Phạm Trần
- Trong suốt 12 năm ròng rã, xuyên qua hơn 2 khóa đảng từ VIII đến X,
hai Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã không làm nổi
chuyện xây dựng, chỉnh đốn đảng hay đảng viên đã không coi chỉ thị của
họ ra gì?...
*
Câu hỏi lớn nhất của Việt Nam đầu năm 2012 là tại sao đảng cầm
quyền đã mất 12 năm xây dựng, chỉnh đốn mà đảng này vẫn không tránh khỏi
nguy cơ bị mất quyền lãnh đạo? Chuyện này bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 6
(lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) hồi tháng 2/1999 khi quyết định đưa ra Nghị quyết về "một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.”
Hồi ấy, đảng nói: "Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách
mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng
chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận
cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng
và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
đẩy rmạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm,
kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để
ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
Đến ngày 31/12/011, tại Hà Nội, Hội nghị 4 của Ban Chấp hành Trung ương đảng XI họp cũng đưa ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".
Thông báo cuối kỳ họp viết: "Bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác xây dựng Đảng còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, có mặt còn phức
tạp thêm. Những hạn chế, yếu kém đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.”
Như vậy thì trong suốt 12 năm ròng rã, xuyên qua hơn 2 khóa đảng từ
VIII đến X, hai Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã không
làm nổi chuyện xây dựng, chỉnh đốn đảng hay đảng viên đã không coi chỉ
thị của họ ra gì?
Hồi đó, Nghị quyết 6 (lần 2) ra lệnh cho tòan đảng phải học tập và làm theo nhiều điều, trong đó có một số điều tiêu biểu như:
"Học, nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh cán bộ, công
chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo… Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy
chế tiếp dân, chế độ công khai tài chính… Thực hiện kê khai tài sản
theo quy định của Đảng và Nhà nước… Thực hiện quy định những việc đảng
viên không được làm.”
Riêng trong lĩnh vực chống tham nhũng, Nghị quyết thời Lê Khả Phiêu ra lệnh: "Tập
trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có
hiệu quả. Các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ Trung
ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ
trách. Bộ Chính trị phân công một số Uỷ viên Bộ Chính trị, các cấp uỷ
phân công uỷ viên ban thường vụ trực tiếp chỉ đạo chống tham nhũng, lãng
phí quan liêu.
Khi xảy ra tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực ở địa
phương, ngành cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo mức độ và tính
chất vi phạm của vụ việc mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp uỷ và
người đứng đầu về chế độ trách nhiệm.”
Chiến dịch này bùng lên từ 19-5-1999 đến 19-5-2001 để làm bàn đạp cho công tác thường xuyên, nhưng lửa "đấu tranh” đã mau chóng tắt ngúm nguội tanh.
TỪ PHIÊU ĐẾN TRỌNG
Lê Khả Phiêu giải thích tại sao ông ta thất bại với Báo Tuổi Trẻ ngày 1/1/012: "Xây
dựng Đảng là việc thường xuyên, chúng ta có uống thuốc, có chữa bệnh,
có tiến lên nhưng chưa giải quyết triệt nọc. Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa
cá nhân, nếu không diệt được thì đừng hòng đẩy lùi được.… Chúng ta làm
chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người,
kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt được vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên
phải tự soi mình, xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt là các
ông ở trên.…. Tình trạng chạy chức chạy quyền, kém mà vẫn vào được các
vị trí, người giỏi bị gạt ra, đó là cá nhân chủ nghĩa. Thời gian chuẩn
bị Đại hội XI, có hôm 11g30 đêm một số anh còn đến nhà tôi, bấm máy lên
để nghe thấy đang chạy như thế, nghĩa là hỏng chứ còn gì nữa, cái đó là
nguy hiểm lắm.”
Theo quan điểm của ông Phiêu thì muốn làm cho được, phải làm từ trên
xuống dưới, bắt đầu từ Ban Chấp hành Trung ương đến Bộ Chính trị v.v…
Ông Phiêu nói: "Hồi trước Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột
từ nóc, bây giờ cái nhà không phải chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa.
Cho nên phải dành thời gian, nếu hiện nay chuẩn bị chưa kỹ hoặc chưa
được nên lui lại sang năm làm…Tôi đề nghị trung ương phải có kế hoạch cụ
thể, trước hết Bộ Chính trị phải làm gương và bản thân mỗi đảng viên
cũng vậy. Mới đây tôi gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói rằng
chúng tôi có trách nhiệm trong vấn đề xây dựng Đảng, trước đây làm chưa
triệt để, lần này dứt khoát phải làm bằng được, làm đến nơi đến chốn và
kế hoạch phải thật cụ thể.”
Cụ thể hay không rồi sẽ thấy, bở lẽ Trung ương XI trong kỳ họp 4 cũng
chỉ đem bản cũ sao lại như chứng minh trong 3 việc phải làm ngay:
- Một là: "Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng.”
- Hai là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất
là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập quốc tế.”
- Ba là: "Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu của
cấp uỷ, chính quyền các cấp và mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan,
đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong
những khâu quan trọng nhất.”
Thống báo cuối kỳ họp viết: "Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt; vấn đề thứ hai và vấn đề thứ ba vừa là vấn đề cấp bách, vừa là giải pháp để thực hiện vấn đề thứ nhất.”
Theo Thông báo thì: "Ban Chấp hành Trung ương khẳng định cần phải
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không né
tránh; phân tích sâu sắc, thuyết phục về những nguyên nhân chủ quan và
khách quan; các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi với
làm, bằng hành động cụ thể để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất hiện
nay.”
Chuyện "nói đi đôi với làm” một thời được Nông Đức Mạnh làm bùng lên sau
khi thay Lê Khả Phiêu lãnh đạo đảng, nhưng chỉ được một thời gian ngắn
rồi im luôn cho đến ngày Mạnh nghỉ hưu để giao quyền lại cho Nguyễn Phú
Trọng.
Biết chuyện phê bình và tự phê bình trong chiến dịch chỉnh đốn, xây dựng
đảng sẽ khó tránh khỏi chuyện đấu đá nhau trong nội bô, nên Thông báo
cuối Hội nghị 4 đã cảnh giác rằng: "Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vấn
đề quan trọng, nhạy cảm, phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực
đoan, nhưng cũng không được chậm trễ; giữ vững nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích, gây rối nội bộ.”
Nguyễn Phú Trọng cũng vừa đánh vưa run khi phát biểu trong Diễn văn bế mạc Hội nghị 4: "Bên
cạnh mặt tích cực, thành tựu, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ,
đảng viên cũng còn những tiêu cực, yếu kém đáng lo ngại, nhất là tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tình trạng quan liêu, xa dân, tổ chức
không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đó là chưa kể
các thế lực thù địch đang tìm mọi cách tiến công phá hoại sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước
ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của
Đảng, kích động chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân
dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức
thâm độc và nguy hiểm.”
Nói như thế là Trọng muốn tự mình khiêm tốn để lấy lòng Ban Chấp hành
Trung ương. Con bài "các thế lực thù địch” được Trọng dùng làm”lá chắn”
để bao che cho thói hư tật xấu của cán bộ không bị phơi trắng hết ra
cho dân biết.
Khi hù họa như thế, phải chăng Trọng muốn các cấp đảng không nên đấu đá nhau để tránh "vạch áo đảng cho người xem lưng”?
Hay là Trọng biết nếu để cho mọi người được tự do tố cáo thì biết đâu
ngay cả bản thân Trọng cũng khó tránh bị phê bình gay gắt, nói chi đến
các lãnh đạo khác?
Vì vậy, trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị ngày 26/12/2011, Trọng đã có thái độ ôn hòa: "Từng
cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí ủy viên Trung ương, ủy
viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm,
nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu
thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật
chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ
hại. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm
điểm, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đẩy mạnh chỉ đạo việc học tập,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.”
Nói cách khác, nếu mình có lỗi mà biết "đấm ngực 3 lần” ăn năn trước các
"đồng chí” "đồng hội” thì anh nào cũng sẽ bảo nhau "chín bỏ làm mười”,
nếu không thì làm sao mà thực hiện được phương châm "nay người mai ta”
các đồng chí hả?
(01/02)