Nông Đức Dân
Việc
người dân đứng lên đòi lại quyền tự do và dân chủ cho chính mình không
phải là điều gì mới lạ cả, nhưng điểm đặc biệt ở chổ là những làn sóng
đấu tranh dân chủ hiện nay đang xãy ra ở khối Á Rập đều không do bất cứ
một đảng phái chính trị nào lãnh đạo, mà nó tự bộc phát từ chính người
dân mà ra. Điều này đã cho thấy rằng khả năng nhận thức về một xã hội tự
do dân chủ đã ngày càng lên cao và những yêu cầu cần phải đổi thay cho
một chế độ hữu hiệu và thích hợp hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân đã
trở nên một cách vô cùng quyết liệt. Tunisia và Ai Cập là hai bằng
chứng điển hình hùng hồn nhất. Làn sóng đấu tranh đòi lại quyền làm chủ
đất nước đã trở thành một cao trào và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở
những quốc gia đang nằm dưới quyền cai trị bởi một chính thể độc tài,
đặc biệt là ở khối Á Rập, Châu Phi và các nước cộng sản.
Vì sao làn sóng này lại thành công ở Tunisia và Ai Cập, trong khi đó nó
lại bị dập tắt hoàn toàn trong cuộc biểu tình kêu gọi cải cách của sinh
viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989? Tuy
bối cảnh của hai sự kiện này ở hai thời điểm khác nhau và kết quả không
như nhau, nhưng điều mà chúng ta có thể thấy được từ đó là có hai loại
độc tài: Một loại là độc tài vụ lợi cho cá nhân và loại khác là độc tài
tàn bạo. Sự khác biệt giữa hai loại độc tài này là loại thứ nhất biết
đến lúc phải buông thả tất cả những quyền lực và bỏ chạy để bảo tồn tánh
mạng, nhưng loại thứ hai thì vô cùng tàn bạo. Họ kiên quyết tiêu diệt
cho bằng được những phần tử mà họ cho là chống đối để bảo tồn lấy quyền
lực tối cao mà họ đang có. Trung Quốc là quốc gia được cai trị bởi những
tên độc tài loại tàn bạo, do đó, họ đã không nương tay khi ra lệnh quân
đội bắn xã vào những sinh viên vô tội thay vì trực tiếp đối diện để
cùng tìm ra một giải pháp ôn hòa cho đôi bên.
Với tình hình chính trị bất ổn đang sôi sục xảy ra tại khu vực Trung
Đông, mọi tầng lớp người dân Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước
đang trăn trở với câu hỏi: "Liệu Việt Nam sẽ là Tunisia hoặc Ai Cập?"
Xin thưa, điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, bởi nơi nào
có bất công là nơi đó có đấu tranh. Nó sẽ là một trái bom nổ chậm và
bao giờ nó bùng nổ, thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và
sự cải tổ trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Những bất
công trong xã hội, tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng, nền kinh tế què quặt
khi mà thất nghiệp khắp mọi nơi, sự suy đồi của nền giáo dục, thêm vào
tánh cực đoan độc tôn của đảng sẽ là những yếu tố quyết định tạo nên sức
mạnh vũ bảo cho làn sóng đòi hỏi quyền tự do dân chủ tại Việt Nam.
Sớm hay muộn, thay vì phải đối đầu với cơn lốc dân chủ này, đảng cộng
sản Việt Nam cần phải tỉnh táo tìm ra một giải pháp ôn hòa để mang lại
những ổn định cho xã hội và chỉ có một con đường duy nhất, đó là con
đường đa nguyên, đa đảng. Đừng nghĩ rằng những trò chơi bưng bít thông
tin có thể che được mắt người dân. Trái lại, ngày nay, với mọi truyền
thông hiện đại, người dân, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức yêu
nước, đã càng nhận thức được tầm quan trọng của một xã hội tự do và họ
biết cần phải làm gì để dành lại cái quyền thiêng liêng đó.
Cái mà người dân cần đó là một xã hội công bằng và tự do. Liệu đảng cộng
sản có thể đáp ứng được những nguyện vọng này của người dân chăng? Nếu
không, thì nguy cơ của cơn lốc dân chủ "Tunisia" sẽ bùng dậy ở Việt Nam
và nó sẽ quét đi hết những tàn dư, cặn bã của xã hội và thay vào đó là
một chính thể đa nguyên do dân và vì dân.
Liệu rằng năm 2011 có thể đánh dấu mốc là năm dân chủ đầu tiên cho Việt
Nam kể từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền? Có thể lắm chứ! Điều này
đang tùy thuộc vào mỗi một công dân Việt Nam. Họ là những người đang cầm
cái chìa khóa dân chủ trong tay và khi nào họ muốn mở cánh của để chào
đón làn sóng tự do, thì họ sẽ làm điều đó....
Người Việt Nam có truyền thống anh hùng và bất khuất, liệu truyền thống
này có theo kịp với người Tunisia hoặc Ai Cập không? Chúng ta hày chờ
xem...
http://thangnongdan.blogspot.com/
|