Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-10-22
Dân biểu Na Uy, ông Peter Gitmark, thành viên Ủy Ban Quan Hệ Đối
Ngoại trong quốc hội Na Uy, từng bị theo dõi và tống xuất khỏi Việt Nam
năm 2009 sau khi tìm cách gặp nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh Thủy,
hôm nay lên tiếng bày tỏ quan điểm về sự kiện Việt Nam cấm công dân Na
Uy gốc Việt Mivan Lovstrom được vào trong nước để làm công việc từ
thiện.
Độc tài đa nghi
Về lý do vì sao ông phải lên tiếng, từ thủ đô Oslo của Na Uy, dân
biểu Peter Gitmark trình bày với Thanh Trúc trong cuộc trao đổi như sau:
Cô Mi Vân. Photo courtesy of Mivan's facebook.
DB Peter Gitmark: Việt Nam là một trong những quốc gia mà chúng
tôi thường theo dõi rất sát, mục đích của tôi lần này giản dị là bảy tỏ
sự bất bình trước sự cấm đoán ngăn cản của chính phủ Việt Nam không cho
công dân Na Uy Mivan Lovstrom được nhập nội, trong lúc thực tế người này
chỉ muốn về để giúp đỡ những người dân nghèo mà cô biết. Sự kiện Mivan
Lovstrom bị buộc rời khỏi Việt Nam ngay khi vừa về tới phi cảng Tân Sơn
Nhất càng khiến tôi tin rằng quan điểm của riêng tôi đối với nhà cầm
quyền Việt Nam là đúng.
Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu Peter Gitmark, ông
hiểu như thế nào về con người và việc làm của cô Mivan Lovstrom đối với
những người ở Việt Nam mà cô nói là cô muốn giúp đỡ?
DB Peter Gitmark: Là một phụ nữ trẻ và can đảm, việc làm của
Mivan Lovstrom chỉ là giúp đỡ người nghèo ở trong nước. Bằng cách từ
chối không cho nhập nội, buộc Mivan Lovstrom quay trở lại Thái Lan,
chính phủ Việt Nam cũng đã khước từ cơ hội của cả trăm người xứng đáng
được nhận lãnh một chiếc xe lăn mà cô mang về cho họ.
Với tôi, hành động của nhà cầm quyền Việt Nam phản ảnh cái thành kiến
đa nghi hẹp hòi của một thể chế độc tài, không cần quan tâm đến phúc
lợi của người dân.
Thanh Trúc: Phản ứng của ông liên quan đến trường
hợp Mivan Lovstrom phải chăng phát xuất từ kinh nghiệm riêng khi ông đi
Việt Nam năm 2009, tìm mọi cách gặp nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh
Thủy ở Hà Nội?
DB Peter Gitmark: Bấy giờ đối với chúng tôi nhà văn Trần Khải
Thanh Thủy là một trong những tiếng nói biểu tượng cho dân chủ và nhân
quyền ở Việt Nam. Chính vì thế số phận của cây viết đối kháng này và sự
an nguy của gia đình bà ấy là điều chúng tôi thực sự muốn biết. Tôi đến
Việt Nam để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với nhà văn này lúc đó, đồng
thời muốn cho thế giới biết hoàn cảnh của một người bất đồng chính kiến
ở Việt Nam bị ngược đãi như thế nào.
Với tôi, hành động của nhà cầm quyền Việt Nam phản ảnh cái thành kiến
đa nghi hẹp hòi của một thể chế độc tài, không cần quan tâm đến phúc
lợi của người dân.
DB Peter Gitmark
Tôi còn nhớ khi tôi và người thông dịch đến gặp bà Trần Khải Thanh
Thủy thì chúng tôi đã bị nhận diện bởi những người công an đang canh gác
nhà bà ta lớp trong lớp ngoài. Khi chúng tôi trở lại khách sạn thì đã
thấy các nhân viên an ninh mặc thường phục đứng trước cửa phòng, họ gác ở
đấy suốt đêm và sáng sớm hôm sau thì áp tải tôi ra phi trường và buộc
tôi phải rời Việt Nam ngay lập tức.
Thanh Trúc: Trở lại câu chuyện cô Mivan Lovstrom , bị cấm
không cho vào Việt Nam hôm 17 vừa qua, là thành viên Ủy Ban Quan Hệ Đối
Ngoại của quốc hội Na Uy, ông có ý định sẽ làm gì trong những ngày tới?
DB Peter Gitmark: Sắp tới nếu gặp đại sứ Việt Nam tại Oslo,
tôi sẽ trực tiếp hỏi là ông ta nghĩ sao về hành động của chính phủ Việt
Nam đối với một công dân Na Uy gốc Việt, đúng ra với một người về nước
chỉ để làm việc từ thiện như Mivan Lovstrom. Tôi sẽ hỏi thẳng ông đại
sứ rằng ông nghĩ chính phủ nước ông làm vậy có đúng không, tại sao Việt
Nam luôn đố kỵ với những người thích làm việc tốt cũng như ôm nặng thành
kiến với những người thích làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Thanh Trúc: Thưa dân biểu Peter Gitmark, ông có mong muốn trở qua Việt Nam lần nữa hay không?
Dân biểu Peter Gitmark. RFA phtoto.
DB Peter Gitmark: Có chứ, trong cuộc gặp gỡ với một phái đoàn cấp
cao từ Hà Nội sang thăm quốc hội Na Uy, tôi đã nêu vấn đề với các vị ấy
về chuyện tôi sách nhiễu và bị tống xuất khỏi Việt Nam năm 2009. Họ trả
lời tôi họ lấy làm tiếc và mong rằng lần tới khi đến thăm Việt Nam tôi
sẽ được vào và sẽ vui vẻ thoải mái hơn. Tôi đã vin vào câu trả lời đó để
lưu ý các đồng viện của tôi rằng đại diện Việt Nam hứa với tôi như vậy,
rằng tôi sẽ đi thăm Việt Nam trở lại trong một ngày gần đây thôi.
Thanh Trúc: Lúc mở đầu câu chuyện hôm nay ông có lưu ý rằng
vụ việc Mivan Lovstrom, đến Việt Nam hôm 17 nhưng bị đuổi ra khỏi nước
cùng ngày, trùng hợp với thời điểm Việt Nam và Na Uy đang có vòng đối
thoại nhân quyền ở Oslo trong ngày 17 và kết thúc ngày 19 vừa qua. Từng
nhiều lần tham dự những vòng đối thoại nhân quyền thường niên giữa Na Uy
và Việt Nam khởi sự từ 2003, và dù năm nay không họp nhưng ông có muốn
bày tỏ quan điểm gì về nhân quyền ở Việt Nam không?
DB Peter Gitmark: Cơ bản đối thoại nhân quyền Việt Nam Na Uy
diễn ra hàng năm với mục đích khuyến khích Việt Nam cải thiện quyền con
người cho dân của họ. Theo nhận định và theo sự hiểu biết của tôi, những
cuộc nói chuyện như thế xảy ra đã nhiều lần rồi mà chẳng có gì gọi là
kết quả cụ thể.
Tôi nghĩ chính phủ Na Uy nên nghiêm túc xét lại để xem có nên tiếp
tục không bởi những cuộc họp như thế vừa tốn kém về tài chánh cũng như
về nhân sự trong lúc phía Việt Nam không chứng tỏ và rõ ràng không thực
sự muốn tôn trọng những quyền căn bản của người dân trong đất nước của
họ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân biểu Peter Gitmark.
|