Một
tuần lễ qua, các phương tiên truyền thông Việt Nam lại được huy động
vào để lên án giáo dân giáo xứ Tam Toà nói riêng và giáo phận Vinh nói
chung. Lập luận chính xoay quanh chuyện nhà thờ Tam Toà hiện nay là di
tích chiến tranh, mà giáo dân đã tự tiện xây dựng trái phép, nên đó là
việc làm sai trái đáng lên án, đáng trừng phạt.
Tôi thấy nhà
thờ Tam Toà đúng là một di tích chiến tranh.Vào năm 1968, Mỹ đã thả bom
làm đổ nát nhà thờ, hiện nay như chúng ta thấy chỉ còn mặt trước nhà
thờ và tháp chuông. Thả bom vào nhà thờ là một tội ác, vì theo quy ước
quốc tế, nhà thờ là khu vực phi quân sự, là nơi thường dân quy tụ, nhất
là những khi thời chiến, nhà thờ là nơi trú ẩn an toàn cho thường dân.
Có
một số nguồn tin cho biết sở dĩ có những trận oanh tạc vào nhà thờ như
thế là vì lúc đó, chiến sĩ nằm vùng đã biến nhà thờ thành cứ điểm chiến
tranh, đặt súng từ nhà thờ bắn ra. Điều này chính xác đến đâu, xin các
nhà sử học vào cuộc.
Nhưng nếu tội ác chiến tranh chỉ xảy ra
một lần và trong một thời gian, sự thiếu vắng các sinh hoạt tôn giáo
tại Tam Toà đã là một tội ác nghiêm trọng thì tình trạng hiện nay, một
nhà thờ sau 41 năm không được phục hồi là tình trạng gì?
Di tích hay bằng chứng không có tự do tôn giáo
Vừa rồi một bạn trẻ hỏi tôi:
- Lăng ông Hồ được gọi là di tích văn hoá thì có còn là lăng của ông Hồ nữa không?
Tôi đơn sơ trả lời,
- Tất nhiên vẫn là lăng ông Hồ.
Bạn ấy kết luận, như vậy nhà thờ Tam Toà có được phong hay được chọn là di tích chiến tranh thì vẫn là nhà thờ Tam Toà.
Lý luận thật đơn giản những xác đáng.
Khi
nhà nước cộng hoà XHCN VN nói nhà thờ Tam Toà là di tích chiến tranh,
mà không trao trả nhà thờ cho Giáo hội thì đó là lý gì? Ông Nguyễn Hồng
Dương, Viện trưởng viên nghiên cứu tôn giáo ở VN nói với đài BBC: “Một
nơi (Tam Toà) chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân
từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó
tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong
miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.'“ (BBC - 27.07.2009).
Như vậy theo ông công an tôn giáo này thì do
- một là nó đã đổ nát không còn gì,
- hai là dân hầu hết đã di cư, nên nhà nước đã quản lý.
Cả hai lý do đều bộc lộ tính chủ quan và áp đặt.
-
Nếu do bom Mỹ làm đổ nát thì đáng ra ngay sau đó can thiệp hổ trợ để
cộng đoàn giáo xứ Tam Toà xây lại, làm mới lại nhà thờ mới phải, mới
đúng là một nhà nước, một chính quyền vì dân và là của dân, nhưng đằng
này 41 năm vẫn không cho tái xây dựng nhà thờ, mặc dù giáo phận đã
nhiều năm và nhiều lần xin được tái thiết.
- Nói “hầu hết đã di
cư” thì có nghĩa là vẫn còn một số nhỏ giáo dân ở lại, họ là nhóm số
nhỏ, càng phải được chính quyền bảo vệ và nâng đỡ hơn, thì chính quyền
đó mới là chính quyền lãnh đạo giải phóng đất nước cho dân, Nhưng chính
quyền dù thời chiến hay thời bình vẫn duy trì tình trạng đổ nát và
không cho phép giáo dân đến đó thờ tự là một chính quyền hoàn toàn
không có tự do tôn giáo và tội ác này còn lớn hơn tội ác một lần tảh
bom của Mỹ. Vì bom Mỹ làm khổ dân một lần trong một thời gian ngắn, còn
chính quyền nhân danh vì dân đã làm khổ dân, và bóp chết đời sống tôn
giáo của dân suốt 41 năm trời.
Mới đây, chính quyền lại dùng
côn đồ để đổ máu dân ngay tại đất nhà thờ Tam Toà và tiếp tục đổ máu
các linh mục vì nhà thờ Tam Toà thì không còn một biện giải nào nữa.
Đúng đây là di tích của sự tàn ác mà chế độ độc tài cộng sản mang lại
cho dân Việt Nam, mà lâu nay, mọi người dân lương và giáo phi chịu
đựng. Nói như một số Phật tử, thì nhờ người Công giáo can đảm lên
tiếng, mà các tôn giáo nói riêng, và các cộng đồng Việt Nam sẽ sớm được
giải phóng.
K.THUYÊN