Thứ Năm, 2025-01-23, 5:06 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 4 » CÁC BỐ GIÀ TRỐN THUẾ THU NHẬP...
6:48 AM
CÁC BỐ GIÀ TRỐN THUẾ THU NHẬP...


Quanlambao - Đọc bài báo của VNExpress sẽ cho chúng ta toàn cảnh bức tranh về Công ty Bình An của bà Diệu Hiền và nguyên nhân gốc rễ của việc Habubank bị ông Bầu Hiển thôn tính. Habubank nắm đến 78% công ty Bình An - Là một công ty vừa được đầu tư trang bị mới toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến hàng hải sản xuất khẩu hiện đại nhất Đông Nam Á, song vì mưu đồ của nhóm lợi ích xiết chặt tín dụng, cộng với sự đầu tư ngoài ngành mà không nhìn thấy mưu đồ của những ngân hàng như Techcombank mà ông chủ đã nhòm ngó cái nhà máy của bà Diệu Hiền từ lâu, chính vì vậy đã bà Diệu Hiền đã tự đẩy mình rơi vào bẫy của nhóm lợi ích! 
Còn Habubank 'can tội ' hỗ trợ cho công ty Bình An vay làm ảnh hưởng đến quá trình ăn cướp của Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh và Nguyễn Thanh Phượng, chính vì vậy Habubank đã phải chịu chung số phận: Ngân hàng nhà nước của Thống đốc Bình xua quân xuống thanh tra, kiểm soát đặc biệt để cuối cùng 'lùa' con gà Habubank cho Bầu Hiển!
Hệ thống nhân hàng thương mại Việt Nam đều có chung một căn bệnh: Yếu kém do các ông bà chủ lợi dụng ngân hàng để tài trợ cho các dự án của chính mình vay dẫn đến không có khả năng trả nợ. Thực trạng này NHNN đều biết rõ và đó cũng chính là trách nhiệm quản lý yếu lém và tham nhũng của NHNN gây ra.  Song ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã rất 'nhạy bén' chuyển cái hậu quả từ việc quản lý yếu kém, thiếu minh bạch và bị chi phối bởi nhóm lợi ích của NHNN thành 'cái gậy sắt' vô cùng hữu hiệu: Bất cứ 'con mồi' nào nằm trong danh sách  ĐEN phải bị thâu tóm thì Thông đốc Bình lùa thanh tra như những hung thần xuống để 'quậy và khoắng'! Trong khi những ngân hàng thực sự tiềm ẩn đày rẫy rủi ro và nguy cơ lớn như NH Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Kiên Long, Vietbank, ACB, Bản Việt... đã bị lũng đoạn của nhóm lợi ích thì cho dù Phó Thống đốc đề nghị thanh tra cũng bị ông Thống đốc gạt ra khỏi danh sách. Thực sự nếu những ngân hàng chịu sự chi phối bỏi bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh và bà Thái Hương được thanh tra làm đúng sẽ thu hồi về riêng tiền lãi suất mà nhưng kẻ cầm đầu ngân hàng này chiếm dụng không thanh toán dưới dạng trá hình ""Dầu tư góp vốn, kinh doanh chứng khoán..." đã lên tới trên 150.000 tỷ cho 5-7 năm vừa qua! Cụ thể:

  • Eximbank đầu tư góp vốn và kinh doanh chứng khoán khoảng 25.000 tỷ đồng từ 7 năm qua không trả lãi, không có lợi nhuận  (Thực chất là Nguyễn Đức Kiên rút tiền) đã giúp Eximbank trốn đươc thuế thu nhập mà nếu cho các Công ty vay bình thường vay thu lãi: 14% x 25,000 tỷ x 07 năm = 24.500 tỷ đồng
  • Techcombank tương tự đầu tư vào các công ty con của Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh trên 45.000 tỷ đồng trong 07 năm qua đã trốn trả lãi và cũng trốn thuế thu nhập: 44.100 tỷ đồng
  • NH Phương Nam: Tương tự đã đầu tư, góp vốn, kinh doanh chứng khoán  trong 07 năm qua 15.000 tỷ đồng, trốn trả lãi và thuế thu nhập : 14.700 tỷ đồng;
  • NH Bắc Á cũng cho đầu tư góp vốn, kinh doanh chứng khoán vào chính dự án của bà Thái Hương, vào các công ty của Tập đoàn TH trong 07 năm qua 12.000 tỷ đồng đã trốn trả lãi và trốn thuế 11.200 tỷ đồng;
  • Tương tự tại NH Kiên Long, Bản Việt, Vietbank đã góp vốn hoạc kinh donah chứng khoán trá hình để cho chính các chủ nhân ngân hàng rút tiền trốn trả lãi mỗi ngân hàng ít từ 5.000 tỷ đồng đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

RÕ RÀNG ĐÂY LÀ MỘT HÌNH THỨC TỘI PHẠM NGÂN HÀNG VÀ TRỐN THUẾ NGHIÊM TRỌNG : Nhóm lợi ích vừa không phải trả lãi, vừa giảm thuế của ngân hàng và trốn được thuế của nhà nước. Nếu làm rõ phanh phui sẽ giúp thu hồi được ít nhất 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ các ÔNG CHỦ của các ngân hàng nói trên!

Mời tham khảo:
Ngân hàng 'kẹt' trong vụ giải cứu công ty đại gia Diệu Hiền
Habubank đã đầu tư vào Bianfishco tới 78% vốn điều lệ, nhưng phải bàn giao cho chủ mới sau khi sáp nhập với ngân hàng SHB của bầu Hiển. Tuy nhiên, tư cách cổ đông lớn SHB chưa được công nhận vì còn nhiều nghi vấn.

Việc bà Diệu Hiền thực sự đã làm gì với 25 triệu cổ phiếu tại Thủy sản Bình An vẫn chưa được làm rõ.

Những nghi vấn liên quan tới 25 triệu cổ phiếu Bianfishco thuộc sở hữu của bà Diệu Hiền trước đây hiện vẫn chưa được làm rõ. Sự việc này có liên quan tới 3 ngân hàng lớn là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch.

Bà Phạm Thị Diệu Hiền từng sở hữu 50% cổ phần của Công ty Thủy sản Bình An. Tuy nhiên, trước khi vụ việc vỡ nợ của công ty này nổ ra, bà Hiền đã đem 25 triệu cổ phiếu (tương đương 125 tỷ đồng) thế chấp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau khi thế chấp tại VDB, bà Hiền lại đem bán sổ cổ phần này cho một công ty khác tại Hà Nội. Về phần mình, công ty này lại ủy quyền toàn bộ cho SHB đứng ra đàm phán, xử lý và hưởng mọi quyền lợi liên quan đến số cổ phần.

Theo biên bản làm việc ngày 26-7 giữa Công ty Thủy sản Bình An, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), cả 3 bên đã đi đến thống nhất đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ ghi nhận Ngân hàng SHB (chứ không phải Ngân hàng Phát triển Việt Nam) là cổ đông nắm giữ 25 triệu cổ phần của Bình An (tương đương 50% vốn điều lệ).

Tuy nhiên, vấn đề sở hữu cổ phần của Bianfishco còn có liên quan tới Habubank do trước đây ngân hàng này có đầu tư góp vốn vào công ty của nữ đại gia Diệu Hiền. Qua kết quả kiểm toán độc lập của Ernst & Young Việt Nam về việc soát xét hoạt động của Habubank, Habubank đã góp vốn đầu tư vào Bianfishco.

Thế nhưng, do sáp nhập Habubank nên Ngân hàng SHB cũng phải đứng ra xử lý các khoản đầu tư góp vốn, cho vay trước đây của Habubank. Theo tờ trình SHB gửi UBND TP Cần Thơ ngày 7-6, Habubank góp vốn mua 5 triệu cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ của Bianfishco). Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng (đây có thể chính là số cổ phần bà Diệu Hiền đã đem thế chấp VDB). Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nắm giữ 39 triệu cổ phiếu (trị giá 267 tỷ đồng - tương đương 78% vốn điều lệ của Bianfishco.

"Như vậy, sau khi Habubank sáp nhập vào Habubank thì SHB trở thành cổ đông lớn của Bianfishco", tờ trình của SHB cho hay.

Cũng theo tờ trình, SHB đã hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho Habubank gần 5.000 tỷ đồng. Với lợi thế là cổ đông lớn, có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm trong tái cấu trúc doanh nghiệp, SHB đề nghị Thành ủy, UBND TP Cần Thơ chấp thuận để ngân hàng là đầu mối chủ trì tái cơ cấu toàn bộ cho Bianfishco, bao gồm cả thu xếp tài chính).

Do đó, thực chất Ngân hàng SHB nắm 50% hay 78% vốn điều lệ của Bianfishco? Hiện tại, biên bản đề nghị công nhận SHB là cổ đông lớn nắm 50% vốn điều lệ của Bianfishco đã được gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ.



Lãnh đạo 3 bên đã ký cam kết thực hiện viện bảo lãnh và giải chấp tài sản của Công ty Bình An, trong đó có 25.000.000 cổ phần của nữ đại gia Diệu Hiền.

Đại diện của Công ty mua bán nợ doanh nghiệp của Bộ Tài chính (DATC) - đơn vị trực tiếp đứng ra thực hiện tái cơ cấu Bianfishco - xác nhận có sự việc tranh cãi này khiến SHB chưa được công nhận là cổ đông lớn. Vị này cho hay, các vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần để chứng minh Bianfishco và các bên có thực sự tiến hành mua bán hay không.

Lãnh đạo của Sở Kế hoạch Đầu tư TP Cần Thơ cho biết đã nhận được văn bản đề nghị thay đổi chủ sở hữu số cổ phần tại Bianfishco nhưng do còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên chưa thể chấp nhận. Vị này cũng cho hay, dự kiến ngày mai (4/8), Sở sẽ có cuộc gặp mặt ba bên giữa Bianfishco và các ngân hàng liên quan để làm rõ vấn đề này. Về phần mình, lãnh đạo Ngân hàng SHB sẽ công bố thông tin cụ thể sau cuộc họp ngày mai cũng như khi có ý kiến từ cơ quan chức năng về sự việc này.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng cũng đang là chủ nợ của Bianfishco cho biết, công ty của bà Diệu Hiền là một trong những doanh nghiệp để lại nợ xấu lớn nhất cho ngân hàng ông và việc xử lý các khoản nợ của công ty này rất phức tạp. Tuy nhiên, vị này cho biết thêm, một ngân hàng không được sở hữu quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp.

Theo Thanh Lan
Vnexpress
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 741 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 13
Khách: 13
Thành Viên: 0