Thứ Sáu, 2024-03-29, 1:09 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Sáu » 13 » Đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Sinh Hùng nói phét
11:05 AM
Đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Sinh Hùng nói phét

Everywhere Land

Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn nói phét về kinh tế Việt Nam

images1980955_IMG_0784.jpg
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

Sau Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thì lại đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn, nói phét về kinh tế Việt Nam.

Theo VNN, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định về tương lai kinh tế Việt Nam "Phó Thủ tướng phấn khởi: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng 6.000, lên 12.000 và sẽ đạt 20.000 năm 2050".

Chúng ta cứ giả định là con số thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1200 USD mặc dù theo ước tính của cả WB, IMF và CIA thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam đều chỉ khoảng 1060 USD trở xuống. Nhưng cứ giả định là con số của ta tốt hơn của Mỹ, tức là GDP bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, chúng ta thử tính xem tới năm 2020 liệu con số này có lên tới 3000 USD không?

Có thể tính tốc độ tăng GDP đầu người bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng bình quân trừ đi tốc độ tăng dân số. Trong năm 2005, tốc độ tăng dân số của Việt Nam là 1,35%. Giả sử rằng trong 10 năm tới, dân số Việt Nam tăng ổn định ở mức 1% mỗi năm thì tốc độ tăng trưởng GDP cần phải bao nhiêu để đạt tới mức thu nhập bình quân đầu người 3000 USD trong 10 năm tới. Gọi tăng trưởng GDP là g ta sẽ có công thức: 1200*(1+g-0.01)^10=3000.

Không khó có thể tính ra g=0.106 hay 10,6%. Như vậy chúng ta sẽ phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP thường xuyên liên tục ở mức 10,6% trong 10 năm tới mới có thể đạt được điều này. Không biết ông Hùng dựa vào đâu để tin là Việt Nam có thể lập được kỳ tích này khi trong quá khứ, chưa có năm nào Việt Nam đạt tăng trưởng 2 chữ số cả và tăng trưởng GDP trung bình trong 9 năm qua cũng chỉ vào khoảng 7,2%. Trên thế giới cực kỳ hiếm nước nào có thể đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2 chữ số trong suốt 1 thập niên. Thành tích thần kỳ như Trung Quốc trong thập niên 1990 cũng chỉ đạt 9,5% một năm.

Cũng lưu ý là cách tính này được áp dụng với mức giá không đổi, tức là tăng trưởng GDP thực tế chứ không phải tăng trưởng GDP danh nghĩa. Bởi nếu tính theo tăng trưởng GDP danh nghĩa thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào biến động của đồng USD trên thị trường. Lấy một ví dụ không có thực là nếu sang năm 2011, Chính phủ quyết định nâng giá đồng VN lên 10 lần so với đồng USD thì lúc đó GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng đạt luôn $12000 mà chẳng cần phải làm gì, hehe. Nhưng rõ ràng đó không phải ý của Phó Thủ tướng mà ở đây, ông muốn nói tới $3000 trong năm 2020 là $3000 theo thời giá hiện nay.

Chính sự phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa này cũng là lý do ngày nay người ta không hay dùng GDP theo tỷ giá chính thức mà dùng theo ngang giá sức mua (PPP). Nếu tính theo ngang giá sức mua thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 2700-2900 USD.

Đến lượt phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Hình như các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hiện nay đều gặp phải vấn đề với số thống kê?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết [ông Thuyết kỳ này được hỏi nhiều nhỉ- ông này có lẽ là đại biểu có trình độ và có các câu hỏi sát và sắc nhất trong Quốc hội hiện nay], Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: "So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác".

images1978140_IMG_8906.jpg
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Không phải quá khó để kiểm định câu nói này của ông Nhân được đưa ra để chứng minh cho thành công của ông trong thời gian ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Câu này có hai mệnh đề, thứ nhất là lương giáo viên tăng gấp 2,1 lần và thứ hai là lương giáo viên cao hơn so với các ngành khác. Còn có một cách hiểu trong mệnh đề thứ 2 là mức tăng lương giáo viên cao hơn các ngành khác nhưng có vẻ như ông Nhân muốn nói theo cách hiểu thứ nhất vì mệnh đề "cao hơn các ngành khác” được đưa ra sau khi ông nêu ra mức lương giáo viên hiện nay "vào khoảng 2,5-4 triệu đồng/tháng". Ở đây có vấn đề không nhỏ là tại sao ông Nhân lại đưa ra một khoảng quá rộng như vậy, thay vì nêu ra mức lương trung bình của giáo viên.

Chúng ta thử kiểm định hai mệnh đề trên. Ở mệnh đề thứ nhất, vì hiện nay mới là giữa năm 2010 nên TCTK chưa có số liệu về năm 2010 mà chỉ có số liệu về năm 2009. Theo số liệu của TCTK thì tiền lương trong giai đoạn 2006-2009 của một số ngành như sau:

Bảng sau là Thu nhập trung bình hàng tháng của lao động ở khu vực Nhà nước được lấy từ Niên giám thống kê tóm tắt 2009 của TCTK. Cột 2 và 3 là thu nhập các ngành trong hai năm 2006 và 2009. Cột 4 là mức tăng trong 4 năm này. Cột 5 là mức tăng thực tế sau khi trừ đi lạm phát. Lạm phát được tính bằng cách tính dồn chỉ số CPI các năm 2007, 2008 và 2009 do năm 2006 được chọn làm mốc. Tính trung bình, giá cả năm 2009 sẽ cao hơn 42,3% so với năm 2006. Sau khi trừ đi lạm phát thì mức thu nhập trung bình toàn xã hội trong năm 2009 tăng 12% so với năm 2006, còn ngành giáo dục tăng 18,2%. Do hầu hết người lao động trong ngành giáo dục đều thuộc khu vực Nhà nước nên con số này sẽ phản ánh thu nhập hàng tháng của người lao động trong ngành giáo dục.

So sánh kết quả này với phát biểu của ông Nhân, có thể thấy hai điều:

- Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18,2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2,1 lần mà ông Nhân đưa ra. Nếu kể cả năm 2010 thì thu nhập của người làm giáo dục cũng chỉ tăng chừng 25% là cùng.

- Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục tuy được nâng lên và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng của đa số các ngành khác nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3,1 triệu. Như vậy mệnh đề "cao hơn so với các ngành khác” của ông Nhân là không chính xác.

Có thể phát biểu của ông Nhân căn cứ vào số liệu chi trả lương của Bộ giáo dục. Thật tiếc là hiện nay những số liệu này chưa được công khai và thuận tiện cho tiếp cận nên khó kiểm định. Nhưng theo số liệu của TCTK thì rõ ràng phát biểu của ông Nhân không thể đúng, nếu không nói là rất sai.

thongke_giaoduc.jpg

Nhìn bảng này, còn có thể có một số nhận xét khác như việc thu nhập thực tế của một số ngành còn giảm. Cũng lưu ý là bảng này chỉ dành riêng cho khu vực Nhà nước. Thu nhập thực tế trung bình của khu vực tư nhân trong nước có lẽ còn thấp hơn.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 639 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0