Nông dân đang thâu hoạch cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đằng sau tái cấu trúc 9 NH Gói
hỗ trợ 9.000 tỷ đồng được chính phủ nhanh chóng thông qua để cứu nghề
nuôi và xuất khẩu cá tra, nhưng phản ứng của nông dân và doanh nghiệp
lại đầy tiêu cực một cách bất ngờ.
Một cái phao mà muốn cứu cả con tàu
Báo Đại Đoàn Kết Online ngày 28/7 mô tả gói hỗ trợ này mang tính "nửa
vời” chưa đủ mạnh để có thể mang lại kết quả thiết thực trong việc hỗ
trợ doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra. VietnamNet ngày 29/7 đặt tựa
lớn "9.000 tỷ cứu cá tra: Nông dân, Doanh nghiệp bao giờ thấy tiền.”Tờ
báo ví von : "Cá tra đang mắc cạn vì nguồn lực cạn kiệt của nhiều doanh
nghiệp và nông dân kiệt sức, thở thoi thóp. Gói hỗ trợ 9.000 tỷ được xem
như dòng nước nhỏ đưa cá tra trở về với đầm nước. Tuy nhiên đầm nước
này có đủ rộng để tiếp tục chống chọi với nhiều nguy cơ khô hạn tiếp
theo vì điều kiện hỗ trợ vẫn là nỗi băn khoăn của ngành.”
Nông dân
nuôi cá nói gì về gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng mà họ là một trong những đối
tượng thụ hưởng. Ông Sáu ở Cần Thơ một người có 12 công đất đào hai ao
nuôi cá tra, sản lượng 420 tấn cá mỗi vụ, giờ đây không thể trả dứt nợ
ngân hàng, cụt vốn vì bị doanh nghiệp mua cá tra nợ tiền phát biểu với
chúng tôi:
Chuẩn bị cá tra cho xuất khẩu. AFP
"Nhà
nước cứu trợ 9.000 tỷ cho người nuôi cá tra và mấy ông công ty, mà
chẳng thấy ai vay được hết. Nông dân làm sao vay được. Gặp nhau tại quán
cà phê nhiều anh em nuôi cá bàn bạc, những người làm tốt mấy năm nay
nhưng mà trả vô rồi thì ngân hàng không cho vay lại…hình như họ sợ cho
nghề cá tra vay tiền…Nói hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra, nói cho đã
cái lỗ tai nghe cho mát lỗ tai chứ không có được gì hết trơn…Trời ơi
mười người nuôi cá tra bây giờ chỉ còn khoảng độ hai người, có một số lỗ
hết vốn mà không ai đầu tư cho người ta.”
Nhà nước cứu trợ
9.000 tỷ cho người nuôi cá tra và mấy ông công ty, mà chẳn thấy ai vay
được hết. Nông dân làm sao vay được. – Ông Sáu ở Cần Thơ
Thời
báo Kinh tế Saigon Online ngày 31/7 đặt tựa lớn " Gói hỗ trợ 9.000 tỷ
đồng cứu cá tra: Vốn chưa tới tay nông dân.” Tờ báo ghi nhận giá cá tra
đã được vực dậy lên mức giá 22.500 đ/kg, tức tăng 4.000đ/kg trong vòng 1
tuần. Nhưng ngay cả với giá này nông dân vẫn lỗ vốn. Tờ báo mô tả tình
trạng nuôi cầm chừng nhiều địa phương có diện tích treo ao khá lớn.
Sở dĩ phải cứu trợ nghề nuôi và xuất khẩu cá tra vì trong số 800 doanh
nghiệp thủy sản thì đã ngừng họat động một nửa, nặng nhất là doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra chỉ còn 20% trụ được tiếp tục hoạt
động. Doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa chiếm dụng vốn của cả ngân hàng lẫn
nông dân gây ra một cuộc khủng hoảng dây chuyền. Chính phủ chỉ đạo Ngân
hàng Phát triển VDB và các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho gói hỗ
trợ 9.000 tỷ đồng. Lãi suất dù hạ còn 11,4% nhưng được mô tả là vẫn cao
so với khả năng của nhiều doanh nghiệp, nhất là thời hạn vay chỉ trong 4
tháng. Hơn nữa điều kiện cho vay chặt chẽ chỉ doanh nghiệp mạnh và nông
dân trả nợ đúng hạn mới có thể vay. Điều này khiến cho cả doanh nghiệp
lẫn nông dân đều không tiếp cận được gói cứu trợ 9 ngàn tỷ đồng của
chính phủ.
…trong số 800 doanh nghiệp thủy sản thì đã ngừng họat
động một nửa, nặng nhất là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra chỉ
còn 20% trụ được tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa
chiếm dụng vốn của cả ngân hàng lẫn nông dân gây ra một cuộc khủng hoảng
dây chuyền
Mừng ít lo nhiều
Cho
cá tra ăn. Courtesy Dantri.com Trả lời chúng tôi, ông Phạm Văn Quỳnh
giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Cần Thơ phát biểu: "Vấn đề còn khó khăn
rất nhiều, UBND thành phố rất quan tâm đã chỉ đạo ngân hàng chặt chẽ tìm
cách tháo gỡ, dẫu sao chúng ta cũng không thể nào vượt qua các thủ tục
của ngân hàng. Ủy ban sẽ cùng ngân hàng lắng nghe ý kiến của doanh
nghiệp và người nuôi cá để có cách thỏa đáng nhất.”
Những nông
dân đã treo ao, sổ đỏ đã thế chấp ngân hàng và bị doanh nghiệp mua cá
chiếm dụng vốn có lẽ khó tiếp cận vốn vay mới qua gói cứu trợ 9.000 tỷ
đồng. Nhưng một số người nuôi cầm chừng, hoặc tìm nguồn tài trợ riêng để
trụ với nghề nuôi thì cần được tháo gỡ khó khăn. Người nuôi cá ở Cần
Thơ phát biểu:
Hai anh em tôi mới thả lứa mới, nhưng mình
đâu có tiền nuôi nhờ mấy người có vốn người ta đưa thức ăn cho mình,
người ta theo sát hợp đồng khi bán lấy hết phần ứng thức ăn rồi, sau đó
họ lấy thêm 2,5% nữa, phần còn lại của mình lời lỗ tự chịu – Người nuôi
cá
"Hai anh em tôi mới thả lứa mới, nhưng mình đâu có tiền nuôi
nhờ mấy người có vốn người ta đưa thức ăn cho mình, người ta theo sát
hợp đồng khi bán lấy hết phần ứng thức ăn rồi, sau đó họ lấy thêm 2,5%
nữa, phần còn lại của mình lời lỗ tự chịu. Đa số là lỗ ít có ai lời, giá
cá thì lúc đầu 25-26-27 ngàn/kg sụt xuống còn 20-21 ngàn thử hỏi làm
sao lãi…nó lên thì lâu mà sụt thì mau lắm.”
Người nuôi cá gắn
bó với nghề, không muốn treo ao hay bán đất mong muốn nhà nước gỡ nút
thắt, bằng cách nào đó để họ có thể tiếp cận ngân hàng với những khoản
vay mới. Dù sao sổ đỏ quyền sử dụng đất của người nuôi cá cũng đang nằm ở
ngân hàng:
" Đúng ra bây giờ nhà nước phải khoanh lại nợ cũ,
tiếp tục cho vay nợ mới, nhà nước đưa ra rồi phải lấy lại được…Bây giờ
nhà nước đưa tiền cho mấy ông công ty mua cá, để mấy ông ấy đầu tư thức
ăn ngược lại cho chúng tôi, tới chừng cá lớn thì mấy ông ấy bắt, trừ hết
tiền ứng thức ăn, còn lại là của tụi tôi thì mới được, từ từ chắc cũng
phải làm vậy.”
Gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng được mô tả là chưa
phải là giải pháp thiết thực để cứu trợ doanh nghiệp và nông dân nuôi cá
tra đang hấp hối. Vậy thì giới chuyên gia nhận định gì về khả năng vượt
qua khủng hoảng trong giai đoạn này. Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên
Thường vụ Hội nghề cá Việt Nam, một chuyên gia về phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững nhận định:
…lúa gạo để đạt kim ngạch 3 tỷ USD
cần hàng triệu héc ta trồng lúa, thì ngược lại nghề nuôi cá tra ở đồng
bằng sông Cửu Long chỉ với diện tích mặt nước vỏn vẹn 5.000 héc ta đã có
thể thu về mỗi năm gần 2 tỷ USD
"Nghề
nuôi cá trá có thể chững lại hoặc giảm xuống một chút chứ không thể
không tồn tại. Nhưng có một xu thế mà chúng tôi đã nhìn thấy trước, đó
là nhưng người nuôi ít kiến thức, vốn ít phải đi vay và trả lãi,không
chủ động đầu ra, thả cá nhưng không biết bán cho ai. Đây là những hộ dễ
bị tổn thương nhất, nếu họ không nhanh chóng liên kết thì kết cục không
tốt đẹp đang chờ họ ở phía trước, cuối cùng sẽ phải bán ao.
Đồng thời những doanh nghiệp đang xuất khẩu, có một xu thế rất mạnh là
không dùng tiền để phát triển nhà máy vì nhà máy vượt quá khả năng cung
cấp nguyên liệu cũng gặp khó khăn. Cho nên họ tập trung cho nguyên liệu,
đầu tư sản xuất con giống, lập trại giống, đầu tư cơ sở sản xuất thức
ăn, sau đó nuôi cá để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của mình. Theo xu
thế, có khoảng 30 doanh nghiệp đã làm việc này và cho thấy rất hiệu
quả, các doanh nghiệp khác bắt đầu làm theo.”
Việt Nam có 5 mặt
hàng chiến lược về nông nghiệp, trong đó ngành thủy sản chỉ có một đại
diện, đó là con cá tra. Nếu lúa gạo để đạt kim ngạch 3 tỷ USD cần hàng
triệu héc ta trồng lúa, thì ngược lại nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông
Cửu Long chỉ với diện tích mặt nước vỏn vẹn 5.000 héc ta đã có thể thu
về mỗi năm gần 2 tỷ USD.
Theo Blog tin tức hàng ngày