Vào
những ngày cuối năm, tất cả mọi người dân Việt đều lo sửa soạn đón tết.
Trong khi đó vẫn còn có người dân bị chính quyền địa phương ra lệnh
cưỡng chế rời khỏi mảnh đất mà họ sử dụng lâu nay.
RFA files
Những người "Dân Oan" từ nhiều nơi về Thủ Đô khiếu nại đất đai bị địa phương chiếm đọat
Gia Minh trình bày trong phần sau.
Thành
lập khu Thương mại hay chia chác
Vụ
việc xảy ra cho gia đình ông Ngô Kim Cương và bà Phạm Thị Thủy tại Phường Trần
Hưng Đạo, thành phố Thái Bình. Ông Ngô Kim Cương trình bày:
"Đất
của nhà chúng tôi có giấy chứng nhận từ tháng 5 năm 1979, và chúng tôi sống tại
đó cho đến nay - năm 2010. Từ năm 2002, người ta lại muốn lấy đất của chúng tôi
bán cho người khác để cho mảnh đất bán được vuông vắn.
Họ lấy và nói lý do thành lập ‘Khu thương mại Kỳ Đồng’;
nhưng trong thực tế họ chia cho bảy hay mười người. Đến nay có hai người: một mở
cửa hàng ăn, một mở cửa hàng vật liệu xây dựng; phần còn lại còn bỏ không.
Ông
Ngô Kim Cương
Họ
sử dụng lý do là chúng tôi chiếm đất công. Thế nhưng đất của chúng tôi có giấy
tờ của UBND xã Tiền Phong trước đây, do ông Chữ Minh Tăng, quyền chủ tịch lúc bấy
giờ ký.
Quyết
định cho chúng tôi ở trên 379 mét vuông; trong số này chúng tôi mua lại của ông
Hoàng 114 mét vuông, không kể ngõ và hai ao muống chúng tôi được toàn quyền sử
dụng. Chúng tôi lấp đất ao rau muống dần dần. Qua thời gian chúng tôi cũng nộp
thuế ‘335’ cho Nhà Nước.
Nhưng
rồi chính quyền địa phương vẫn cứ quyết định lấy đất của chúng tôi. Họ lấy và
nói lý do thành lập ‘Khu thương mại Kỳ Đồng’; nhưng trong thực tế họ chia cho bảy
hay mười người. Đến nay có hai người: một mở cửa hàng ăn, một mở cửa hàng vật
liệu xây dựng; phần còn lại còn bỏ không.
Nhà
tôi bị lấy 127 mét, chỉ đến kiểm kê cây cối và mức đền bồi 1 triệu bảy trăm
ngàn đồng. Trên đó có nhà ở họ không đưa ra mức đền bồi.
Chúng
tôi có làm nhiều đơn, nhưng đối với họ đơn không có giá trị. Đơn gửi đến các cấp:
phường, tỉnh, và cả trung ương.
Hôm nay 26 Tết ông chủ tịch Phạm Văn Hiển, chủ tịch
phường Trần Hưng Đạo ra lệnh yêu cầu gia đình chúng tôi đến ngày 29 phải phá dở
nhà để họ lấy mặt bằng.
Ông
Ngô Kim Cương
Hôm
nay 26 Tết ông chủ tịch Phạm Văn Hiển, chủ tịch phường Trần Hưng Đạo ra lệnh
yêu cầu gia đình chúng tôi đến ngày 29 phải phá dở nhà để họ lấy mặt bằng.
Chúng
tôi thấy cách giải quyết tốt nhất là hai bên phải ngồi lại nói rõ quan điểm và
xử lý theo luật pháp Việt Nam, chứ không luật pháp mà cứ dùng vũ lực và quyền lực
để ép buộc chúng tôi phải chịu.”
Không
nắm nội dung
Như
thông tin mà gia đình ông Ngô Kim Cương đưa ra, đúng vào sáng ngày 12 tháng
giêng, tức ngày 29 tết, chúng tôi gọi điện đến Ủy ban Nhân dân Phường Trần Hưng
Đạo, thành phố Thái Bình. Một nhân viên trực nhận máy, yêu cầu chúng tôi chờ để
được nói chuyện với chủ tịch. Sau ít phút chúng tôi được trả lời như sau:
Chủ tịch đi vắng, tôi không thấy giấy báo, không nhận
được giấy gì. Chúng tôi không nắm nội dung. Không có gì đâu, thôi nhé!
Nhân
viên UBND Phường Trần Hưng Đạo
"Chủ
tịch đi vắng, tôi không thấy giấy báo, không nhận được giấy gì. Chúng tôi không
nắm nội dung. Không có gì đâu, thôi nhé!”
Theo
phản ánh gia đình nạn nhân, thì khu đất nay là trung tâm thương mại Hồng Hà trước
đây, phần lớn là một ao giáp đất nhà ông bà Ngô Kim Cương. Chính quyền địa
phương cho sử dụng ao làm nơi đổ rác; khi rác đầy lại lấp đi làm nơi trồng cây
xanh theo dự án được kinh phí nước ngoài hỗ trợ. Tuy nhiên, sau một thời gian
trồng cây xanh thì khu đất trở thành trung tâm thương mại, và nay bán lại cho
các tư nhân đến xây dựng các điểm kinh doanh.
Việc
chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất, lấy thêm đất của dân, và bồi thường không
thỏa đáng khiến gia đình ông Ngô Kim Cương không đồng ý.