
Tiếp theo bức thư ngỏ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ vị
lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việtnam Thống Nhất gửỉ ông
Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Việtcộng vào ngày 21/10/2011, yêu cầu
phải: "minh bạch hóa cho nhân dân biết chuyến thương thảo với Bắckinh vừa qua trên phương diện chủ quyền dân tộc”. Đồng thời Ngài đưa ra lời cảnh báo rằng: "Đảng và Nhà Nước CHXHCNVN không thể thở mãi bằng lỗ mũi của Trungquốc. Muốn thế, Đảng và Nhà Nước cần phải chuyển hóa sang chế độ dân chủ đa nguyên, để đất nước có thể thở bằng lỗ mũi của gần 90 triệu dân Việt”. Thì,
ngày 01/11/2011 các cựu tù nhân lương tâm của chế độ cộngsản Việtnam,
gồm các nhà trí thức, văn nghệ, tôn giáo, nghiệp đoàn, các đoàn thể
chính trị, và những người đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền Việtnam
đã phát động Phong Trào Lấy Chữ Ký của Toàn Dân, trong và ngoài nước về
Tuyên Cáo Đòi Thả Ngay Vô Điều Kiện Tất Cả Tù Nhân Lương Tâm tại
Việtnam. Để công bố với Quốcdân và Thếgiới vào dịp kỷ niệm Quốc Tế Nhân
Quyền ngày 10/12/2011 sắp tới. Đó là sự thể hiện lòng dân Việtnam và
cũng là đòi hỏi của toàn thế giới trong tình thế mới của thời đại.
Nội dung Bản Tuyên Cáo: "1- Thả ngay và vô điều kiện tất cả tù nhân
lương tâm đang bị giam cầm trái phép. Trong số này có các ông Nguyễn Hữu
Cầu, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Lý,
Nguyễn Văn Lia, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung… và
các bà Mai Thị Dung, Đỗ Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần…cùng
hàng trăm tù nhân sắc tộc thiểu số”. "Thả tù nhân lương tâm chính là
bước đầu chứng tỏ Đảng cầm quyền tỏ thiện chí, muốn mưu cầu tiến bộ cho
đất nước theo hướng Dân Chủ Hoá”. "2- Bãi bỏ điều 88 (tuyên truyền chống
nhà nước) và điều 79 (âm mưu lật đổ) của bộ luật hình sự, mà thực chất
chỉ nhằm trấn áp những tiếng nói xuất phát từ trái tim và lương tri con
người”. "3- Công nhận công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do thông tin,
tự do phát biểu trên internet, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất
bản; và tự do tôn giáo”. "4- Thay vì đàn áp, phải theo mệnh lệnh của
thời đại là lắng nghe và đối thoại với nhân dân về những vấn đề hệ trọng
của Tổ Quốc”. Tóm lại: "Tiến trình Dân Chủ Hoá là tất yếu vào
thời điểm lịch sử này, không riêng gì Bắc Phi và Trung Đông, mà còn cho
cả Việtnam, toàn vùng Đông Nam Á và Thế Giới”.
Trong 70 người ký tên đầu tiên vào Bản Tuyên Cáo, có các nhà trí thức
như: Bs Nguyễn Đan Quế, Gs Nguyễn Mạnh Bảo, Ts Nguyễn Thanh Giang, Ks
Trương Minh Nguyệt, Ks Đỗ Nam Hải, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn
Đài, Ls Lê Trần Luật…Các nhà văn như: Nv Nguyễn Quang, Nv Huỳnh Ngọc
Tuấn, Nv Hoàng Tiến, Nb Nguyễn Khắc Toàn, Nb Trần Thanh Tùng, Ns Lê Văn
Thụ… Các tu sĩ như: Ht Thích Không Tánh, Tt Thích Thiện Minh, Tt Thích
Nhật Ban, Sư cô Như Ngọc; Lm Chân Tín, Lm Phan Văn Lợi, Lm Nguyễn Hữu
Giải, Lm Đinh Hữu Thoại, Lm Lê Ngọc Thanh; Ms Thân Văn Trường, Ms Đoàn
Văn Diên, Ms Phạm Ngọc Thạch. Ms Nguyễn Thị Hồng, Ms Lê Quý Hữu…Họ là
những người đấu tranh bất khuất, văn minh bất bạo động, thuộc mọi tôn
giáo, mọi thành phần xã hội, mọi đoàn thể chính trị, dù ở trong nhà tù
nhỏ, hay ở nhà tù lớn, dưới chế độ độc tài toàn trị độc ác, dối trá, vô
luân, phi pháp, vô văn hóa của cộng sản, họ đã thể hiện ra bằng thái độ,
hành động và các tác phẫm của từng cá nhân, đều đã giữ vững giá trị văn
hóa của dân tộc, vẫn kiên trì với lý tưởng Dân Chủ Tự Do, Vẹn Toàn Lãnh
Thổ và Chủ Quyền Đất Nước. Nay họ đứng chung với nhau để vận
động đưa ra Tuyên Cáo nói rõ Thế Nước và Lòng Dân đang buộc nhà cầm
quyền cộng sản Việtnam phải thả ngay lập tức các tù nhân lương tâm và
hủy bỏ những điều luật vi phạm Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và
Chính Trị – 1966 – mà nhà cầm quyền Hànội đã ký kết. Đòi công nhận các
quyền tự do của công dân. Đây là một điều mừng cho dân tộc.
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Mặc Lâm đài RFA về dự kiến một đợt đàn áp sẽ xẩy ra? Bác sĩ Nguyển Đan Quế trả lời: "Phải
nói ngay đây là một cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ cho
Việtnam. Chắc chắn nhà cầm quyền Hànội đang trong tư thế muốn củng cố
một chế độ. Trước gương sụp đổ của nhà độc tài Gaddafi thì chúng tôi
phải nghĩ rằng, nhà cầm quyền Việtnam sẽ có những cuộc đàn áp đối lập
hoặc những người lên tiếng”. Nghĩa là những người khởi xướng và
những người chấp nhận ký tên vào bản Tuyên Cáo đã sẵn sàng bị đi tù với
những bạn mà họ đòi Việtcộng phải thả ngay vô điều kiện. Thực ra từ xưa
tới nay, những hành động cá nhân của từng người Việtnam, thường tỏ ra
hào hùng, xuất sắc, sẵn sàng chịu hy sinh, chiụ đựng gian khổ vì đại
nghĩa, rất đáng kính trọng và khâm phục. Nhưng phải nhìn thẳng vào sự
thật đáng buồn là khi quy tụ thành tập thể thì sao lại rất mau tan vỡ?
Không phải là thiếu lý tưởng, thiếu mục tiêu tranh đấu mà bị phân
hóa. Vì không một người tranh đấu nào không nuôi lý tưởng Tự Chủ Dân
Tộc, Vẹn Toàn Lãnh Thổ, Tự Do Dân Chủ cho Toàn Dân, và hòa bình phát
triển của Đất Nước. Nhưng khi đến với nhau thì chỉ cần một lời nói làm
phật lòng, hành vi trái ý, cử chỉ thiếu tế nhị, không chịu nghiêm chỉnh
đối thoại để tìm ra giải pháp chung, mà cứ cố chấp cho ý mình là đúng
nhất. Hoặc là những thành kiến về tôn giáo, về đảng phái, hay những ngộ
nhận do dư luận thiếu khách quan gây ra. Nhất là trước những mưu mô thâm
độc của Việtcộng chuyên dùng các đòn ‘chia để trị’. Như mua chuộc, áp
lực tình cảm, khủng bố tinh thần, khai thác nhược điểm của mỗi cá nhân
về quyền lợi vật chất, về danh dự, địa vị để làm băng hoại các tập thể
đối kháng. Biết rằng các tập thể mang Dân Chủ Tính thông thoáng và tự
do, mà phải đương đầu với một tập thể Cộngsản độc tài gian ác có
quyền hành thực lực trong tay thì hầu như dùng "trứng chọi đá”. Nhưng
kinh nghiệm ở các nước cộngsản xưa, và các nước độc tài ở Bắcphi và
Trungđông nay, các phong trào dân chủ đều đã thắng. Chẳng lẽ ở Việtnam
lại thua sao?
Hiện nay những người cựu tù nhân lương tâm đang khởi nghiệp lớn. Xin
tất cả hãy vì đại nghiã dân tộc mà bỏ "Cái Tôi” vốn nhiễm độc từ tinh
thần Nho Quan hủ bại của nền chính trị Trunghoa, vừa tôn thờ lãnh tụ,
vừa dùng mọi mưu lược để leo lên ngồi vào ghế lãnh tụ, lúc nào tham vọng
đó cũng mạnh hơn lý tưởng của mình, lớn hơn tổ chức của mình, nên dễ bị
xung động, khích động vì những thứ ngoài mình, khiến mình không tự làm
chủ được mình trong tập thể của mình, không nhìn ra được khả năng đóng
góp hữu hiệu của mỗi thành viên trong tổ chức, nhằm đặt nhau vào đúng vị
thế điều hành tổ chức của Dân Chủ Tính, đáp ứng với mỗi giai đoạn mà
tình thế đòi hỏi. Hy vọng phong trào sẽ thành công.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
|