Thứ Sáu, 2025-01-03, 4:49 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Sáu » 1 » ĐỔI TÊN SÀI GÒN? TẠI SAO KHÔNG?
8:11 AM
ĐỔI TÊN SÀI GÒN? TẠI SAO KHÔNG?
Rhodesia, một quốc gia ở Nam Phi châu, khi tuyên bố độc lập và đổi tên thành Zimbabwe năm 1980 thì lập tức tên mới này được các nước trên thế giói công nhận và báo chí đều dùng ngay tên mới Zimbabwe thay vì tên cũ là Rhodesia.
Lý do là vì quốc gia này không còn là thuộc địa của Anh nữa. Một giai đoạn lịch sử chính thức chấm dứt.
Trường hợp của Miến Ðiện thì có hơi khác. Năm 1989, hội đồng quân nhân Miến thông qua một sắc lệnh, bỏ tên cũ là Burma trong tiếng Anh, Birmanie trong tiếng Pháp để dùng tên mới là Myanmar và không dùng Rangoon trong tiếng Anh để gọi thủ đô nữa, mà đổi thành Yangon. Lý do là vì Yangon nghe gần hơn và giống cách người Miến đọc tên thủ đô của họ hơn là Rangoon.
Yangon hay Rangoon thực ra nghe không khác nhau bao nhiêu, nhưng thôi các ông tướng muốn như vậy thì báo chí và các chính phủ thân hữu với Miến Ðiện cũng làm theo.
Duy có cái quốc danh mới, Myanmar thì lại là một chuyện khác. Một số quốc gia cho rằng việc đổi tên đó có ý nghĩa chính trị, lại do chính phủ quân nhân Miến đưa ra, cái chính phủ có một thành tích nhân quyền không tốt đẹp gì khi giam giữ một phụ nữ được giải Nobel Hòa Bình thế giới trong suốt hơn hai chục năm qua. Các nước này không dùng danh xưng mới Myanamar vì cho rằng dùng cái tên đó là công nhận chính phủ quân nhân tại Rangoon, nhóm quân nhân nắm quyền bằng những phương tiện độc tài chuyên chế đi ngược lại tự do và dân chủ .
Các quốc gia Tây phương vẫn tiếp tục dùng tên Burma thay vì Myanmar.
Chuyện thay tên đổi tính coi vậy mà cũng rắc rối.
Tờ Vanity Fair, một nguyệt san xuất bản ở Mỹ trong số báo tháng 4 có một bài viết nhan đề Good Evening Vietnam của mục Letter From Saigon cho thấy một chi tiết khá lý thú.
Thành phố Sài Gòn bị đổi tên từ sau tháng 4 năm 1975. Cái tên mới vẫn là một dị ứng với nhiều người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước.
Tên cũ của thành phố này vẫn tiếp tục được dùng thay vì tên mới của nó.
Báo chí ngoại quốc, để cho tỏ ra thông thạo và giúp trí nhớ cho một số độc giả, những người có thể không biết được bao nhiêu điều về Việt Nam, thường viết Ho Chi Minh City, formerly known as Saigon, đại khái nghĩa là thành phố Hồ Chí Minh, trước đây mang tên là Sài Gòn.
Nhưng vẫn còn rất nhiều người không chịu dùng cái tên mới.

Bề gì nói tôi, anh ấy, cô ấy, chúng tôi là người Sài Gòn nghe cũng hợp lý và thuận tai hơn là nói ông ấy là người Hồ Chí Minh.
Thí dụ, ở Vũng Tàu, 2 người hỏi nhau:
- Tôi ở trong Biên Hòa ra ? Còn anh ?
- Tôi ở trong Hồ chí Minh ra (?)!

Nghe dễ sợ quá!

Người Việt Nam không có thói quen dùng tên người để đặt tên cho các thành phố, thị trấn, làng xã.
Ở Việt Nam có tỉnh Bà Rịa, có Giồng Ông Tố, có kinh Nhiêu Lộc nhưng đó là những tên tuổi của những người được dân chúng yêu mến vì công đức cho địa phương và đem đặt tên cho sông ngòi, đất đai.
Những tên áp đặt chắc không thể sống lâu như những địa danh ở trên.
Trở lại bài báo của Brian McNally viết trong tờ Vanity Fair. Trong suốt 5 trang báo từ 154 đến 159 của số báo tháng Tư viết về Sài Gòn, thành phố mà ông rất yêu, như Graham Greene, Somerset Maugham, Hemingway, Camus đã yêu Singapore, Paris, Algier … Brian McNally đã chỉ dùng danh xưng cũ của thành phố. Thành phố Sài Gòn.
Mãi ở trang cuối của bài viết, trang 159 người ta mới đọc thấy tên Ho Chi Minh City. Và đó là lần duy nhất.
Không thể nói Brian McNally không biết gì về Việt Nam sau năm 1975 để nói rằng ông đã lầm lẫn. Sau năm 1975 Brian McNally sống một số năm tại Việt Nam, lăn lộn ở Sài Gòn, hang cùng ngõ hẻm nào cũng đã đi qua nên chắc chắn đó không phải là sai sót của ông.
Brian McNally cũng không phải là người của chính phủ Mỹ, bởi lẽ càng là người của chính phủ Mỹ, thì người ta lại càng phải cẩn thận để khỏi bị phản đối vì sai lầm ngoại giao đó.
Vậy thì tại sao Brian McNally lại làm như thế trong bài viết của ông, đó là 14 lần ông dùng tên thành phố Sài Gòn và chỉ một lần ông viết Ho Chi Minh City.
Ông không làm vậy để làm vừa lòng các độc giả Việt Nam ở Mỹ của tờ Vanity Fair. Ông cũng không làm như vậy để chọc giận nhà cầm quyền Việt Nam. Ông làm như vậy chắc như ý nghĩa của hai câu thơ người ta đọc đã lâu ở hải ngoại:

Tính danh là tính danh rồi
Ai thay đặng tính ai dời đặng danh


Cứ xét lại tên của các thành phố Leningrad nay trở lại với tên cũ là Saint Petersburg và Stalingrad nay lại được gọi bằng tên Volvograd thì người ta thấy chuyện thay đổi tên của Sài Gòn chắc không phải là chuyện sẽ trở thành vĩnh viễn.

Bùi Bảo Trúc
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 584 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0