Thứ Sáu, 2024-12-27, 10:26 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Hai » 7 » Đằng sau hợp đồng mua bán vũ khí
7:46 PM
Đằng sau hợp đồng mua bán vũ khí
BBC
Tàu ngầm hạng Kilo của Nga

Jamestown Foundation cho rằng cả Nga và Việt Nam đều có ý đồ sâu xa qua hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ cuối năm 2009.

Tổ chức Nghiên cứu có tiếng tăm trụ sở chính tại Washington này vừa đăng bài của tác giả Stephen Blank phân tích hợp đồng nhiều tỷ đôla mà Việt Nam vừa ký với Nga hồi cuối năm 2009 mua tàu ngầm, chiến đấu cơ và nhiều trang thiết bị quốc phòng khác.

Tác giả Blank nhận định việc Việt Nam trở thành khách hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí đã làm nhiều người ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ngoài mục tiêu đối trọng với sức mạnh hải quân Trung Quốc và giành chủ quyền tại Biển Đông, Việt Nam, cũng như Nga, có những ý đồ sâu xa hơn.

Bài báo nhận định đối với Hà Nội, việc mua vũ khí không chỉ đơn giản để tăng cơ số máy bay và tàu ngầm. Sáu chiếc tàu hạng Kilo sẽ đi kèm với việc xây dựng quân cảng, cơ sở bảo trì, hệ thống liên lạc và huấn luyện quân nhân...

Đây là một phần trong kế hoạch phát triển khả năng quốc phòng của Việt Nam, nhưng cũng là dấu hiệu đáng quan tâm cho thấy Hà Nội đang muốn củng cố lại quan hệ với Moscow để đối trọng với Trung Quốc.

Việt Nam đang muốn Nga tham gia một loạt dự án quan trọng của nước này và đang thúc đẩy việc ký kết một Hiệp định Tự do Thương mại song phương.

Còn có tin Việt Nam đang đề xuất cho tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga cổ phần trong công ty Petrovietnam.

Hà Nội cũng thiết tha muốn Nga tăng đầu tư vào Việt Nam, nhất là tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận.

Hợp đồng cho phép Nga tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã được ông Sergei Kiriyenko, Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Rosatom, và ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ký hồi giữa tháng 12/2009 tại Moscow.

Như vậy, sự trở lại của nước đồng minh cũ được tiến hành trên đa số các lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, từ kinh tế, quốc phòng tới an ninh năng lượng.

Tìm kiếm vị thế siêu cường

Về phía Nga, các hợp đồng với Việt Nam không chỉ là cơ hội làm ăn mà còn mang ý nghĩa chính trị to lớn.

Theo tác giả Stephen Blank, lâu nay Nga đã tìm cách bán vũ khí tới các nước Đông Nam Á cũng như phát triển quan hệ năng lượng với các nước này.

Nga đã cung cấp khí tài cho Indonesia, thương thuyết hợp đồng với Brunei, Malaysia, Thái Lan và Miến Điện. Chính quyền quân phiệt ở Miến Điện hồi cuối 2009 đã mua 20 chiến đấu cơ MiG-29 và từ 6 tới 10 trực thăng Mi-35 của Nga.

Trong khi các hợp đồng này phản ánh không khí ngày càng lo lắng tại khu vực trước hiện diện c̉a Trung Quốc, chúng cũng mang lại cho Moscow cơ hội vươn lại vị trí siêu cường quốc tế.

Nga cũng đang muốn tìm khách hàng thay thế cho Trung Quốc, nước vốn mua nhiều vũ khí nhất từ Nga, vì hai lẽ: nạn làm giả và vì Bắc Kinh nay chỉ muốn mua các mặt hàng công nghệ tân kỳ nhất.

Các toan tính của Nga trong việc đối trọng lại quyền lực của Trung Quốc chắc chắn không được Bắc Kinh hoan nghênh và có thể ảnh hưởng quan hệ song phương.

Tuy nhiên, chưa thể phóng đại hiện diện của Nga tại khu vực, vì ngoài vũ khí và dầu lửa cùng năng lượng hạt nhân, Nga không có gi để chào mời các nước Đông Nam, trong khi quyền lực kinh tế của Trung Quốc thì quá rõ ràng.

Chúng ta phải chờ mới rõ Nga có thể ảnh hưởng các quốc gia Đông Nam Á tới đâu.

Một câu ngạn ngữ của Trung Quốc nói rằng: "Nước xa không cứu được lửa gần".

Đối với Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á, và cả Nga, Trung Quốc là một đám lửa gần trong khi quan hệ giữa các nước này với nhau lại vẫn còn lỏng lẻo như nguồn nước ở xa.

Category: Chính trị | Views: 945 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0