái
độ rất là nhút nhát của chính phủ Việt Nam”
Nhà nước Việt nam đáng lý là phải đứng ra mà yêu cầu
quốc tế giúp đỡ hay ít ra cũng tự mình phản đối, triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến
để mà phản đối thay vì nói sẽ đề đạt lên và yêu cầu Trung Quốc thông cảm, giải
quyết giùm cho.
Ông Quân, Tân Tây
Lan
Ông Nguyên thì nói người Việt trong nước khó có thể
làm được gì để giúp những ngư dân phải ra khơi kiếm sống:
“Trên thế giới này có nhà nước nào nói là độc lập
tự chủ, mà lại khuyên ngư dân của mình là khi đi biển thì phải thường nên liên
lạc và tự bảo vệ cho nhau, và khi có gì xảy ra thì phải mau mau cứu lấy nhau…
Như vậy thì ngư dân chỉ có con đường hoặc là chết hay bị bắt khi ra biển mà
thôi.
Người dân trong nước chẳng có thể làm gì được vì
tay chưn họ bị trói và bị bịt miệng. Cái việc mà trong nước phải làm là chính
Đảng và nhà nước Việt Nam phải làm. Đảng và nhà nước Cộng Sản phải hy sinh cái
quyền độc tôn của mình để cho dân có quyền tự do mà phát biểu về việc chống lại
Trung Quốc.”
Ông Khoa lo ngại là nếu người Việt trong nước cũng
như tại hải ngoại không lên tiếng hay hành động lúc này thì Việt Nam có thể sẽ
trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương trong một tương lai không xa:
“Nhóm cầm quyền Hà Nội tỏ vẻ thờ ơ, không làm
tròn bổn phận của mình. Một nhóm cầm quyền mà không dám ra mặt bảo vệ tính mạng
và tài sản của nhân dân, của những người ngư phủ thì chính quyền đó không còn
chính danh nữa. Những người Việt Nam chúng ta cần phải đoàn kết lại để làm sao
cho đất nước có dân chủ và độc lập, chứ không thì hiểm họa Trung Cộng sẽ thành
sự thật, như năm 1949, họ đã ngang nhiên tràn vào Tân Cương, chiếm lãnh thổ của
Tân Cương cũng như họ đã tràn vào Tây Tạng, chiếm lãnh thổ Tây Tạng ngang xương
như vậy.”
Luôn hướng về quê hương
Khi được hỏi có dự định làm gì để giúp ngư dân Việt
trong tình huống này không, ông Quân cho biết:
Trên thế giới này có nhà nước nào nói là độc lập tự
chủ, mà lại khuyên ngư dân của mình là khi đi biển thì phải thường nên liên lạc
và tự bảo vệ cho nhau, và khi có gì xảy ra thì phải mau mau cứu lấy
nhau…
Ông Nguyên, Úc
“Tại Tân Tây Lan, một số anh em cùng nhau viết
một bản kiến nghị phản đối để gởi tòa đại sứ Trung Quốc và một bản khác để gửi
về Việt Nam, yêu cầu chính phủ Việt Nam, là trên cương vị của một quốc gia, phải
đứng ra để giúp đỡ đồng bào của mình đương bị Trung Quốc bắt và buộc phải chuộc
tiền. Nếu không làm gì hết thì đó là điều rất đau buồn cho đất nước mình. Tôi
nghĩ đây là một sỉ nhục cho nhà nước Việt Nam”
Và ông Nguyên thêm rằng:
“Chúng tôi là những người trước kia cùng đi du học
tại Tân Tây Lan. Chúng tôi cùng nhau làm 1 bản kiến nghị để phản đối chính quyền
Trung Quốc và trong đó cũng có phê phán Đảng và nhà nước Việt nam. Chúng tôi sẽ
gửi những văn bản này đến chính phủ Tân Tây Lan để xin sự hỗ trợ của chính phủ
Tân Tây Lan trong việc làm này và yêu cầu họ chuyển văn bản này đến chính phủ
trung ương tại Trung Quốc và tại Hà Nội để nói lên tiếng nói của chúng tôi là
những người Việt sống tại nước ngoài nhưng luôn luôn hướng về quê hương. Chúng
tôi thấy hành động của quân đội và hải quân Trung Quốc rất là bá quyền…”