Hôm
nay, ngày 3 tháng 2 năm 2010, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm 80
năm ngày đảng này ra đời. Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng
định họ là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” theo Hiến pháp hiện
hành.
AFP Photo/ Hoang Dinh Nam
Ông Võ Văn Kiệt
Tuy nhiên,
căn cứ vào bối cảnh thế giới cũng như thực tế Việt Nam, đã có khá nhiều ý kiến
cho rằng, thể chế chính trị độc đảng như hiện nay khó có thể giúp xã hội Việt
Nam thực sự trở thành "công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đòi đa đảng
là trọng tội
Sáng 2
tháng 2, tại lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng
CSVN cho rằng, cần kiên quyết đấu tranh
và khắc phục có hiệu quả sự suy thoái chính trị, đạo đức, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, đổi mới tổ chức, bộ máy và công
tác cán bộ. Đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực,
nói đi đôi với làm.
Hiến
pháp Việt Nam hiện hành không có bất kỳ câu nào, từ nào, quy định nào khẳng định
Đảng Cộng sản Việt Nam và những tổ chức tiền thân của nó là đảng phái chính trị
duy nhất của Việt Nam.
LS. Cù Huy Hà Vũ
Người
đứng đầu Đảng CSVN thừa nhận, trong quá trình lãnh đạo, trước những
công việc phức tạp và mới mẻ, có lúc, có việc Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng theo ông Mạnh: Mỗi lần
như vậy, Đảng đều nghiêm khắc tự phê bình, tìm ra nguyên nhân của những sai lầm
và quyết tâm sửa chữa. Đó là biểu hiện của một Đảng tiến bộ, chân chính.
Ông Mạnh
khẳng định: Với niềm phấn khởi, tự hào, với thái độ thẳng thắn, nghiêm túc, với trách
nhiệm cao trước đất nước và dân tộc, chúng ta tin tưởng vững chắc, Đảng CSVN nhất định hoàn thành xuất
sắc trọng trách của mình.
Trọng trách mà ông Nông Đức Mạnh - người
đứng đầu Đảng CSVN "tin tưởng vững chắc” sẽ "hoàn thành xuất sắc” là tiếp tục nắm
giữ quyền quản lý, điều hành quốc gia suốt từ năm 1954 tại miền Bắc, và từ năm
1975 đến nay trên toàn Việt Nam.
Tuy Điều 4 của bản Hiến pháp 1992 xác định,
Đảng CSVN là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” song gần đây, càng ngày
càng nhiều người cùng cho rằng, Đảng CSVN nên từ bỏ vai trò là chính đảng duy
nhất. Số vụ án chính trị, phát sinh từ việc kêu gọi, vận động Đảng CSVN từ bỏ độc
quyền quản lý, điều hành Việt Nam tăng đáng kể. Chỉ trong hai tháng vừa qua, đã
có hàng chục phiên xử, hàng chục người bị phạt tù khi bày tỏ mong muốn có sự
thay đổi ấy một cách ôn hoà.
Ông Nguyễn Tấn Dũng. AFP Photo/Hoang Dinh Nam
Cho dù đã có hàng loạt cá nhân vừa bị phạt
tù vì vận động đa đảng, mới đây, khi trả lời chúng tôi, ông Cù Huy Hà Vũ, một
Tiến sĩ Luật vẫn khẳng định, Việt Nam cần đa đảng. Ông Vũ giải thích: Hiến
pháp Việt Nam hiện hành không có bất kỳ câu nào, từ nào, quy định nào khẳng định
Đảng Cộng sản Việt Nam và những tổ chức tiền thân của nó là đảng phái chính trị
duy nhất của Việt Nam.
Một khi Hiến pháp đã thể hiện như thế
tức là ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác nữa.
Tức là ngay Hiến pháp cũng đã khẳng định, ở Việt Nam, dưới chế độ gọi là Cộng sản,
chế độ đa đảng vẫn luôn tồn tại và tồn tại trước hết ở trong Hiến pháp!
Thật
ra, ông Vũ không phải là người đầu tiên nhận ra và lý giải như vậy. Thế nhưng,
thay vì thảo luận nhằm tìm sự đồng thuận khi có khác biệt như nhiều vị lãnh đạo
Đảng CSVN vẫn tuyên bố, trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng CSVN, ông
Nông Đức Mạnh tiếp tục khẳng định: Cần nêu cao cảnh
giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, diễn
biến hòa bình, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng
phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thực tế khác xa chủ thuyết
Vậy diện mạo chế độ xã hội chủ nghĩa mà
Đảng CSVN đã xây dựng trong nhiều năm qua và đang cố gắng bảo vệ ra sao?
Ngoài những tệ nạn như lạm quyền, tham
nhũng, đạo đức suy đồi, xã hội phân hoá thành nhiều giai tầng và sự chênh lệch
về mức sống giữa giàu với nghèo vượt xa khả năng tưởng tượng của nhiều người,...
mà không ít người đã biết nhờ hệ thống truyền thông trong nước mô tả hàng ngày,
hệ thống truyền thông quốc tế cũng đã đóng góp khá nhiều bài viết nhằm khắc hoạ
diện mạo ấy.
Trong số hàng loạt bài phân tích về tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam hồi tháng trước, có một bài được
nhiều người chú ý là "Vietnam’s
new money” (tạm dịch là "Nguồn tài sản mới ở Việt Nam”) của Bill Hayton – vẫn
được xem như một trong những chuyên gia về Việt Nam, đăng trên tạp chí Foreign
Policy ngày 21 tháng 1.
Đọc bài "Nguồn tài sản mới ở Việt Nam” của
ông Bill Hayton, rất dễ nhận ra Đảng CSVN - tổ chức chính trị đang cố gắng bảo
vệ vai trò độc quyền quản lý, điều hành Việt Nam hiện nay, rất khác Đảng CSVN
được mô tả trong Điều 4 của bản Hiến pháp 1992.
Bill Hayton gọi thực thể chính trị đang
tồn tại ở Việt Nam là: Mạng lưới xã hội
chủ nghĩa theo kiểu con ông cháu cha.
Đảng CSVN được mô tả trong Điều 4 của bản
Hiến pháp 1992 là tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Còn Đảng CSVN đang quản lý, điều
hành Việt Nam hiện nay thì sao? Họ có đại diện cho quyền lợi của công nhân,
nhân dân lao động và cả dân tộc? Công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc có
thể tự trả lời câu hỏi ấy.
Trong "Nguồn tài sản mới ở Việt Nam”,
Bill Hayton cung cấp những thông tin và nhận định không được đề cập trên hệ thống
truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Đó là đám cưới giữa cô Nguyễn Thanh
Phương, ái nữ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với anh Nguyễn Bảo Hoàng, con trai một
viên chức của chính quyền miền Nam Việt Nam, người đã từng được cha mình mang
ra khỏi Việt Nam hồi tháng 4 năm 1975, vì không muốn sống dưới chế độ Cộng sản.
Ông Nông Đức Mạnh. AFP Photo/Hoang Dinh Nam
Người ta không thấy yếu tố lý lịch – một
thứ rào cản từng khiến nhiều người Việt đem sinh mạng, tài sản, đánh đổi tự do
và vẫn đang là rào cản sự thăng tiến của nhiều người Việt khác tại Việt Nam –
chi phối cuộc hôn nhân này. Sự kết hợp của cả hai nhân vật đang điều hành hai
công ty đầu tư tài chính, nắm giữ khoảng 150 triệu đô la tại Việt Nam được Bill
Hayton cho là: Cuộc hôn nhân mang những yếu tố của một Việt Nam mới, nơi mà
dòng tài sản mới đang chảy vào và Đảng Cộng sản vẫn thống lĩnh cả hai lĩnh vực
kinh tế tư và công.
Việt Nam mới trong "Nguồn tài sản mới ở
Việt Nam” của Bill Hayton, tuy vẫn có sự hiện diện của Đảng CSVN nhưng hình như
Đảng CSVN không phải là "đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc” như Hiến pháp mô tả tại Điều 4. Việt
Nam mới có nhiều doanh nghiệp tư nhân do các Đảng viên quản lý. Bill Hayton nhận
xét: Lãnh đạo Đảng CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam thành doanh
nghiệp gia đình.
Rất khó thấy yếu tố đã được xác định tại
Điều 2 bản Hiến pháp 1992: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa
mà Đảng CSVN đang cương quyết bảo vệ trên thực tế.
Bill Hayton gọi thực thể chính trị đang
tồn tại ở Việt Nam là: Mạng lưới xã hội chủ nghĩa theo kiểu con ông cháu
cha.
Không chỉ có sự khác biệt cơ bản giữa chế độ XHCN trong Hiến pháp
1992 với thực thể chính trị hiện nay, mà quan điểm của Đảng CSVN về chế
độ XHCN tại Việt Nam liên tục thay đổi.
AFP Photo
Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN.
Mời quý vị
theo dõi thêm cuộc trao đổi giữa Trân Văn với ông Nguyễn Thượng Long, một nhà
giáo nghỉ hưu, đang sống tại Hà Đông, Hà Nội...
Không xây
dựng "con người mới xã hội chủ nghĩa”?
Trân Văn: Có một giai đoạn khá dài, Việt Nam đề ra chủ trương
"Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN)” với một số tiêu chí rất rõ
ràng nhưng mà gần đây không thấy nhắc đến định hướng "Xây dựng con người mới
XHCN” nữa. Là một nhà giáo mà công việc gắn liền với sự nghiệp giáo dục của Việt
Nam trong nhiều thập niên, ông có thể giải thích vì sao mà bây giờ người ta
không đề cập đến việc "Xây dựng con người mới XHCN” nữa hay không?
Hiện nay, trong đất nước chúng ta, xã hội
chúng ta, đời sống, tư tưởng đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng rất nghiêm trọng.
Tức là khủng hoảng về con đường.
Ô. Nguyễn Thượng Long.
Ông Nguyễn Thượng Long: Đúng là như vậy
ạ! Tôi đứng bục giảng 37 năm là 37 năm tôi phải thực thi một trọng trách hết sức
nặng nề. Tức là phải hình thành nên nhân cách con người mới cho thế hệ trẻ. Con
người mới trong thế hệ trẻ mà những người thầy phải hình thành cho được là những
con người XHCN như anh vừa mới nói.
Thế
nhưng từ khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, từ khi thành trì của chủ nghĩa xã
hội là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan vỡ thì nền giáo dục của Việt Nam
cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái rất nghiêm trọng.
Tôi
nghĩ là hiện nay, trong đất nước chúng ta, xã hội chúng ta, đời sống, tư tưởng
đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng rất nghiêm trọng. Tức là khủng hoảng về con
đường. Giáo dục bây giờ không còn nói tới những tiêu chí mà ngày xưa chúng tôi
gọi là "long trời, lở đất” như: "Nhà trường là pháo đài của chủ nghĩa xã hội”
hay "Thầy cô giáo là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng”. Đấy là thời
mà lứa tuổi chúng tôi, thế hệ chúng tôi chưa quên được.
Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập đảng tại Nha Trang. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam.
Gần
đây, giáo dục đào tạo trong nước không thấy nhắc đến những từ "đại ngôn” như thế
nữa. Điều đó phản ánh thực trạng khủng hoảng rất nghiêm trọng. Cho nên điều anh
phát hiện ra là hòan toàn đúng.
Tôi
nghĩ rằng là trong giai đoạn này, muốn chấn hưng được, muốn phát triển được,
chúng ta phải có những cải tổ rất sâu sắc, phải có những thay đổi, phải có định
hướng, phải có những lý luận mới.
Trân Văn: Thưa ông, hệ quả hiện nay có phải là do những con người
đã được đào tạo theo tiêu chí "con người mới XHCN”?
Ông Nguyễn Thượng Long: Hiện nay, xã hội
chúng ta có một cái bất cập. Tôi tin trí thức Việt Nam, tôi tin ở trí tuệ Việt
Nam lắm. Tôi tin rằng dân tộc Việt Nam không thiếu những người có trí tuệ,
không thiếu những người có kiến thức, không thiếu những người có tấm lòng với đất
nước nhưng rất tiếc là nền chính trị, thể chế chính trị trong nước giai đoạn
này không phát huy được những tiềm năng về chất xám, những tiềm năng mà người
ta gọi là nguyên khí của quốc gia và nó dẫn đến tình trạng như vậy.
Thật
ra tôi không thất vọng gì về trí tuệ của người Việt Nam. Thế nhưng rất tiếc,
chúng ta không vượt qua được khủng hoảng, bế tắc này vì nguyên nhân như vậy.
Ước
mong...
Trân Văn: Thưa ông, khi mà chủ trương "Xây dựng con người mới
XHCN” không còn được đề cập nữa và ngay cả khái niệm "yêu nước là yêu chủ nghĩa
xã hội” cũng rất ít được nhắc đến. Thế thì tại sao lại có nhiều người bị bắt, bị
kết án tù vì bày tỏ tinh thần yêu nước của họ theo những quan điểm khác với
cách nhìn của chính quyền? Ông có thể lý giải giúp không?
Ông Nguyễn Thượng Long: Người trong nước
chúng tôi, nhất là thế hệ từ chúng tôi trở lên thì luôn luôn được giáo dục "yêu
nước nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội”, tức là người ta đánh đồng chủ nghĩa xã hội
với quốc gia, với tổ quốc. Thật ra người ta còn đặt lý tưởng một thế giới đại đồng
còn cao hơn cả tổ quốc, cả đất nước chứ không phải là "như” đâu! Cho nên, nói vậy
chứ thật ra khái niệm đó đâu phải toàn bộ nhân dân chúng ta ai cũng tin theo những
tín điều đó đâu.
Trong giai đoạn này, muốn chấn hưng
được, muốn phát triển được, chúng ta phải có những cải tổ rất sâu sắc, phải có
những thay đổi, phải có định hướng, phải có những lý luận mới.
Ô. Nguyễn Thượng Long.
Tôi
nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta, dù là người quốc gia hay là người cộng sản
thì luôn luôn dành cho tổ quốc một vị trí rất thiêng liêng. Tôi nghĩ rằng mọi
chủ nghĩa, mọi lý tưởng thì đều là hữu hạn. Chỉ có tổ quốc, chỉ có đất nước mới
vĩnh cửu, mới vĩnh hằng, mới trường tồn.
Chủ
nghĩa xã hội đâu đã được tám thập kỷ và bây giờ chúng ta thấy đã khủng hoảng
nghiêm trọng đến như thế. Chỉ còn sót lại một vài nơi trên thế giới này thôi.
Trong đó có Việt Nam.
Cho
nên nếu nói yêu tổ quốc cũng đồng nghĩa như yêu chủ nghĩa xã hội mà chủ nghĩa
xã hội như là một phát hiện chưa ở đâu đạt được cả. Từ ông Các Mác ngày xưa cho
đến những người cộng sản hiện nay thì người ta vẫn hy vọng về một thế giới như
thế. Thế nhưng hiện nay, một thế giới như thế chưa có tiền lệ nào, chưa có hình
mẫu nào.
Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. AFP PHOTO
Hiện
nay có hiện tượng là nhiều trí thức, nhiều thanh niên, sinh viên, học sinh mà lại
không nhớ đến câu "yêu nước nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội” nữa, mà lại cứ lần
lượt phải ra Toà, rồi chấp nhận lao lý thê thảm như vậy thì tôi nghĩ rằng rõ
ràng giữa điều mà chúng ta tuyên truyền, những điều mà chúng ta kêu gọi với thực
tế vẫn có khoảng cách.
Tôi
nghĩ rằng là những người lãnh đạo nhà nước, những người lãnh đạo quốc gia cần
phải nhìn thẳng vào hiện trạng như thế, để chúng ta có các sách lược thì chúng
ta mới có thể đi ra khỏi khủng hoảng. Mới có thể có những tiếng nói chung, đồng
thuận với nhau được. Chứ còn cứ như thế này thì tôi nghĩ rằng rất thất vọng!
Triển vọng...
Giống như nhiều trí thức Việt Nam ở cả
trong lẫn ngoài nước, ông Nguyễn Thượng Long hi vọng Đảng CSVN đặt lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc lên trên hết. Tổ chức đối thoại, tìm tiếng nói chung nhằm
đạt được sự đồng thuận, phát triển quốc gia. Tuy nhiên điều này không dễ.
Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 80
năm ngày thành lập Đảng CSVN,
ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng CSVN, vừa thừa nhận "đầu tư xây dựng đội ngũ
trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”, vừa khẳng định, điều đó nhằm để "nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị”.
Vì sao diện mạo thực thể chính trị đang
tồn tại ở Việt Nam dù đã khác rất xa với lý thuyết về chủ nghĩa xã hội nhưng Đảng
CSVN vẫn cương quyết bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa? Một số người bảo rằng, đó là
bởi điều 4 Hiến pháp cho phép Đảng CSVN duy trì vai trò "lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội”. Bill Hayton thì xem đó như một cơ hội "thoả mãn nhu cầu của số
ít chứ không phải nguyện vọng của số đông”.