Vũ Nhật Khuê ( danlambao)
- Đó là số tiền tốn cho việc bầu cử đại biểu quốc hội vào ngaỳ 22.5 sắp
đến. Con số thật chi cho việc bầu cữ sẽ cao hơn con số này. Đây
là một tốn kém cách vô ích. Số tiền này gần với số tiền nộp ngân sách
hàng năm của một tỉnh- Hiện nay chỉ khoảng gần 20 tỉnh thành nộp ngân
sách mỗi năm gần 1000 tỷ VND. Còn lại trên 40 tỉnh coi như tiền thuế
của dân không đủ nuôi bộ máy hành chính quá cồng kềnh của tỉnh đó. Nếu
quốc hội được bầu ra làm những « đại sự quốc gia» một cách nên cơm nên
cháo thì tốn nhiều hơn chừng ấy cũng không sao. Đàng này quốc hội chỉ
là một cơ quan bù nhìn hữu danh vô thực thì chi phí này cần xem xét lại. Trên
90% đại biểu quốc hội là đảng viên cao cấp thì chỉ cần các ủy viên TW
của đảng cọng sản được rồi đâu cần bầu ra quốc hội làm gì cho tốn kém
tiền bạc của nhân dân. Quốc hội
chỉ thực thi những nghị quyết của các Hội Nghị TW đảng do gần 200 ủy
viên ban chấp hành Tw đảng họp trước đó mà thôi. Các nghị quyết do Bộ
Chính Trị ký thì quốc hội khỏi cần bàn.Xem chuyện Bô Xít hay là đề án
mở rộng Hà Nội thì thấy quốc hội nó bù nhìn ra sao. Chuyện đường sắt
cao tốc chớ vội mừng vì Bộ chính trị đã quyết thì là Trời quyết rồi. Nếu
xét về yếu tố làm luật thì quốc hội cũng không cần nốt. Luật liên quan
đến bộ nào thì bộ ấy soạn đưa ra quốc hội có đại biểu chưa đọc hay đọc
không hiểu cũng biểu quyết thông qua 100% để rồi khi áp dụng thì chồng
chéo. Luật về công an « nhân dân» ( chắc không phải là của nhân dân vì
công an của nhân dân sao dạo này công an giết dân còn hơn là bị giậc
giết) thì do bên Bộ công an soạn ra. Chính ông Nguyễn Phú Trọng lúc còn
là chủ tịch quốc hội trả lời chất vấn các cử tri của Hà Nội là « Quốc
hội ban hành nhiều luật không đi vào cuộc sống». Luật làm ra không đi
vào cuộc sống thì ban hành làm gi cho tốn kém và mất công sức. Ngay
cả đại hội của đảng cọng sản cũng chỉ là đại hội bịp. Chưa khai mạc đại
hội đã chia ghế nhau rồi. Hơn 1000 đại biểu hân hoan đi dự đại hội mà
kết quả đã được biết trước thì đại hội chỉ là màn bịp ngay chính các
đảng viên của đảng. Quốc hội bầu ra cũng chỉ là màn kịch vụng về nữa mà
thôi. Bầu cữ đại biểu quốc hội nghe thì hay ho lắm nhưng những gì diễn
ra từ khâu nộp hồ sơ cho đến ngày đi bầu cữ cho thấy nó thô thiển và
trân tráo quá sức. Ngay từ vòng đầu gần 200 quan chức cấp cao từ Bộ
Chính Trị, VP Chính phủ, VP của TW đảng đã được chỉ định và « đặt đâu
ngồi đó» rồi. Rồi các Bộ, UBND cấp tỉnh thành ghế Chủ tịch tỉnh, Bí thư
tỉnh, Bộ Trưởng. Thứ Trưởng coi như đã « yên phận» vào quốc hội rồi. Đại
hội đảng thì đảng bịp 3,6 triệu đảng viên còn bầu cữ quốc hội kỳ này
thì đảng lừa gần 90 triệu người. Và chi phí cho kỳ bầu cữ vô ích này là
đây: Chi 700 tỷ đồng cho bầu cử Quốc hội, HĐND Hiện,
các địa phương được phân bổ gần 636 tỷ đồng; bộ, cơ quan trung ương
được cấp hơn 25 tỷ đồng... phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội, HĐND
diễn ra ngày 22/5.
- Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn: "Bộ sẽ tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri". Ảnh: Tiến Dũng.
Sáng nay, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp báo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ông
Nguyễn Hữu Đức - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho
hay, trước đây kỳ bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND thường cách nhau 2 năm
nhưng lần này bầu chung một ngày nên khối lượng công việc lớn. Cả nước
có hơn 91.000 khu vực bỏ phiếu. Trung bình mỗi tỉnh có tới 4.000 -
5.000 cán bộ tham gia phục vụ công tác bầu cử. Theo
đại diện Bộ Tài chính, tính đến ngày 4/3, tổng kinh phí dành cho công
tác bầu cử trên cả nước là 700 tỷ đồng. Trong đó, các địa phương được
phân bổ 635,7 tỷ đồng, các Bộ và cơ quan trung ương là 25,3 tỷ đồng và
khoản kinh phí dự phòng là 39 tỷ đồng. "Qua
đợt giám sát của Quốc hội và kiến nghị của các địa phương, Bộ Tài chính
cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Quốc hội tập hợp lại và ngày
22/4, có văn bản gửi Hội đồng bầu cử xem xét bổ sung kinh phí để phục
vụ tốt công tác bầu cử. Nhưng đến chiều 26/4, chưa có quyết định chính
thức về việc bổ sung này", đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm. Còn
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho hay, những địa phương khó khăn sẽ
được Chính phủ hỗ trợ để đảm bảo cho công tác bầu cử diễn ra tốt đẹp. Trong
đợt bầu cử ngày 22/5, cả nước có 599 Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND cấp
huyện và 10.630 Ủy ban bầu cử HĐND cấp xã. Theo dự kiến của 63 tỉnh,
thành phố, cả nước sẽ có hơn 91.000 khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu
Quốc hội và HĐND các cấp. Cử
tri sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội, hơn 3.200 đại biểu
cấp tỉnh, thành phố, hơn 21.000 đại biểu cấp huyện và hơn 280.000 đại
biểu cấp xã. | Tiến Dũng Số
tiền mà dân trong 1 tỉnh làm ra trong 1 năm bịt mồm không ăn, trần
truồng không mặc không chi phí 1 xu nào để chi cho một kỳ bầu cữ vô ích
có nên không là chuyện cần xem xét lại. Vũ Nhật Khuê (danlambao) http://danlambaovn.blogspot.com/
|