Thứ Ba, 2024-12-10, 1:30 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Mười Hai » 26 » CXN_122611_1348_ĐCS có đầy đủ những mối lo cho sự tồn vong của chế độ
10:00 PM
CXN_122611_1348_ĐCS có đầy đủ những mối lo cho sự tồn vong của chế độ

Châu Xuân Nguyễn
Hôm nay, ngày khai mạc của Hội Nghị TW lần 4 (từ tháng 01.2011 đến giờ) và TBT phát biểu rằng:” Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. "

Hội nghị 3 cách đây 1 tháng, đó là nơi đưa ra nghị quyết tái cấu trúc nền kinh tế gòm 3 phần, Đầu tư công, DNNN và Nhà Băng.

Lần này, chính TBT gióng hồi chuông báo động về sự tồn vong của chế độ sau khi TT Nguyễn tấn Dũng thăng cấp Tướng cho 58 Công An và CTN Sang thăng tướng cho một số sĩ quan BQP  Tăng thêm tướng quân đội và công an

Viễn ảnh sụp đổ chế độ bây giờ là có thật chứ không còn ở đầu óc hoang tưởng của những bloggers lề trái nữa.

Tôi cảm thấy điều này từ sáu tháng qua, nơi tôi tiếp cận tới 80 ngàn lượt đọc trong một ngày (tuy nhỏ so với 90 triệu dân VN) và những thái độ hằn học tột cùng với chế độ thay đổi rất sâu đậm, có thể nói là lên gần tới mức hận thù trong những comment trong blog của tôi.

Tôi không coi 80 ngàn lượt đọc một ngày là tiêu biểu nhưng tôi coi sự kiện quan trọng là thái độ của một số lượng lớn comment chuyển sang thù hằn, đòi cho 3 Dũng chui vào ống cống, xử tử BCT v.v..từ những bất bình nho nhỏ 6 tháng trước. Theo tôi, đó là một sự di chuyển từ thái độ (shift of opinions) ôn hòa sang cực đoan. Nếu biết nhìn thì sẽ không khó suy diễn ra lòng dân 90 triệu người cũng có một di chuyển tương tự…từ chấp nhận CS quay sang trách móc nặng nề hay từ tức giận lên thành thù hằn…Một sự thay đổi tịnh tiến về thái độ của 90 triệu người dân.

Sự thay đổi trong 6 hay 12 tháng qua cũng dễ hiểu, ai cũng biết điều này, lạm phát, suy thoái, BĐS, TTCK, DNNN, Ngân hàng ảnh hưởng rất sâu đậm tới cuộc sống của 90 triệu người dân, từ đó có sự thay đổi về thái độ với ĐCS.

Nhưng đặc biệt nhất là trong vòng 3 tháng trở lại đây, từ tháng 9.2011, thái độ thù hằn càng gia tăng dồn dập vì 3 Dũng đưa ra những "giải pháp hành chính” mà cuối cùng đều đem đến sự thất vọng tột cùng cho người dân, ngay cả số doanh nghiệp phá sản và thất nghiệp lan tràn.

Những "giải pháp hành chính” thất bại như:
1. Giảm lãi suất thành thực âm tạo NH mất thanh khoản hàng ngàn tỉ vnd mỗi ngày
2. Cứu BĐS bằng cách đưa 4 trường hợp ra khỏi phi sản xuất. Điều này thất bại hoàn toàn đến nỗi ngay cả giới doanh nghiệp BĐS cũng chỉ trích.
3. Gói cứu TTCK thất bại chỉ trong 1 ngày
4. Sát nhập 3 nhà băng thất bại tràn trề.
5. Tiết lộ DNNN mang thêm nợ quốc gia là 120 tỉ usd, tức là 2 triệu 400 ngàn tỉ vnd, đem tổng số nợ người dân VN phải chịu là 215 tỉ usd tức là 4 triệu 300 ngàn tỉ vnd hay là 51 triệu vnd cho mỗi đầu người dân VN

NVDT_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này

Tất cả những điều này cho thấy rất rõ sự bất tài về quản lý kinh tế của 3 Dũng, điều này không một ai chối cải được.
Chuyện ĐCS sụp thì bây giờ tính từng tháng rồi nếu không tính từng ngày.

Đó là chưa có chuyện xuống đường và biểu tình đấy nhé.

Bye bye ĐCS VN.

Tôi thì phải chuẩn bị về VN thôi.

Melbourne
26.12.2011
Châu Xuân Nguyễn

——————————————————-

Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ

Phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ 4, Tổng bí thư nói: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Hôm nay (26/12), Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc tại Hà Nội.

Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 – 2020; xem xét, quyết định Đề án một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay; cho ý kiến về các Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2011; Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2011; Báo cáo công tác tài chính Đảng năm 2011; bầu bổ sung ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI và một số vấn đề quan trọng khác.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích… Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Nhu cầu lớn, nguồn lực có hạn

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng và các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị các đề án, báo cáo, tờ trình để gửi Trung ương theo quy chế làm việc.

Thứ nhất, về Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 – 2020, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội XI của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó xác định ba khâu đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nhanh nguồn nhân lực; và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Lần này, Hội nghị Trung ương bàn và quyết định vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng chính là để cụ thể hóa, đưa vào cuộc sống một chủ trương rất quan trọng của Đại hội XI.

Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, rất khó, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều vùng, địa phương và cả nước; cần xác định rõ phạm vi, mục tiêu, yêu cầu, tư tưởng chỉ đạo thì mới có thể triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.

Về đánh giá tình hình, cần thấy cả mặt đã làm được và chưa làm được một cách khách quan; phân tích sâu sắc các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân yếu kém, nguyên nhân chủ quan.

Cùng với việc đánh giá chính xác thực trạng tình hình kết cấu hạ tầng và công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thời gian qua, Trung ương cần cho ý kiến về dự báo bối cảnh, yêu cầu đặt ra cho sự phát triển, nêu rõ những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn, thách thức, nhất là những mâu thuẫn lớn đang đặt ra. Đó là nhu cầu thì lớn nhưng nguồn lực có hạn; muốn đầu tư tập trung nhưng lại phải giải quyết đồng thời nhiều yêu cầu, mục tiêu phát triển; muốn phát triển nhanh, nhưng lại phải cắt giảm đầu tư công, thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ chặt chẽ và giữ nợ công trong ngưỡng an toàn; việc huy động vốn ODA khó khăn hơn khi kinh tế thế giới bất ổn và nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình…

Trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển cho thời gian tới theo tư tưởng chỉ đạo của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu.

Về chính sách, cơ chế và giải pháp, cần chú trọng các vấn đề có tính đột phá, huy động được nhiều nguồn lực của xã hội, cả trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển hạ tầng; khắc phục cho được tình trạng đầu tư dàn trải, chất lượng kém, thất thoát, hiệu quả thấp. Đối với từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng cụ thể, ngoài các chính sách, cơ chế và giải pháp chung, cần nghiên cứu xác định trong các quy hoạch ngành, các chính sách, cơ chế, giải pháp riêng.
Tập trung vào các nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch; huy động và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là đất đai, lao động và nội lực hiện có; về phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vị trí then chốt của doanh nghiệp nhà nước; đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh thu hút sự tham gia của nhân dân, khu vực tư nhân và đầu tư của nước ngoài vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng…

Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu
Thứ hai, về Đề án một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần thứ tư cần thảo luận, ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”.

Sau một thời gian chuẩn bị, căn cứ vào nhận định trong văn kiện Đại hội XI và thực tế tình hình trong nước, thế giới có những diễn biến mới, Bộ Chính trị kiến nghị Trung ương chọn ba vấn đề đang thực sự cấp bách, cần làm ngay, với mong muốn tạo ra được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đó là: ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Từ đó, theo Tổng bí thư, đánh giá đúng tình hình và nguyên nhân, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu; quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; và những chủ trương, biện pháp phù hợp đối với từng vấn đề và cả ba vấn đề.

Khi đánh giá tình hình và nguyên nhân, cần nhìn thẳng vào sự thật, bình tĩnh, khách quan, không phiến diện; chỉ ra cả mặt thành tựu và yếu kém; phân tích toàn diện cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về giải pháp, cần xác định những việc cần và có thể làm ngay và những việc cần phải có thời gian chuẩn bị, nhất là về xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, khả thi, hiệu quả.

Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ, ông Nguyễn Phú Trọng nói.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 632 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0