Thứ Ba, 2025-01-07, 2:52 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Sáu » 13 » Đi đâu cũng bị phản đối
5:36 PM
Đi đâu cũng bị phản đối

Trong năm nay (2010), sẽ có hai Hội nghị thượng đỉnh G20. Canada được uỷ nhiệm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất năm 2010 vào hai ngày 26 và 27 tháng 6 tại Toronto. Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ hai trong năm 2010 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Seoul, Đại Hàn.

Tổ chức G20 là diễn đàn của đại biểu 19 nước có nền kinh tế lớn nhất hoàn cầu và đại biểu Liên hiệp Âu Châu (European Union hay EU). Mười chín nước đó là (theo thứ tự ABC): Argentina, Australia, Brazil, Canada, China, France, Germany, India, Indonesia, Italy, Japan, Mexico, Republic of Korea, Russia, Saudi Arabia, South Africa, Turkey, United Kingdom, United States of America. Đại biểu 19 nước nầy cùng vớp đại biểu EU họp thành G20.

Hội nghị G20 đầu tiên được tổ chức tại Berlin trong hai ngày 15 và 16-12-1999 do hai bộ trưởng Tài chánh Cộng Hòa Liên Bang Đức và Canada chủ trì. Tổ chức G20 hiện gồm hai hội nghị: Hội nghị thường niên cấp bộ trưởng tài chánh và thống đốc ngân hàng trung ương, và Hội nghị thượng đỉnh gồm nguyên thủ các quốc gia trong G20. Tổ chức G20 không có uỷ ban thường trực mà chỉ có chủ tịch luân phiên hàng năm. Chủ tịch G20 đầu tiên (1999-2001) là Canada, sau đó là Ấn Độ (2002), Mexico (2003), Đức (2004), Trung Quốc (2005), Australia (2006), Nam Phi (2007), Brazil (2008), Anh (2009). Năm nay (2010), chủ tịch G20 là Cộng Hòa Hàn Quốc (Đại Hàn hay Nam Hàn) và năm 2011 sẽ là Pháp.

Ngoài 20 thành viên thường trực, ngày 8-5-2010, Văn phòng thủ tướng Canada là Stephen Harper thông báo sẽ mời thủ tướng năm nước đến dự thính Hội nghị G20 trong hai ngày 26 và 27-6-2010 với tư cách là quan sát viên. Đó là các nước (theo thứ tự ABC): Ethiopia, Malawi, Netherland (Hòa Lan), Spain (Tây Ban Nha) và Việt Nam. Việt Nam được mời vì năm nay (từ 01-01-2010 đến 31-12-2010) Việt Nam là chủ tịch luân phiên của Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) tức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

Chắc chắn sẽ có nhiều cuộc biểu tình của cộng đồng các sắc dân tại Canada và trên thế giới chống đối Hội nghị thượng đỉnh G20. Rút kinh ngiệm từ việc bảo vệ an ninh Thế vận hội mùa đông Vancouver vừa qua, chính quyền Canada đã lo chuẩn bị những biện pháp an ninh cần thiết từ đầu tháng 6 để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto.

Những cuộc biểu tình nầy có nhiều mục đích khác nhau. Tựu trung có thể có hai nhóm chính: Biểu tình vì kinh tế, chống chủ trương toàn cầu hóa; và biểu tình vì chính trị, chống các chế độ độc tài đàn áp.

Riêng trường hợp Việt Nam, trước đây, nhân hội nghị APEC tại Việt Nam tháng 11-2006, thủ tướng Stephen Harper đã tuyên bố ở Hà Nội rằng: "Canada muốn phát triển giao thương với thế giới. Nhưng tôi không tin rằng người Canada chúng tôi muốn bán khoán các giá trị Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để lấy đồng đô la.” (DCVOnline.net ngày 19-11-2006.)

Cũng theo nguồn tin nầy, trong cuộc gặp tay đôi tại Hà Nội với Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 17-11-2006, thủ tướng Canada đã đề cập đến các vấn đề nhân quyền, tự do báo chí và ông Harper đã đưa ra 10 trường hợp tiêu biểu về những người bị bắt giam vì bất đồng chính kiến, vì vận động dân chủ hay hoạt động tôn giáo…

Không phải tại nơi nào khác, mà ngay tại Hà Nội ông Stephen Harper công khai tuyên bố như thế, đồng thời đề cập đến những tù nhân lương tâm với Nguyễn Tấn Dũng, chứng tỏ rõ ràng rằng trong việc tổ chức Hội nghị G20 tại Toronto, người mời (Stephen Harper) đã biết rõ khách mời (thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng) là kẻ đứng đầu một bộ máy cai trị đàn áp nhân quyền và không có tự do dân chủ, nhưng vì thủ tục của G20, Canada vẫn phải mời chủ tịch luân phiên của tổ chức ASEAN, chứ không phải vì Việt Nam là một nước kinh tế phát triển.

Cần chú ý mục đích của Hội nghị G20 là tìm kiếm những phương sách phát triển kinh tế toàn cầu một cách bền vững lâu dài. Muốn phát triển kinh tế, không phải nước nào muốn là được, mà còn cần phải có nhiều điều kiện kinh tế và môi trường chính trị thuận lợi cho sự phát triển.

Trong thời gian chiến tranh, Hoa Kỳ quyết định cấm vận Bắc Việt Nam từ năm 1964. Hoa Kỳ cấm vận trong thời gian nầy ít ảnh hưởng đối với BắcViệt vì Bắc Việt theo nền kinh tế cộng sản chỉ huy và Bắc Việt chỉ giao dịch và xin viện trợ các nước trong khối cộng sản. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Hoa Kỳ tiếp tục cấm vận Việt Nam. Việc cấm vận nầy khiến cộng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn kinh tế, nhất là từ khi khối Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 90.

Sau những cuộc thương lượng lâu dài, ngày 3-2-1994, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận chế độ Việt Nam. Năm sau, ngày 11-7-1995, cũng tổng thống Bill Clinton quyết định tái lập bang giao với Việt Nam. Ngày 7-11-2006, Việt Nam được chấp nhận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization = WTO), và chính thức trở thành hội viên thứ 150 của WTO kể từ 11-1-2007.

Trở thành hội viên WTO, bước vào dòng sinh hoạt thế giới, đáng lẽ Việt Nam phải dần dần thay đổi chính sách, mở rộng tự do dân chủ, tạo điều kiện để phát triển chẳng những về kinh tế mà cả mở rộng chính trị, nhằm hỗ trợ cho sự thăng tiến kinh tế.

Trong khi đó, từ năm 1994 (Hoa Kỳ bỏ cấm vận) hay 2007 (vào WTO), tuy Việt Nam đã nới rộng phần nào những hoạt động kinh tế, nhưng vẫn không buông lỏng sự kiểm soát chính trị, vẫn đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, vẫn mở thêm nhà tù.

Trước hết, điều 4 hiến pháp năm 1992 hiện vẫn đang còn áp dụng tại Việt Nam ghi rằng: "Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, có nghĩa là đảng Cộng Sản vẫn độc tôn quyền lực, độc đảng, độc tài toàn trị. Về kinh tế, bên bờ suy sụp toàn diện sau 10 năm thực hiện kinh tế chỉ huy theo đường lối CS từ năm 1975 trên toàn cõi Việt Nam, đảng CSVN bắt buộc phải "đổi mới” từ năm 1985 để tự cứu mình, phần nào mở rộng hơn trước, nhưng vẫn chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là vẫn do đảng CSVN chỉ huy theo đường lối cộng sản. Như thế, về chính trị và kinh tế, Việt Nam hiện nay trước sau vẫn là một nước cộng sản.

Vì chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị nên hiện nay ở trong nước không có tự do dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí, không có tự do thông tin, không có tự do giáo dục. Cho đến hôm nay, đã 10 năm qua thế kỷ 21, mà ở Việt Nam vẫn chưa có báo tư nhân. Khoảng 100 tờ báo ở trong nước hoàn toàn do các cơ quan nhà nước kiểm soát, chỉ là cái loa với nhiều âm lượng khác nhau phát ra từ Bộ chính trị đảng CSVN. Dù là báo của nhà nước, những ai viết báo ra ngoài chỉ thị của nhà nước đều bị bắt giam.

Tất cả những điều trên không cần phải chứng minh dài dòng; chỉ cần nhìn hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng hoặc đọc tin các nhà văn, các ký giả , các nhà nhà hoạt động dân chủ trong nước bị bắt giam là đủ rồi. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có tự do ăn chơi, tự do đàng điếm, tự do tham nhũng. Không có tự do dân chủ thì không thể có thảo luận tranh cãi, không thể có sáng kiến, không thể có cạnh tranh, thì làm sao có tiến bộ? Không có tự do thông tin, không có tự do báo chí thì lấy ai để theo dõi, thông tin, nhận xét, phê bình hoạt động kinh tế?

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay sa sút trầm trọng. Sa sút về mọi mặt. Chương trình học tập, phương pháp giảng dạy, trình độ giáo sư, kết quả học sinh, tất cả đều sa sút. Ở đại học, phải là đảng viên mới được phong hàm giáo sư. Những người học vị cao, chuyên môn giỏi, nhưng không vào đảng, thì không bao giờ được phong hàm giáo sư. Đó là chưa kể cảnh bán bằng cấp, bán bài vở, bán đề thi xảy ra khắp nơi, từ đại học xuống trung học. Với một nền giáo dục như thế, làm sao đào tạo được nhân tài để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh?

Nhiều người du lịch Việt Nam nhận thấy hiện nay, các thành phố được mở mang, sinh hoạt tấp nập, nên vội cho rằng Việt Nam bắt đầu thay da đổi thịt. Tuy nhiên xin lưu ý là sau 35 năm hòa bình với bao nhiêu viện trợ quốc tế, mà Việt Nam chỉ đạt được chừng đó tiến bộ hay sao? Trong thời gian chiến tranh, miền Nam Việt Nam đã đứng trên những nước Đông Nam Á. Ba mươi lăm năm hòa bình, Việt Nam tụt hậu và thua xa cả hàng vài chục năm các nước lân bang. Và cũng xin lưu ý là những phồn vinh giả tạo hiện nay chỉ diễn ra ở thành phố, cho tầng lớp đảng viên CSVN và những thành phần chung quanh đảng hưởng thụ, trong khi đại đa số nông dân vẫn phải lầm than cơ cực ở miền nông thôn nghèo đói. Sự cách biệt lợi tức đồng niên giữa thành phố và nông thôn càng ngày càng lớn rộng.

Một điều hết sức tệ hại là đảng CSVN đã lợi dụng những cải cách kinh tế để tham nhũng, mang lại lợi lộc riêng cho giới đảng viên cầm quyền. Chuyện ép dân, cướp đất bán cho người nước ngoài, nói là để mở mang thương mại là chuyện "thường ngày ở huyện”. Nguy hiểm hơn nữa là đảng CSVN vốn tùng phục Trung Quốc nhằm củng cố quyền lực, nay núp dưới chiêu bài gọi là phát triển kinh tế, đã không ngại thực hiện những dự án kinh tế rất nguy hiểm về môi trường và an ninh cho các thế hệ tương lai. Điển hình nhất là chương trình giao cho người Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên, kế hoạch cho người Trung Quốc thuê dài hạn vùng núi đồi miền biên giới…

Muốn phát triển kinh tế, thì điều kiện căn bản tiên quyết là phải có tự do dân chủ. Chưa có tự do dân chủ, mà vẫn độc đảng, độc tài toàn trị, đàn áp nhân quyền và dân quyền, tùy tiện bắt giam những người bất đồng chính kiến, kể cả những người yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược, thì không thể nói đến chuyện phát triển, và nếu có phát triển thì phát triển lệch hướng, nhằm phục vụ cho đảng CSVN và tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN, chứ không phục vụ lợi ích chung cho dân tộc, cho đất nước.

Hình ảnh Việt Nam ngày nay đúng như sự mô tả của điều 9 Nghị quyết 1481 của Quốc hội châu Âu tại Strasbourg ngày 25-1-2006: "Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây ra tội ác.” (Bản Anh ngữ: "Totalitarian communist regimes are still active in some countries of the world and crimes continue to be committed.”)

Trong hoàn cảnh như thế, Việt Nam làm thế nào có thể phát triển kinh tế bền vững đúng hướng được. Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Toronto dự thính Hội nghị G20 chẳng ích lợi gì cho sự phát triển kinh tế Việt Nam vì guồng máy kềm kẹp của đảng CSVN vẫn không thay đổi, tiếp nghiền nát tất cả những cải cách, những sáng kiến nào có hại cho quyền lợi của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Muốn phát triển kinh tế, trước tiên phải dẹp bỏ guồng máy nầy đi.

Tuy nhiên, vì "vẫn tiếp tục gây ra tội ác”, người ta không lấy làm lạ bất cứ viên chức CSVN nào ra nước ngoài cũng đều bị đồng hương phản đối. Viên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đứng đầu một guồng máy cai trị "vẫn tiếp tục gây ra tội ác” ở Việt Nam, đến dự thính với tư cách quan sát viên trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 26 và 27-6-2010 lần nầy tại Toronto, chắc chắn sẽ bị đồng hương phản đối. Thật là nhục! ĐI ĐÂU CŨNG BỊ PHẢN ĐỐI.

Trần Gia Phụng
(Toronto, Canada

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 606 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 9
Khách: 8
Thành Viên: 1
vinclifer