Trung Lương
Thời gian gần đây,
chuyện người dân đang "vật lộn” với bão giá trong tình hình lạm phát leo thang
vẫn không "nóng” bằng chuyện rùa Hồ Gươm. Mỗi lần rùa nổi lên, rất nhiều tờ báo
lớn nhỏ đăng tin như là một chuyện cực kỳ hiếm thấy. Thậm chí trong những ngày
diễn ra Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tờ báo còn hý hửng giật tí rất
hoành tráng chỉ vì "cụ” rùa lại nổi lên trùng hợp với dịp khai mạc và bế mạc đại
hội[1] (!?). Với các
liên hệ đầy phô trương này, ai đó đã cố tình thần tượng hóa một cách khôn khéo
nhằm phục vụ mục đích chính trị khá rẻ tiền.
Sau đó ít lâu, người
ta mới phát hiện ra rằng lý do rùa Hồ Gươm liên tục nổi lên là vì những vết
thương lở loét ngày một lan rộng ra. Vậy là đã rõ! Chính vì vết thương đau đớn
nên rùa mới nổi lên bất thường, nhưng "đám con cháu” – những người gọi rùa bằng
danh từ viết hoa một cách tôn kính là "Cụ Rùa” lại khéo tô vẽ.
Công tác cứu
chữa cho rùa Hồ Gươm thế nào?
Nước Hồ Gươm nhiễm
bẩn là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng rùa bị những vết
lở loét như đã thấy hiện nay. Một nghiên cứu cho thấy nước Hồ Gươm có mức độ
nhiễm độc cao gấp 30 lần so tiêu chuẩn Australia[2]. Ngạc nhiên
hơn, cuộc nghiên cứu về mức độ ô nhiễm này đã được thực hiện cách đây khá lâu
nhưng thời gian qua vẫn không có Ban, Ngành nào lên tiến hoặc triển khai công
tác làm sạch hồ. Đợi đến khi phát hiện ra tình trạng thương tích của rùa Hồ Gươm
thì người ta mới tính tới chuyện nạo vét bùn lòng hồ, vớt rác, chướng ngại
vật…thì có giống "mất bò mới làm chuồng”?

Nực cười hơn, trong
một phát biểu mãi từ tháng 1 năm 2010 của ông Phạm Quang Nghị – Bí Thư thành ủy
Hà Nội bàn về việc có nên nạo vét Hồ Gươm hay không. Ông ta cho rằng "nước
Hồ Gươm có dấu hiệu ô nhiễm đã lâu, nhưng có nạo vét Hồ Gươm hay không, qua
nhiều năm thảo luận, nâng lên đặt xuống, cuối cùng vẫn tồn tại hai ý kiến: nạo
vét và không nạo vét”[3]. Đây còn là
vấn đề "rất nhạy cảm, rất khó khăn để đi tới một quyết định”
(!?).
Việc để xác định mức
độ ô nhiệm của Hồ Gươm và những tác động hiển nhiên gây ra là không khó, thực tế
thì bất kỳ ai cũng biết lý do vì đâu và tại sao. Vietnamnet đưa tin "Xót xa hình
ảnh cụ rùa ăn mèo chết” mới thấy được sự nực cười quá độ! Chuyện nạo vét hồ, làm
trong sạch nước trong hồ lại bị xem là "nhạy cảm” cho đến tận bây giờ,
sau bao nhiêu hội thảo quốc tế, lập ban chỉ đạo khẩn cấp mới đi đến quyết định
là sẽ nạo vét và làm sạch hồ.

Nước Hồ Gươm ô nhiễm trầm trọng. Ảnh Tiền
Phong
Câu chuyện ruà Hồ
Gươm hiện nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Màn kịch còn lên đến mức khó tin khi
người ta nghĩ ra những phương án dùng trực thăng, cần cẩu để "giải cứu” rùa
nhưng cuối cùng phải chọn phương án chữa trị tại chỗ vì những phương án
trên…không đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, Hà Nội còn huy động hơn 10 Sở, Ban,
Ngành vào cuộc trong một cuộc chữa trị. Hiện tượng này nếu nói không ngoa là
"mang tầm vóc quốc gia” đối với một loài động vật.
Ai đang
hưởng lợi?
Nếu điểm qua những
mốc thời gian đáng chú ý về tình hình ô nhiễm của Hồ Gươm cùng bao nhiêu cuộc
hội thảo quốc tế, họp hành, lập ban chỉ đạo, huy động lực lượng để cuối cùng đi
tới một quyết định với những việc làm quá ư đơn giản như nạo vét bùn lòng hồ,
vớt rác, bắt rùa tai đỏ..v..v.. thì quả thật sự phô trương ấy đã mang lại món
lợi không nhỏ cho nhiều người dựa hơi bệnh tình của rùa để "khóc
mướn”.
Hơn nữa, nhiều người
dân khắp nước có ý kiến rằng đây còn là một cơ hội lớn để "mấy ổng rút ruột” dự
án! Tiền thuế của nhân dân lại một lần nữa rơi vào những khoảng trống thinh
không và tất cả các ban ngành đều không thể tự giải thích số tiền ấy được tiêu
xài cụ thể ra sao.

Đội lai dắt rùa
"làm lễ” trước khi bắt đầu. Ảnh: VnExpress
Rùa Hồ Gươm
là "linh vật”?
Tất nhiên là không!
Cho dù giáo sư Hà Đình Đức có cho rằng con rùa này những 700 năm tuổi đi chăng
nữa thì…vẫn khó thuyết phục giới trẻ ngày nay (với số tuổi này thì chắc chắn con
rùa phải đáng được sách kỷ lục Guiness thế giới ghi nhận như một sinh vật sống
lâu nhất hành tinh!).
Hồ Gươm gắn liền với
truyền thuyết thần Kim Quy với thân xác một con rùa, ngậm thanh bảo kiếm cho Lê
Lợi mượn để đánh thắng giặc. Nhưng truyền thuyết là những câu chuyện không thật
và không thể chứng minh bằng khoa học. Nhiều người hiện nay lại gán ghép truyền
thuyết ấy với rùa Hồ Gươm và xem như một "linh thú” phải kính cẩn viết hoa và
gọi bằng "Cụ” cho có phần trang trọng.
Mới đây tiến sĩ Vũ
Long, một nhà nghiên cứu khảo cổ, đã vạch trần những gán ghép mê tín. Ông cho
rằng: "Đừng có tin vào những chuyện dị đoan. Nó nổi lên lúc nào là do nhu cầu cá
nhân của nó với môi trường. Ai lợi dụng gắn chuyện rùa nổi với những ngày kỉ
niệm lịch sử là kẻ bịp bợm, cơ hội. Không có chuyện đó”[4].
Hồ Chí Minh
sống dậy sẽ nói gì?
Khi người ta đang
vận động học tập theo tấm gương tiết kiệm của cụ Hồ, thì ngay tại thủ đô Hà Nội
lại có hơn cả chục Sở, Ban, Ngành hiện đang phung phí tiền mô hôi nước mắt của
những con người vốn đã đói khổ. Trong di chúc của Hồ Chí Minh có ghi rõ rằng
"sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng
phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Liệu khi sống lại, cụ Hồ sẽ nói gì?
Những người luôn hô hào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã quán triệt câu nói này
tới đâu?
Khi bệnh viện điều
trị cho người dân vẫn còn đang thiếu thốn trầm trọng, tình trạng một giường bệnh
nằm 2-3 bệnh nhân – thậm chí nằm ra sàn – cũng không phải là chuyện hiếm. Thì
nay, vì một con vật (cho dù là một trong 4 cá thể còn sót lại trên thế giới) lại
được xem trọng hơn tính mệnh của hàng vạn con người đang đói khổ triền
miên.
Họ đang tô hồng sự
nhân đạo đối với một con rùa trong khi sự nhân đạo với con người thì lại thiếu
thốn vô cùng!
T.L.
©
2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
|