Thứ Hai, 2024-10-14, 4:27 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Mười » 14 » Blogger Mẹ Nấm - Suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông
7:29 AM
Blogger Mẹ Nấm - Suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông

Theo tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN):

Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở "Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

trong.jpg

Nếu quan tâm đến từng câu chữ của 6 điều trong văn kiện nêu ra, người ta hẳn sẽ thấy có những khái niệm được xếp vào hàng bí mật quốc gia như "đại cục", "nhận thức chung mà lãnh đạo hai cấp đạt được".

Tôi sẽ không bàn vào nội dung văn kiện được công bố, bởi tính đúng đắn và cam kết của các bên trên văn kiện thời gian sẽ chứng minh.

Ở đây, tôi muốn nói đến trách nhiệm của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với văn kiện này.

Theo Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;

Trong vị trí và vai trò của một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôi thắc mắc vài điều sau:

1. Điều 84 của Hiến pháp đã được áp dụng và tuân thủ như thế nào trong tiến trình DẪN ĐẾN việc ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai đảng, hai nhà nước?

2. Trong những văn kiện được ký kết tại Bắc Kinh dưới sự "chứng kiến" của hai ông Tổng bí thư đảng CSVN và đảng CSTQ, văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC và văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa 2 ĐẢNG, vì không có điều nào trong Hiến pháp xác định NƯỚC và ĐẢNG là MỘT.

3. Ai là người đại diện ký kết mỗi văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC?

Tôi không quan tâm đến văn kiện hợp tác giữa 2 ĐẢNG vì đó là chuyện nội bộ đảng và tôi không phải là đảng viên đảng CSVN.

*

Bản tin của TTXVN cũng nói rõ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã CHỨNG KIẾN lễ ký văn kiện. Điều này nếu xảy ra đúng thì rất hợp lý vì dựa vào nội dung của Thỏa thuận Nguyên tắc Biển Đông thì nó bắt buộc phải là một văn kiện thoả thuận giữa 2 NƯỚC và theo Ðiều 84 Hiến pháp 1992 nó thuộc thẩm quyền của Quốc hội là bộ phận đại diện toàn dân chứ không phải là Đảng.

Trở lại với văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", có thể công dân bình thường như tôi và nhiều người khác không được biết chính xác mức độ đúng đắn của cụm "đại cục", "nhận thức chung mà lãnh đạo hai cấp đạt được", nhưng một điều chắc chắn rằng những người trong Quốc hội, bao gồm cả các Đại biểu Quốc hội phải biết rõ việc này.

* Vai trò của các Đại biểu Quốc hội ở đâu trong việc ký kết văn kiện trên?

Theo định nghĩa: Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;

Xét theo định nghĩa trên: Những ai tham gia vào Quốc hội đều có quyền được biết về tình hình an ninh quốc gia qua các văn kiện và quyết sách ngoại giao.

Trong 6 điểm chính mà bản tin của TTXVN đưa ra tôi không thấy nhắc đến giới hạn lãnh hải và phạm vi ảnh hưởng của đường lưỡi bò, nên có lẽ khó mà đem DOCS hay UNCLOS ra xác định chủ quyền của vùng biển Việt Nam trong văn kiện đã được ký kết.

Việc ký kết văn kiện giữa hai nước là trách nhiệm của Quốc hội đối với toàn dân. Kể từ sau ngày 11/10/2011 này, nếu có tình trạng gây hấn trên biển, thì toàn dân có quyền chất vấn Quốc Hội , yêu cầu các Đại biểu Quốc hội đại diện cho mình có nhiệm vụ phải chất vấn Chủ Tịch nước về việc đã ký văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển". Bởi xét theo Ðiều 84 Hiến pháp 1992 đây phải là những đề nghị của Chủ tịch nước về chính sách đối ngoại cơ bản mà Quốc hội đã phê chuẩn.

Cá nhân tôi rất muốn tin rằng, khi các bên đã cùng ngồi ký kết thì sẽ không có chuyện bên nào chịu nhượng phần biển đảo quê hương mình cho nước "bạn". Vì thế, sau ngày 11/10/2011, nếu có thêm một ngư dân nào bị đánh đập, bị xua đuổi, bị cướp đoạt tài sản trong vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa thì trách nhiệm đó không chỉ thuộc về những người đã ký kết văn kiện hôm nay. Trách nhiệm này phải do Quốc hội và toàn thể thành viên Quốc hội cùng gánh vác.

Cuối cùng, tôi thắc mắc rằng ai là người chính thức ký kết văn kiện thỏa thuận giữa hai nước này?

Văn kiện này chắc chắn sẽ không có giá trị nếu tiến trình ký kết không tuân thủ Hiến pháp Việt Nam.

Bài tiếp theo: Từ Công hàm 1958 đến Thỏa thuận 2011

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 590 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0